- Đối với người nói ( viết ): Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ...
- Đối với người nghe( đọc ): Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa. mục đích...của lời nói.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 15 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t dạy ho ̣c
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng: HS thảo luận nhóm Nhóm 1:
Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác) hãy phân tích
Bài tập 1:
- Hai câu văn trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cho ta hiểu biết về bối cảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng
những chi tiết được miêu tả trong hai câu "Tiếng phong hạc ....cắn cổ"
dân thể hiện ý chí và căm thù giặc.
Nội dung cụ thể:
+ Hơn mười tháng, người dân phấp phỏng chờ đợi lệnh của quan trên để đánh giặc. Nỗi chờ đợi ấy như trời hạn mong mưa.
+ Ngó thấy kẻ thù (buồm trên tàu địch) và xe cộ đi lại trên đường, người nông dân không nén được lòng căm thù muốn “ăn gan”, “cắn cổ” quân giặc.
Nhóm 2
Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ " Đêm khuya ....với nước non"
Bài tập2
- Hai câu thơ của HXH gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi..
- Câu thơ là sự diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ
- Ngoài sự diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình- của chính tác giả, một người phụ nữ lận đận, trắc trở trong tình duyên
Nhóm 3
Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ? " của Tú Xương
Bài tập 3:
Bài thơ Thương vợ của Tú Xương giúp ta hiểu về bà Tú qua những chi tiết, hình ảnh thơ.
+ Bà Tú đảm đang, quán xuyến, chịu thương chịu khó (qua hình ảnh “Lặn lội thân cò”, “eo xèo mặt nước”.
Thời gian “Quanh năm” suốt tháng. địa điểm “Mom sông” nơi đầu sóng ngọn gió.
Công lao của bà Tú “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Thành ngữ dân gian “Năm nắng mười mưa”
đưa vào thơ càng làm rõ phẩm chất của bà Tú)
+ Ngoài ra còn chú ý về văn cảnh: ông Tú làm thơ về người vợ khi cả hai ông bà đều hiện diện. Cho nên cả bài thơ như một lời tâm sự. Giọng điệu ân tình. Tuy có tiếng chửi văng ra với đời, càng thấm thía thêm lòng yêu thương, kính trọng người vợ hiền tần tảo, đảm đang của mình.
Nhóm 4
- Yếu tố nào trong ngữ cảnh chi phối nội dung của những câu thơ:
Bài tập 4:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Vịnh khoa thi hương là ngữ cảnh để xuất hiện những câu thơ trong bài. Cụ thể là năm 1897, Chính quyền thực dân bắt các sĩ tử Hà Nội xuống thi tại trường thi Nam Định nhà thơ giới thiệu tình cảnh ấy ở hai câu thơ đầu:
"Nhà nước ... trường Hà"
"Lọng cắm ....mụ đầm ra"
“Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
- Sự kiện thứ hai cần lưu ý: Hai vợ chồng toàn quyền Đông Dương Đu-me đến dự lễ xướng danh (gọi tên các sĩ tử)
“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra”
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t dạy ho ̣c
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoa ̣t động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
- Phân tích các tình huống bối cảnh giao tiếp để xác định ngôi của những đại từ được sử dụng trong ví dụ sau:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất,
Nhưng anh gượng đứng lên tì vào xác trực thăng.
Và anh chết trong khi đứng bắn,
Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng - (Lê Anh Xuân)
- Lấy ví dụ trong văn học để thấy hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử tác giả chính là ngữ cảnh ảnh hưởng chi phối nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm.
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị: Bài viết số 3
+ Xem lại kiến thức đọc hiểu văn bản + Kiểu bài nghị luận văn học
*********************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết 38: Đọc văn
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - NGUYỄN TUÂN I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa;
khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo ko khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loa ̣i.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
nội dung và hình thức ngôn ngữ của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
3.Thái độ: Biết trân trọng con người vừa có tài vừa có đức; biết yêu quý và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; tự rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho nhân dân, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực sáng tạo: xác định và hiểu được những ý tưởng mà NT muốn gửi gắm. Trình bày được suy nghĩ của mình trước giá trị cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
- Năng lực hợp tác: HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau qua hđ thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp TV: HS giao tiếp cùng tác giả qua văn bản, nâng cao khả năng sử dụng TV.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ văn học - tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật NT; biết rung động trước cái đẹp và tâm hồn đẹp; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.
II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Tuyển tập Nguyễn Tuân (NXB Văn học 2002); video giới thiệu về Nguyễn Tuân (https://www.youtube.com/watch?v=ic6Vi6sv0nM)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
+ Tìm hiểu về Nguyễn Tuân, nghệ thuật thư pháp, văn bản Cô Tô ngữ văn 6 + Đọc, tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng: GV trình chiếu đoạn văn
"Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kĩnh mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông".
Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuâ ̣t dạy ho ̣c - Mục tiêu:
+ Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài.
+ Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo ko khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: