Hướng dẫn HS tìm hiểu phần ai

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm 2020-2021 (Trang 106 - 112)

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Hướng dẫn HS tìm hiểu phần ai

- Thái độ cảm phục và niềm thương xót

III. Đọc - hiểu văn bản

3. Phần ai vãn: tình cảm, cảm xúc của tác giả, của nhân dân đương thời đối với

vô hạn của tác giả được thể hiện như thế nào?

(Chú ý ở từ ngữ và giọng điệu của bài văn tế)

+ “Xác phàm vội bỏ” -> xác của những người trần tục (nông dân)

+ “Nào đội gươm hùm treo mộ” (chỉ là người nông dân bình thường không phải là những viễn tưởng ra trận).

- Ngoài nỗi xót thương, tác giả còn thể hiện những suy nghĩ gì về người nghĩa sĩ?

HS thảo luận nhóm theo bàn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc cao cả. Anh(chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định này?

- Khóc cho người chết: Đó là người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc với hoàn cảnh và điều kiện sống. Lòng yêu nước căm thù giặc, là hành động chiến đấu dũng cảm, là quan niệm về chết vẻ vang còn hơn sống nhục nhã.

- Khóc cho cả người sống : Người mẹ mất con, người vợ mất chồng

- Khóc cho cả quê hương đất nước - Nguyện trả thù: “Muôn kiệp nguyện được trả thù kia”

- Tác giả đề cao một quan niệm sống cao đẹp là gì?

người nghĩa sĩ:

- Những thán từ: Ôi !, ôi thôi thôi ! -> Biểu hiện nỗi đau đớn và thương tiếc vô cùng.

-Thái độ của tác giả. : cảm phục, một lòng ngưỡng mộ và trân trọng, vì nghĩa sĩ chỉ là người nông dân đứng lên tự nguyện chiến đấu.

- Thiên nhiên như cũng chia sẻ nỗi đau mất mát với con người. Đến những hình ảnh đầy gợi cảm.

- Tấm lòng thương cảm của nhà văn đọng lại ở hình ảnh ngọn đèn leo lét, nước mắt lưng tròng và cả cái dật dờ của bóng xế.

- Tác giả khẳng định phẩm chất cao đẹp của người nghĩa sĩ: “Sống làm chi … hổ” ->

Đây là phủ nhận lối sống cam chịu đầu hàng, làm tay sai cho giặc để được hưởng bơ thừa sữa cạn, quên cả tổ tiên, truyền thống dân tộc đồng thời khẳng định quan niệm chết vinh còn hơn sống nhục của người nghĩa sĩ nông dân.

- Tiếng khóc Đồ Chiểu hợp thành bởi 3 yếu tố : Nước, Dân, Trời. Đồ Chiểu nhân danh vận nước, nhân danh lich sử mà khóc cho những người anh hùng xả thân cho Tổ Quốc. Tiếng khóc ấy có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại.

- Giọng điệu đa thanh giàu cung bậc tạo nên những câu văn thật vật vã, đớn đau.

4. Phần khốc tận ( kết ).

- Tác giả đề cao quan niệm : Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước.

- Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.

2. Hướng dẫn tổng kết III. Tổng kết

HS trao đổi: Suy nghĩ sau khi học xong bài văn tế?

- Bài văn tế là hình ảnh chân thực về người nông dân Việt Nam chống Pháp với lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng tuyệt vời của người nông dân Nam Bộ trong phong trào chống Pháp cuối XIX.

- Với bài văn tế này lần đầu tiên trong lịch sử VH dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ.

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 3 phút )

* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c

- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày

* Hình thức tổ chức hoa ̣t động: Phát phiếu học tập cho HS Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.

( Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu) 1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên.

2/ Văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp nghệ thuật đó.

3/ Tác giả tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với người nghĩa sĩ trong văn bản trên?

4/ So với người lính thú thời xưa trong ca dao Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa, người nông dân nghĩa sĩ trong văn bản trên có điểm gì khác nhau ?Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) làm rõ sự khác nhau đó.

Trả lời:

1/ Nội dung chính của văn bản trên: Diễn tả giây phút công đồn của người nông dân nghĩa sĩ anh hùng.

2/ Văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật :

- Hệ thống động từ mạnh : đốt,đeo,đạp,xô, xông, liều, đâm, chém, hè, ó...

- Các cụm từ vừa diễn tả tinh thần, khí thế, vừa diễn tả sức mạnh :đạp rào lướt tới-xô cửa xông vào-đâm ngang chém ngược...

- Phép đối được sử dụng đậm đặc : hè trước/ó sau ; nhỏ/to ; ngang/ngược ; trước/sau...

- Ngôn ngữ đậm chất Nam bộ, không sử dụng từ ngữ ước lệ.

Hiệu quả nghệ thuật biện pháp nghệ thuật: tạo nhịp điệu đoạn văn nhanh, mạnh, dứt khoát, sôi nổi, góp phần tái hiện trận công đồn của nghĩa sĩ Cần Giuộc rất khẩn trương, ác liệt, sôi động và đầy hào hứng.

3/Tác giả tỏ thái độ, tình cảm ca ngợi, ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu quả cảm, không ngại gian khổ hi sinh của người nghĩa sĩ trong giây phút sinh tử.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Thấy được sự khác nhau : hình ảnh người lính xưa trong ca dao chỉ chiến đấu cho vua chúa, vì quyền lợi của vua chúa và giai cấp thống trị, bị bắt buộc đi tham gia chiến trận nên mang trong lòng nỗi đau đớn qua tiếng khóc xót xa. Còn người nông dân khoác áo lính trong bài Văn tế chiến đấu với tinh thần tự nguyện, sẵn sàng hi sinh xương máu để đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc.

d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 4 phút )

* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c

- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức

- Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày

* Hình thức tổ chức hoa ̣t động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:

HS làm bài thu hoạch: (một trong những hình thức sau)

- Thử tưởng tượng và vẽ tranh minh họa trận đấu Cần Giuộc hoặc chân dung một nghĩa sĩ, hoặc hình ảnh NĐC đang viết bài văn tế.

- Viết đoạn văn khoảng từ 10 - 15 dòng, trình bày về những vấn đề sau:

+ Từ tác phẩm VTNSCG , em có suy nghĩ gì về công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta ngày hôm nay?

+ Cảm xúc của em về hình tinh thần yêu nước của người nông dân nghĩa sĩ.

+ Tại sao có thể nói , với VTNSCG, lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng bất tử về người nông dân nghĩa sĩ?

+ So với người lính thú thời xưa trong ca dao "Ngang lưng ….Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa, người nông dân nghĩa sĩ trong văn bản trên có điểm gì khác nhau ?

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Vẽ sơ đồ tư duy hoặc grap nội dung bài học

- Chuẩn bị bài tiết sau: Thực hành về thành ngữ, điển cố

+ Xem lại những kiến thức về thành ngữ đã học ở SGK Ngữ Văn 7, sưu tầm một số câu thơ có sử dụng điển cố, thành ngữ

+ Làm bài tập trong SGK

**************************************************

Ngày soạn Ngày dạy

Tiết 22,23:Tiếng việt

THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Thông qua thực hành, ôn luyện và nâng cao những kiến thức về:

- Thành ngữ: là những cụm từ cố định được hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng có sẵn, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chứ nang sử dụng tương đương với từ, nhưng có giá trị hình tượng và biểu cảm rõ rệt.

- Điển cố: là những sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đơi sống văn hoá dân gian, được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể hiện những nội dung tương ứng. Về hình thức, nó ko có hình thức cố định mà được biểu hiện bằng từ, ngữ, hoặc câu nhưng về ý nghĩa thì điển cố có đặc điểm hàm súc, ý vị có giá trị tạo hình và biểu cảm cao.

2. Về kĩ năng:

- Nhận diện thành ngữ, điển cố trong lời nói.

- Cảm nhận và phân tích giá trị biểu hiện và giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn.

- Biết sử dụng thành ngữ điển cố thông dụng khi cần thiết sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt được hiệu quả giao tiếp.

- Sửa lỗi dùng thành ngữ, điển cố.

3. Về thái độ:

- Có ý thức sử dụng thành ngữ điển cố vào thực tế giao tiếp.

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm có sử dụng thành ngữ, điển cố.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thành ngữ, điển cố.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận, sử dụng thành ngữ, điển cố - Năng lực tự học, tạo lập văn bản có sử dụng thành ngữ, điển cố.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập

- Tư liệu tham khảo: Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam (NXB Văn học 2002); Sổ tay điển cố Tiếng Việt (NXB ĐH Quốc gia Hà Nội)

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

+ Xem lại những kiến thức về thành ngữ đã học ở SGK Ngữ Văn 7, sưu tầm một số câu thơ có sử dụng điển cố, thành ngữ

+ Làm bài tập trong SGK III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)

* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

- Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, trình bày một phút

* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng: Cho HS chơi trò chơi "Nhìn hình đoán thành ngữ, điển cố" cho HS đặt câu luôn. (GV chiếu hình ảnh)

Như vậy, chúng ta vừa khởi động với một trò chơi vô cùng lí thú, các em đã đoán được thành ngữ, điển cố và đặt câu với mỗi thành ngữ, điển cố đó. Nhưng đó là những câu nói có thành ngữ, điển cố trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy trong các tác phẩm văn học , tác giả đã sử dụng thành ngữ và điển cố như thế nào, tạo nên những giá trị nghệ thuật ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài Thực hành ....

b. Hoạt động 2: Thực hành. ( 32 phút)

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t dạy ho ̣c

- Mục tiêu: Thông qua thực hành, ôn luyện và nâng cao những kiến thức về thành ngữ, điển cố.

- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.

* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm 2020-2021 (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(362 trang)