Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm 2020-2021 (Trang 158 - 162)

1. Về nội dung tư tưởng.

- Biểu hiện: Yêu nước là một nội dung lớn của văn học Trung đại. Lòng yêu nước gắn liền với ý thức trung quân. Chủ nghĩa tôn quân là tư tưởng bao trùm thời đại. Giai đoạn này chủ nghĩa yêu nước gắn liền với lý tưởng cách mạng vô sản.

- Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới.

+ Quan tâm đến những con người cực khổ, lầm than trong tầng lớp nhân dân dù làm gì ở đâu nhất là dân cày, dân nghèo thành thị (Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao).

+ Khát vọng của mỗi cá nhân, con người, trong đó

Nếu trước đây (văn học Trung đại) anh hùng phải lập công để thành danh “Công danh nam tử còn vương nợ” (Phạm Ngũ Lão) Hoặc

“Đã làm trai sống trong trời đất/

Phải có danh gì với núi sông”

(Nguyễn Công Trứ) thì văn học từ thế kỷ XX đến 1945 quan niệm về người anh hùng có khác. Anh hùng phải thể hiện sức mạnh lay trời, chuyển đất với tư thế chủ động

“Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển rời” (Phan Bội Châu).

“Một nước có anh hùng hay không cũng là do nhân dân trong nước ấy có anh hùng hay không mà thôi”

(Phan Bội Châu sùng bái giai nhân). Với văn thơ cách mạng vô sản thì chủ nghĩa anh hùng kết hợp với chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế cao cả.

(HS đọc SGK)

- Từ “Cùng với thành tựu về nội dung tư tưởng... Đẩy nền văn học phát triển”.

Trao đổi thảo luận nhóm.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm.

+ Nhóm lớn: 3 nhóm + Thời gian: 5phút

- GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ:

nổi nên khát vọng được sống, quyền được làm người tự do hôn nhân.

+ Đề cao phẩm giá tài năng của con người

+ Đấu tranh chống những luật lệ khắt khe của lễ giáo phong kiến và hành vi vô nhân đạo đối với con người (Văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực). Trên lĩnh vực này văn học đã góp phần vào cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ.

- Một biểu hiện mới của tinh thần dân chủ là quan niệm về người anh hùng: người anh hùng từ nhân dân mà ra, có anh hùng vì có nhân dân anh hùng 2. Thành tựu về thể loại và ngôn ngữ

- Văn xuôi.

+ Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời. đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.

+ Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc.

+ Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh.

+ Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình VH phát triển.

- Thơ ca: Là một trong những thành tựu VH lớn nhất thời kì này.

* Bảng so sánh:

TT cổ điển TT hiện đại - Đề tài, cốt truyện: vay

mượn.

- Kể theo trật tự thời gian - Nhân vật: phân tuyến rạch ròi, thể hiện tâm lí theo hành vi bên ngoài

- Chú trọng cốt truyện li kì.

- Tả cảnh, tả người theo lối ước lệ.

- Kết cấu tác phẩm: chương hồ.i

- Kết thúc tác phẩm: Có hậu.

- Lời văn biền ngẫu.

Xoá bỏ những đặc điểm của tiểu thuyết trung đại

Thơ trung đại Thơ hiện đại

+ Nhóm 1 : Các thể loại VH mới xuất hiện ở thời kì này là gì?

+ Nhóm 2: Tiểu thuyết hiện đại khác truyện thơ Nôm thời trung đại như thế nào? Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng cụ thể

+ Nhóm 3: Thơ hiện đại khác thơ thời trung đại như thế nào?

Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng cụ thể

- GV hướng dẫn các nhóm thống nhất ý kiến.

Mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp VH trung đại.

- Phá bỏ các quy phạm chặt chẽ.

- Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.

- Lí luận phê bình.

- Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày.

+ Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, qui phạm nghiêm ngặt của VHTĐ.

🡪 Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó.

- Mở ra một thời kì VH mới: Thời kì VH hiện đại.

2. Hướng dẫn HS tổng kết III. Tổng kết:

- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 có vị trí quan trọng:

* Nó kế thừa tinh hoa của văn học Trung đại suốt mười thế kỉ.

* Nó mở ra thời kì văn học mới - văn học hiện đại có khả năng hội nhập với nền văn học chung của thế giới.

c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t dạy ho ̣c

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,

* Hình thức tổ chức hoạt đô ̣ng: HS thảo luận nhóm theo bàn

Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ. Nó coi con người là trung

tâm của vũ trụ, khẳng định “cái tôi” cá nhân, đề cao con người thế tục, quan tâm đến những số phận cá nhân và những quan hệ riêng tư. Bất hòa nhưng bất lực trước thực tại, văn học lãng mạn tìm cách thoát khỏi thực tại đó bằng cách đi sâu vào thế giới nội tâm, thế giới của mộng ước. Xu hướng văn học này thường tìm đến các đề tài về tình yêu, về thiên nhiên và quá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường. Văn học lãng mạn thường chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những tương phải gay gắt, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người. (Theo Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1. Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3. Giải thích cụm từ “cái tôi” trong đoạn trích trên.

Câu 4. Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy lấy một ví dụ minh họa cho ý kiến sau: “Văn học lãng mạn thường chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những tương phản gay gắt, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người”. Trả lời trong khoảng 10 dòng.

d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t dạy ho ̣c

- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.

* Hình thức tổ chức hoa ̣t động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:

HS sưu tầm những bài viết phê bình văn học về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (đăng trên báo/tạp chí hoặc trong cách sách chuyên khảo) để làm tư liệu học tập.

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài “Ngữ cảnh” :

+ Xem lại bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ + Đọc văn bản, trả lời câu hỏi và bài tập.

*************************************************

Ngày soạn:;

Ngày dạy:

Tiết 31,32: Làm văn

BÀI VIẾT SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA

Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 (từ tuần 1 đến tuần 11), cu ̣ thể:

1. Về kiế n thứ c theo chuẩn KTKN của chương trình:

- Kiểm tra kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Kiểm tra, đánh giá về kiến thức nghị luận văn học.

2. Về kĩ năng theo chuẩn KTKN của chương trình :

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng về nghị luận xã hội để viết bài văn nghị luận văn học.

3. Về thá i độ theo chuẩn KTKN của chương trình:

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc hiểu văn bản và kĩ năng làm bài nghị luận văn học từ đó có ý thức và thái độ đúng đắn trong cuộc sống.

- Tích hợp kĩ năng sống: Thực hành viết bài văn nghị luận để nêu và đề xuất cách giải quyết một vấn đề vể tác giả, tác phẩm văn học, qua đó bày tỏ suy nghĩ và nhận thức của cá nhân.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Tự luận

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 năm 2020-2021 (Trang 158 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(362 trang)