Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU CHI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
3.2. Thực trạng quản lý thu chi tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên
3.2.3. Thực hiện dự toán
Chấp hành dự toán là khâu tiếp theo trong quy trình quản lý thu chi tài chính.
Trên cơ sở dự toán được giao, TTYT thành phố sẽ tổ chức triển khai thực hiện các
biện pháp cần thiết để hiện thực hóa các khoản thu chi tài chính được ghi trong dự toán ngân sách của Trung tâm.
Hiện nay, tại TTYT thành phố Thái Nguyên, nguồn thu tài chính được hình thành từ hai nguồn sau đây:
-Nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
-Nguồn thu từ các khoản thu phí được khấu trừ, để lại.
Số liệu cụ thể về kết quả thu của Trung tâm trong giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện qua bảng số liệu và hình dưới đây:
Bảng 3.6: Kết quả thu theo nguồn tại TTYT thành phố Thái Nguyên
Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
2018/2017
Chênh lệch 2019/2018
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Tổng 34.245,72 100,00 36.155,83 100,00 39.423,25 100,00 1.910,11 5,58 3.267,42 9,04 Thu từ nguồn NSNN 32.979,90 96,30 34.405,35 95,16 37.486,73 95,09 1.425,45 4,32 3.081,38 8,96 Thu từ hoạt động sự nghiệp 1.207,82 3,53 1.615,48 4,47 1.824,52 4,63 407,66 33,75 209,04 12,94
- BHYT 737,21 61,04 1.038,45 64,28 1.263,11 69,23 301,24 40,86 224,66 21,63
- Viện phí 206,78 17,12 441,97 27,36 500,51 27,43 235,19 113,74 58,54 13,25
- Nguồn phí được khấu
trừ, để lại 235,83 19,53 100,06 6,19 25,9 1,42 (135,77) (57,57) (74,16) (74,12)
Thu khác 58 0,17 135 0,37 112 0,28 77 132,76 (23) (17,04)
(Nguồn: Báo cáo quyết toán của TTYT thành phố Thái Nguyên các năm 2017, 2018, 2019)
Hình 3.3: Cơ cấu nguồn thu của TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng số liệu 3.6)
Có thể thấy rằng, tổng thu từ các nguồn tại TTYT thành phố Thái Nguyên có sự gia tăng qua các năm. Năm 2017 là 34.245,72 triệu đồng, đến năm 2018 con số này tăng 5,58%, tức đạt 36.155,83 triệu đồng. Đến năm 2019, tổng thu tiếp tục tăng 9,04% so với năm 2018, tức đạt 39.423,25 triệu đồng. Cụ thể:
Đối với thu từ nguồn NSNN: Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu của Trung tâm, thu từ nguồn này chiếm đến hơn 95% trong tổng thu và đang có xu hướng giảm dần trong tổng thu. Cụ thể, tỷ trọng của thu từ nguồn NSNN các năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 96,30%, 95,16% và 95,09%.
Mặc dù có sự giảm dần về tỷ trọng trong tổng thu như giá trị số thu từ nguồn NSNN vẫn liên tục tăng qua các năm. Năm 2017, giá trị của số thu từ nguồn này là 32.979,90 triệu đồng, đến năm 2018 tăng lên đạt 34.405,35 triệu đồng và năm 2019 là 37.486,73 triệu đồng. Như vậy có thể thấy, cùng với sự phát triển kinh tế không ngừng của thành phố Thái Nguyên trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thu cho ngân sách thành phố. Do đó, thành phố Thái Nguyên có thêm nguồn lực tài chính để tăng chi đầu tư nhiều hơn cho các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế. TTYT thành phố Thái Nguyên là một trong những đơn vị nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp các ngành, kinh phí NSNN dành cho Trung tâm trong
những năm qua là khá lớn, giúp cho Trung tâm có được nguồn thu đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi của mình.
Đối với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: số thu từ nguồn này có giá trị tăng liên tục qua các năm. Năm 2017, thu từ nguồn này chỉ đạt 1.207,82 triệu đồng nhưng đến năm 2018 đã tăng lên đạt 1.615,48 triệu đồng, tương ứng tăng 33,75%
so với năm 2017. Đến năm 2019, số thu này tiếp tục tăng lên đạt 1.824,52 triệu đồng, tương ứng tăng 12,94% so với năm 2018. Cùng với sự gia tăng về giá trị thì tỷ trọng của nguồn thu này trong tổng thu cũng tăng lên từ 3,53% năm 2017 lên 4,63% năm 2019.
Trong tổng thu từ hoạt động sự nghiệp của TTYT thành phố Thái Nguyên, thu từ BHYT luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm trên 60%), tiếp theo là thu từ viện phí (chiếm trên 20%), còn lại là thu từ nguồn phí được khấu trừ, để lại và từ thu khác.
Cụ thể như sau:
Thu từ BHYT: số thu từ nguồn này có sự gia tăng liên tục về cả giá trị và tỷ trọng qua các năm. Năm 2017, thu BHYT đạt 737,21 triệu đồng (chiếm 61,04%
trong tổng thu hoạt động sự nghiệp). Năm 2018, thu BHYT đạt 1.038,45 triệu đồng (chiếm 64,28%) và năm 2019 đạt 1.263,11 triệu đồng (chiếm 69,23%).
Thu từ Viện phí: số thu từ nguồn này cũng gia tăng liên tục từ 206,78 triệu đồng năm 2017 lên đạt 441,97 triệu đồng năm 2018 và đạt 500,51 triệu đồng năm 2019.
Có thể thấy, số thu từ BHYT và viện phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm và số thu từ các nguồn này đang có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân là tỷ lệ bao phủ BHYT ngày càng tăng, cụ thể, tính đến tháng 08/2019, tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh Thái Nguyên đạt 98,1%
dân số. Với tỷ lệ bao phủ BHYT ngày càng gia tăng khiến cho số lượt KCB BHYT tại các cơ sở KCB BHYT nói chung và tại TTYT thành phố Thái Nguyên tăng lên, nguồn thu từ BHYT cũng tăng lên. Bên cạnh đó, trong những năm qua, để cạnh tranh với các cơ sở KCB khác trên địa bàn, tranh thủ sự quan tâm của Sở Y tế tỉnh, của UBND thành phố, Trung tâm đã chú trọng đầu tư các trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, đồng thời đội ngũ cán bộ, y bác sĩ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng đã khiến cho công tác KCB của Trung tâm ngày càng được nâng lên, thu
hút người dân đến khám và chữa bệnh tại Trung tâm. Đồng thời, Trung tâm cũng đã thực hiện tổ chức thu viện phí đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính tại Trung tâm nhờ đó nguồn thu từ viện phí được quản lý chặt chẽ, số thu từ nguồn này không ngừng gia tăng qua các năm.
Nguồn thu viện phí và BHYT đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống công nhân viên tại trung tâm và các trạm y tế xã. Trên thực tế cho đến nay, qua các năm, trung tâm đã không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển công tác quản lý thu viện phí, BHYT theo hướng thu đúng, thu đủ, nhằm đảm bảo công bằng hiệu quả.
Đối với nguồn thu từ phí được khấu trừ, để lại: Hiện nay, theo quy định của Bộ Tài chính, nguồn thu từ lệ phí thì Trung tâm phải nộp NSNN 100% nhưng đối với các khoản phí Trung tâm được giữ lại một phần để quản lý, sử dụng để đảm bảo cho hoạt động khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh cho người dân. Tuy nhiên có thể thấy, số thu từ nguồn phí được khấu trừ, để lại của Trung tâm còn rất hạn chế. Số liệu trong bảng cho thấy, nguồn phí được khấu trừ, để lại trong năm 2017 là 235,83 triệu đồng (chiếm 19,53% trong tổng thu hoạt động sự nghiệp), đến năm 2018 giảm xuống còn 100,06 triệu đồng (chiếm 6,19%) và năm 2019 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 25,90 triệu đồng (chiếm 1,42%). Như vậy, trong giai đoạn 2017 - 2019, số thu từ nguồn phí được khấu trừ, để lại liên tục giảm cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng thu.
Ngoài ra, trong nguồn thu của Trung tâm còn có nguồn thu từ thu khác. Đây là nguồn thu từ các khoản thu khác như thu từ dịch vụ trông giữ xe, thu từ bán sổ y bạ, giấy khám sức khỏe,…. Tuy nhiên, số thu từ nguồn này còn rất hạn chế và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm.
Nhìn chung, nguồn thu của TTYT thành phố Thái Nguyên vẫn chủ yếu là từ NSNN cấp, mặc dù có sự giảm dần về tỷ trọng trong tổng thu của Trung tâm nhưng giá trị vẫn tăng nhanh qua các năm cho thấy Trung tâm vẫn chủ yếu phụ thuộc vào NSNN. Trong thời gian tới, Trung tâm cần có giải pháp để tăng cường khả năng tự chủ tài chính, giảm bớt sự phụ thuộc vào NSNN.
3.2.3.2. Thực hiệndự toán chi
Thực hiện dự toán là bước thực hiện tiếp theo sau khi lập dự toán, đây là nội dung quan trọng trong quản lý tài chính. Thực chất, thực hiện dự toán chi ngân sách là việc hiện thực hóa các khoản dự toán chi.
Ngay sau khi nhận được quyết định dự toán thu, chi của Sở Y tế Thái Nguyên, phòng Kế toán của Trung tâm xây dựng kế hoạch thu, các nhiệm vụ chi, cân đối thu chi và đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban, bộ phận để thực hiện kế hoạch này. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thực hiện công khai dự toán được Sở Y tế giao tới toàn thể CBVC tại Trung tâm.
Trong QCCTNB của Trung tâm có quy định rõ về nguồn kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ và không tự chủ của Trung tâm. Trong đó, nguồn kinh phí được giao tự chủ bao gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và thu khác chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chi hoạt động thường xuyên của đơn vị.
Nguồn kinh phí được giao nhưng không được tự chủ là nguồn kinh phí được NSNN bố trí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao không mang tính chất thường xuyên như: chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ, kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, nghiên cứu khoa học,…
Kết quả thực hiện chi tài chính của TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.7: Kết quả chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017- 2019
Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị
(Tr.đ)
trọngTỷ (%)
Giá trị (Tr.đ)
trọngTỷ (%)
Giá trị (Tr.đ)
trọngTỷ Chi thường xuyên 3.955,79 11,76 5.257,65 14,85 6.501,92 17,10 (%) Chi không thường
xuyên 29.671,26 88,24 30.152,48 85,15 31.517,77 82,90
Tổng chi 33.627,05 100,00 35.410,13 100,00 38.019,69 100,00 (Nguồn:Báo cáo quyết toán của TTYT thành phố Thái Nguyên
các năm 2017, 2018, 2019 )
Hình 3.4: Cơ cấu chi tài chính tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng số liệu 3.7)
Số liệu trong bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 2017 - 2019 tổng chi của Trung tâm liên tục tăng qua các năm. Năm 2017, tổng chi của Trung tâm là 33.627,05 triệu đồng, đến năm 2018 tổng chi tăng lên đạt 35.410,13 triệu đồng.
Năm 2019, tổng chi của Trung tâm tiếp tục tăng lên đạt 38.019,69 triệu đồng.
Xét về cơ cấu có thể thấy, các khoản chi của Trung tâm chủ yếu là chi không thường xuyên (chiếm trên 80% trong tổng chi), còn lại là chi thường xuyên. Tuy nhiên, tỷ trọng của chi thường xuyên trong tổng chi của Trung tâm đang có xu hướng tăng dần lên. Cụ thể, tỷ trọng của chi thường xuyên trong tổng chi của Trung tâm giai đoạn 2017 - 2019 lần lượt là 11,76%, 14,85% và 17,10%. Ngược lại, tỷ trọng của các khoản chi không thường xuyên trong tổng chi đang dần giảm đi. Cụ thể như sau:
a. Chi thường xuyên
Công tác chấp hành dự toán chi tại TTYT thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2017 - 2019 được thực hiện khá tốt. Dựa trên việc phân bổ dự toán để thực hiện chi cho các mục đích sử dụng theo tỷ lệ tương đối hợp lý. Số liệu về tình hình thực hiện dự toán chi theo mục đích sử dụng tại TTYT thành phố Thái Nguyên được thể hiện qua bảng số liệu và hình dưới đây:
Bảng 3.8: Kết quả chi thường xuyên tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019
Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017
Chênh lệch 2019/2018 Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ lệ (%) Tổng 3.955,79 100 5.257,65 100 6.501,92 100 1.301,86 32,91 1.244,27 23,67 Chi cho con
người 3.028,55 76,56 4.216,64 80,2 5.295,81 81,45 1.188,08 39,23 1.079,18 25,59 Chi quản lý
hành chính 399,93 10,11 491,59 9,35 812,74 12,5 91,66 22,92 321,15 65,33
Chi công tác
chuyên môn 143,60 3,63 114,09 2,17 63,72 0,98 (29,50) (20,55) (50,37) (44,15)
Chi mua sắm,
sửa chữa TSCĐ 383,71 9,7 435,33 8,28 329,65 5,07 51,62 13,45 (105,69) (24,28) (Nguồn: Báo cáo quyết toán của TTYT thành phố Thái Nguyên các năm 2017, 2018, 2019 )
Hình 3.5: Cơ cấu chi thường xuyên tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng số liệu 3.8)
Số liệu trong bảng cho thấy, tổng chi thường xuyên của Trung tâm liên tục tăng qua các năm. Năm 2017, tổng chi thường xuyên là 3.955,79 triệu đồng, đến năm 2018 con số này tăng lên đạt 5.257,65 triệu đồng và năm 2019 tiếp tục tăng lên đạt 6.501,92 triệu đồng.
Xét về cơ cấu của từng nhóm chi trong tổng chi tại TTYT thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019, chi cho con người luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của TTYT thành phố, tiếp theo là chi quản lý hành chính, chi mua sắm sửa chữa TSCĐ và chi quản lý hành chính. Cụ thể:
Chi cho con người là nhóm chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của Trung tâm, luôn chiếm trên 70% tổng chi. Tỷ trọng của nhóm chi này có sự biến động qua các năm, năm 2017 nhóm chi này chiếm 76,56% trong tổng chi, đến năm 2018 tăng lên chiếm 80,20% và năm 2019 chiếm 81,45%. Đây là nhóm chi ảnh hưởng quan trọng tới thu nhập, cuộc sống của CBVC làm việc tại Trung tâm, từ đó ảnh hưởng tới sự cống hiến, chất lượng công việc của CBVC Sự tăng lên về giá trị và tỷ trọng của chi cho con người trong tổng chi của Trung tâm cho thấy Trung tâm ngày càng chú trọng tới yếu tố con người.
Chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi của Trung tâm. Năm 2017, nhóm chi này chiếm 10,11% tổng chi, năm 2018 giảm xuống còn chiếm 9,35% và đến năm 2019 tăng lên chiếm 12,50%. Trong hai năm 2017 và 2018, Trung tâm đã quản lý, sử dụng tương đối tiết kiệm khoản chi này. Tuy nhiên, đến năm 2018 khoản chi này tăng đột biến cả về giá trị và tỷ trọng. Điều này đòi hỏi Trung tâm phải xem xét, kiểm soát chặt chẽ khoản chi này ở mức hợp lý.
Chi công tác chuyên môn: có thể thấy, trong giai đoạn 2017 - 2019, tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn đang có xu hướng giảm dần, từ 3,63% năm 2017, xuống còn 2,17% năm 2018, đặc biệt là năm 2019 khoản chi này chỉ còn chiếm 0,98% trong tổng chi của Trung tâm. Đồng thời với việc đầu tư chi cho con người thì đầu tư chi cho công tác chuyên môn cũng cần được chú trọng. Đây là khoản chi có ảnh hưởng lớn tới chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh. Chi cho công tác chuyên môn bao gồm các khoản như chi mua vật tư, hàng hóa phục vụ công tác khám chữa bệnh, điều trị,… Đây là nhóm chi có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhóm chi này lại đang ngày càng giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Nguyên nhân một phần là do nguồn lực tài chính của trung tâm có hạn trong khi Trung tâm đẩy mạnh chi cho con người và chi quản lý hành chính tăng lên nên không còn nhiều nguồn lực tài chính để chi cho công tác chuyên môn.
Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ: nhóm chi này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi của Trung tâm. Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2019 tỷ trọng của nhóm chi này trong tổng chi của Trung tâm lần lượt là 9,7%, 8,28% và 5,07%. Có thể thấy rằng, TTYT thành phố Thái Nguyên khá chú trọng đầu tư mua sắm, duy trì và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc,… Do xuất phát từ sự hao mòn vô hình và hữu hình của các loại tài sản cùng với nhu cầu hoạt động ngày càng tăng của Trung tâm nên thường phát sinh nhu cầu mua sắm, trang bị, đầu tư thêm máy móc thiết bị hoặc sửa chữa những tài sản đã xuống cấp. Thực tế, trong giai đoạn này, hàng năm Trung tâm đã sửa chữa, duy tu một số tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng như ô tô, thiết bị chuyên dùng, sửa chữa đường điện, cấp thoát nước. Trung tâm cũng đã mua sắm thêm một số tài sản phục vụ công tác chuyên môn.
Như vậy có thể thấy rằng, trong giai đoạn 2017 - 2019, trong cơ cấu chi của Trung tâm cho thấy, Trung tâm đã chú trọng chi cho con người và chi quản lý hành chính mà chưa có sự quan tâm đúng mức cho chi cho công tác chuyên môn trong khi đây là nhóm chi có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng hoạt động của Trung tâm. Trong thời gian tới, Trung tâm cần xem xét, điều chỉnh, cơ cấu lại các nhóm chi cho phù hợp hơn.
Nhóm 1: Chi cho con người
Nhóm chi này bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán khác cho các cá nhân. Khoản chi này nhằm mục đích bù đắp hao phí sức lao động, tạo động lực làm việc cho các cán bộ, bác sĩ, y tá làm việc tại Trung tâm.
Hiện nay, theo QCCTNB của Trung tâm có quy định rõ ràng về các khoản thanh toán cá nhân như sau:
+ Tiền lương:
Được thực hiện theo mức lương tối thiểu chung của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn khác của các ngành y tế.
Người lao động được hợp đồng theo quy định của Pháp luật được hưởng lương hàng tháng theo hệ số của ngành, nghề đào tạo hoặc làm công việc theo mã ngạch được ký kết trong hợp đồng.
+ Phụ cấp lương:
Người lao động tại Trung tâm được hưởng các khoản phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp vượt khung, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp ưu đãi của ngành, phụ cấp đặc thù ngành, phụ cấp y tế thôn bản theo quy định hiện hành.
+ Các khoản đóng góp
BHXH, BHYT, KPCĐ thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước.
• BHTN: Người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1% (lương và phụ cấp chức vụ).