Đặc điểm cơ bản của VHVN

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm 2020-2021 (Trang 150 - 158)

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

a. Bộ phận văn học công khai

BỘ PHẬN VĂN HỌC CÔNG KHAI

VĂN HỌC LÃNG MẠN VĂN HỌC HIỆN THỰC Đặc

điểm

- Là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả khát vọng, ước mơ (?) Bất hòa và bất lực trước thực tại

-> Tìm đến thế giới nội tâm, thế giới của mộng ước.

- Coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định “cái tôi” cá nhân, đề cao con người thế tục, quan tâm đến những số phận cá nhân và những quan hệ riêng tư.

- Đề tài: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại tù túng, chật chội, dung tục, tầm thường.

- Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời; đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột.

- Đấu tranh chống áp bức giai cấp, phản ánh mâu thuẫn, xung đột xã hội (kẻ giàu – người nghèo, nhân dân lao động – tầng lớp thống trị).

- Chủ đề thế sự, thái độ phê phán, tinh thần dân chủ, nhân đạo; chú trọng miêu tả, phân tích, lí giải chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua những hình tượng điển hình.

Thành tựu (Kết tinh)

Trào lưu lãng mạn chủ nghĩa kết tinh ở:

- Thơ mới: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính…

- Tự lực văn đoàn: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam

- Truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh.

- Tùy bút, truyện ngắn Nguyễn Tuân.

Trào lưu hiện thực chủ nghĩa kết tinh ở:

- Truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài…

- Tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao…

- Phóng sự: Tam Lang, Vũ Trọng Phụng…

Vai trò (Đóng góp)

- Thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến cổ hủ để giải phóng cá nhân, giảnh quyền hưởng hạnh phúc.

- Làm cho tâm hồn người đọc thêm tinh tế và phong phú, bồi đắp lòng yêu nước (yêu quê hương, quý trọng tiếng mẹ đẻ, tự hào về văn hóa dân tộc, biết buồn đau, tủi nhục trước cảnh mất nước…)

Có sự đóng góp to lớn về mọi mặt (nội dung tư tưởng + nghệ thuật) cho nền văn học hiện đại Việt Nam.

Hạn chế

Ít gắn trực tiếp với đời sống chính trị - xã hội của đất nước, đôi khi sa vào khuynh hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

Chỉ thấy tác động một chiều của hoàn cảnh đối với con người, con người là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh.

MQH Tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau.

-Bộ phận văn học không công khai là bộ phận văn học như thế nào?

b. Bộ phận văn học không công khai

* Thơ văn cách mạng tiêu biểu là thơ văn sáng tác trong tù: là tiếng nói của các chiến sĩ và quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng. Họ coi thơ văn là vũ khí chiến đấu chống kẻ thù, là phương tiện để truyền bá tư tưởng yêu nước và cách mạng:

Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh, Tố Hữu…

- Nội dung: thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn.

- Nhân vật: người chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết sôi trào, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:

+ Tìm ở Mục 3 – Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng những biểu hiện để khẳng định văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ nhanh chóng? Chỉ ra nguyên nhân của tốc độ phát triển ấy.

+ Tóm tắt những thông tin ấy và hoàn thành sơ đồ trong Phiếu học tập số 3.

Sau khi HS trả lời, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.

+ GV yêu cầu HS đọc một số thông tin sau:

(1) Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan nhận định đây là thời kì phát triển vượt bậc, “một năm có thể kể như ba mươi năm của người”.

(2) Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh viết: “…

Trong lịch sử thơ ca Việt Nam… chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”.

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Những nhận định trên đây nói về điều gì? Hãy tìm những thông tin ở mục 3 để khẳng định những nhận định trên là đúng.

Sau khi HS thảo luận và trình bày, GV chốt lại những kiến thức cơ bản.

3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng

- Biểu hiện: số lượng tác giả và tác phẩm; sự hình hành và đổi mới các thể loại; độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu

- Nguyên nhân:

sự thúc bách của thời đại;

sức sống nội tại của nền văn học dân tộc; sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân; văn chương đã thành một nghề để kiếm sống.

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t dạy ho ̣c

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,

* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Điều gì đã làm cho cơ cấu xã hội nước ta đầu thế kỉ XX thay đổi một cách sâu

sắc?

A. Việc đánh mất vai trò một cách nhanh chóng của triều đình nhà Nguyễn.

B. Việc bình định xong nước ta về mặt quân sự của thực dân Pháp.

C. Việc tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. D. Cả A, B và C.

Câu 2: Tại sao việc xuất hiện các giai cấp, tầng lớp xã hội mới ở nước ta lúc bấy giờ lại có tác động đến quá trình hiện đại hoá văn học?

A. Vì nó làm tăng thêm lực lượng độc giả.

B. Vì họ là những người có trình độ hiểu biết sâu sắc về văn học và văn hoá phương Tây.

C. Vì một bộ phận trong số họ sống theo lối mới và có những thị hiếu mới về văn học.

D. Vì họ có tiền để chi cho các hoạt động sinh hoạt văn học và nuôi sống văn học thời bấy giờ.

Câu 3: Tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ có giá trị đầu tiên là gì?

A. Thầy La-ra-rô Phiền.

B. Hoàng Tố Oanh hàm oan.

C. Tố Tâm.

D. Chén thuốc độc.

Câu 4: Hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của hoạt động văn học, làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam.

Nhận định trên đây ứng với giai đoạn nào của quá trình hiện đại hoá nền văn học dân tộc?

A. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1920.

B. Giai đoạn từ 1920 đến 1930.

C. Giai đoạn từ 1930 đến 1945.

d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c

- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.

* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:

- Hãy kể tên một số tác phẩm văn học thuộc hai bộ phận văn học công khai và bất công khai?

- Những thành tựu về nội dung và thể loại

- Tìm và phân tích một tác phẩm thể hiện rõ nét cái tôi cá nhân được nhà văn nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của mình. Từ đó em có nhận xét gì về sự khác nhau trong thi pháp văn học trung đại và văn học hiện đại?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhóm/Tổ/Tên học sinh: Lớp:

Bài học: Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa

Những ĐK để hiện đại hóa văn học

Các giai đoạn hiện đại hóa Giai đoạn 1

(đầu thế kỉ

XX đến

1920)

Giai đoạn 2 (khoảng từ 1920 đến 1930)

Giai đoạn 3 (khoảng từ 1930 đến 1945)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm/Tổ/Tên học sinh: Lớp:

Bài học: Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

BỘ PHẬN VĂN HỌC CÔNG KHAI

VĂN HỌC LÃNG MẠN VĂN HỌC HIỆN THỰC

Đặc điểm Thành tựu (Kết tinh) Vai trò (Đóng góp) Hạn chế

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nhóm/Tổ/Tên học sinh: Lớp:

Bài học: Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

Tốc độ phát triển nhanh chóng của văn học

Biểu hiện Nguyên nhân

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học.

- Chuẩn bị nội dung: thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

**************************************

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 30: VH Sử

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:

- Nhận biết, lí giải và phân tích các thông tin nổi bật trong văn bản như:

+ Tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Các đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản về lịch sử văn học theo đặc trưng của văn bản thông tin.

- Kết nối, vận dụng những kiến thức đã đọc được từ văn bản vào việc đọc hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

3. Về thái độ:

- Coi trọng việc đọc hiểu văn bản thông tin về lịch sử văn học để tích lũy tri thức và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản.

- Có ý thức sử dụng các thông tin về lịch sử văn học trong văn bản “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” vào việc đọc hiểu các tác phẩm văn học.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm hiện đại Việt Nam.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm thuộc nền văn học hiện đại Việt Nam.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những về tác phẩm thuộc nền văn học hiện đại Việt Na

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của về tác phẩm thuộc nền văn học hiện đại Việt Nam.

- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit;

- Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” trong SGK Ngữ văn 11, Tập một.

- Ghi lại các tên các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã học ở THCS; Phân loại các tác phẩm đó theo giai đoạn sáng tác, đề tài, thể loại, khuynh hướng sáng tác.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)

* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút

* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng:

Câu 1: Văn học giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được hình thành bởi mấy bộ phận?

A. Hai bộ phận (Văn học lãng mạn và văn học hiện thực).

B. Hai bộ phận (Văn học công khai và văn học không công khai).

C. Hai bộ phận (Văn học lãng mạn và văn học cách mạng).

D. Ba bộ phận (Văn học lãng mạn, văn học hiện thực và văn học cách mạng).

Câu 2: Trong giai đoạn văn học này, người ta đã căn cứ vào tiêu chí nào để chia văn học thành các bộ phận như đã tìm được ở câu 10?

A. Căn cứ vào thái độ chính trị của người cầm bút.

B. Căn cứ vào nội dung và đề tài phản ánh của mỗi bộ phận văn học.

C. Căn cứ vào thái độ chống phong kiến trong văn học.

D. Cả ba tiêu chí nêu trên.

Câu 3: Dòng văn học này đã: “góp phần làm cho tâm hồn người đọc thêm tinh tế và phong phú, giúp cho họ thêm yêu thương mảnh đất quê hương, quý trọng tiếng mẹ đẻ, tự hào về nền văn hoá lâu đời của dân tộc và biết buồn đau, tủi nhục trước cảnh mất nước…”.

Nhận định trên nói về dòng văn học nào?

A. Văn học hiện thực.

B. Văn học cách mạng.

C. Văn học lãng mạn.

Câu 4: Trong giai đoạn văn học này, thành tựu của các thể loại văn xuôi chủ yếu được kết tinh ở các thể loại:

A. Tiểu thuyết và phóng sự.

B. Truyện ngắn và phóng sự.

C. Truyện ngắn và tuỳ bút.

D. Truyện ngắn và tiểu thuyết.

Câu 5: Thể loại thích hợp nhất với xu hướng văn học lãng mạn là gì?

A. Thơ và các thể kịch B. Thơ và tuỳ bút

C. Các thể văn trữ tình và kịch.

D. Thơ và các thể văn trữ tình.

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t dạy ho ̣c

- Mục tiêu: Nhận biết, lí giải và phân tích các thông tin nổi bật trong văn bản như:

+ Tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Các đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.

* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

1. Hướng dẫn HS tìm hiểu thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 - Hai truyền thống lớn của văn học Việt Nam là gì? Trong thời kì này văn học Việt Nam đóng góp thêm truyền thống gì?

Đến thời kỳ văn học này thể hiện đất nước không gắn với vua. Đất nước là của chung tất cả mọi người

“Dân là dân nước, nước là nước dân” (Phan Bội Châu). Các nhà văn, nhà thơ như Hồ Chí Minh, Tố Hữu và một số cây bút khác thể hiện

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm 2020-2021 (Trang 150 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(362 trang)