Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Lý luận chung về hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại

1.1.6. Các yếu ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại

1.1.6.1. Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, trong đó bao gồm các yếu tố cụ thể như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất và lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, mức sống của người dân được nâng cao, thu nhập cao hơn và ổn định, do đó nhu cầu về tiêu dùng của dân cư cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn, do vậy, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại phát triển.

Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của dân cư giảm xuống làm cho nhu cầu chi tiêu cũng giảm và như vậy hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Lãi suất: Khi lãi suất trên thị trường tăng lên thì lãi suất cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại cũng tăng cao, làm chi phí về mua sắm tăng lên, nhu cầu chi tiêu của dân cư giảm, ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Lạm phát: Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá. Lúc này người dân không còn thích gửi tiền vào ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

Cụ thể, như năm 2020, dưới sự tác động của dịch Covid 19 trên phạm vị toàn cầu nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã làm cho nền kinh tế của Việt Nam bị tổng thương rất nghiêm trọng, cũng dẫn đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM bị ảnh hưởng rất lớn.

Các chuyên gia tài chính – ngân hàng đánh giá, thị trường nội địa của Việt Nam rất lớn và tiềm năng cao. Tiêu dùng cá nhân rất lớn, tương đương 80% GDP. Do đó, nếu có biện pháp kích cầu trong nước, bao gồm cả tiêu dùng nội địa thì khả năng tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế sẽ nhanh hơn.

Thực tế, tính đến cuối tháng 7-2020, tín dụng toàn hệ thống tăng 3.45%, chưa bằng một nửa mức tăng cùng kỳ năm 2019. Theo Vụ trưởng Tín dụng NHNN Nguyễn Quốc Hùng, tín dụng tiêu dùng, cho vay cá nhân còn tăng trưởng chậm hơn nữa. Thời gian tới, NHNN tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, song mức độ tăng trưởng đến đâu phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Hiện, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân rất yếu trong bối cảnh việc làm bấp bênh, thu nhập giảm do dịch bệnh. Dù vậy, các ngân hàng, công ty tài chính cũng không thể cho vay vô tội vạ, nếu không, nợ xấu sẽ tăng rất nhanh.

Đặng Hà My (2020). “Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng”, Báo thời nay, https://nhandan.com.vn/baothoinay-kinhte/thuc-day-tang-truong-tin-dung-tieu-dung- 613819/, truy cập ngày 17/7/2020.

Môi trường Chính trị - Pháp luật

Chính trị: Môi trường chính trị ổn định, không xảy ra xung đột, đảo chính hay nội chiến sẽ tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, tạo lòng tin cho nhân dân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại mở rộng kinh doanh trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng.

Pháp luật: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu tác động của rất nhiều các văn bản quy định của nhà nước như Luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự… Nếu các văn bản, quy định không rõ ràng chặt chẽ, không đồng bộ sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Bên cạnh đó, pháp luật thiếu tính chặt chẽ đồng bộ cũng gây ra khó khăn cho các tổ chức tín dụng. Trong môi trường pháp luật như vậy, các doanh nghiệp sẽ không yên tâm làm ăn, cắt giảm đầu tư làm nền kinh tế kém phát triển, thu nhập của dân cư giảm làm giảm nhu cầu chi tiêu, dẫn đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, môi trường pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng sẽ khuyến khích các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và tăng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Môi trường văn hoá xã hội

Thói quen tiêu dùng: Có ảnh hưởng rất lớn đến cho vay tiêu dùng, đặc biệt là quyết định của người tiêu dùng. Những thói quen của người dân như tiêu tiền mặt,

không quen thanh toán qua thẻ hay vào siêu thị sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các loại hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Trình độ dân trí: Trình độ dân trí của người dân Việt Nam còn tương đối thấp.

Đây cũng là một trở ngại lớn cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Hiện tại, cho vay tiêu dùng ở nước ta mới chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, nơi mà người dân có trình độ dân trí tương đối cao, còn ở nông thôn thì hầu như không có cho vay tiêu dùng.

Theo số liệu báo cáo của Financial Times, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam chưa sôi động bằng hoạt động của 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Theo đó, chỉ số cho vay tiêu dùng của Việt Nam luôn thấp hơn Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong giai đoạn 2016 - 2018, mặc dù các chỉ số về Thu nhập hộ gia đình và chi tiêu tùy ý tại Việt Nam có xu hướng tăng cao hơn các quốc gia trên. Trong giai đoạn từ quý 1/2016 đến quý 2/2018, chỉ số Thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam tăng cao hơn chỉ số thu nhập của các hộ gia đình tại Thái Lan, Malaysia, Philippines. So sánh với chỉ số của Indonesia, chỉ số này của Việt Nam có giai đoạn thấp hơn, nhưng giai đoạn cuối điều tra, thu nhập các hộ gia đình Việt Nam có xu hướng ngang bằng và thậm chí cao hơn số liệu của nước bạn. Về chỉ số chi tiêu tùy ý, số liệu điều tra trên báo cáo của Financial Times cho thấy, trong 5 quốc gia thuộc ASEAN khi được khảo sát, người dân Việt Nam chỉ tiêu dùng ít hơn người dân tại Malaysia (tại vài thời điểm có xu hướng tiêu dùng ít hơn người dân Indonesia), còn lại luôn có xu hướng chi tiêu nhiều hơn dân cư của Thái Lan và Philippines.

Người Việt Nam chi tiền chủ yếu cho các hàng hóa tiêu dùng như ôtô, đồ gia dụng, điện thoại thông minh, cũng như các hoạt động giải trí như du lịch. Tuy vậy, xét trên tổng số dân, người Việt Nam có xu hướng sử dụng các món vay phục vụ mục đích tiêu dùng ít nhất trong khối 5 nước ASEAN được khảo sát. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam chiếm 19.7% tổng dư nợ nền kinh tế năm 2018 (so với tỷ trọng 21% của Trung Quốc hay 34.6% của 5 quốc gia ASEAN nói trên). Tại thời điểm năm 2018, gần một

nửa cư dân thành thị ở Việt Nam không có khoản nợ nào, trong khi đó, con số này là rất nhỏ ở 4 quốc gia còn lại (chỉ khoảng 20%).

Nguyễn Thị Phương Thảo (2020). “ Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam: Thị trường tiềm năng và đầy cạnh tranh ”, Tạp chí Công Thương, http://tapchicongthuong.vn/bai- viet/cho-vay-tieu-dung-tai-viet-nam-thi-truong-tiem-nang-va-day-canh-tranh-

73262.htm, truy cập ngày 17/7/2020.

Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới và cơ hội thị trường mới. Đây được coi là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy các ngân hàng phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là trong hoạt động cho vay tiêu dùng như công nghệ thẻ, hệ thống máy tính, các phần mềm xử lý nghiệp vụ. .. để giúp ngân hàng giả quyết công việc nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

b. Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những tổ chức tài chính hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các ngân hàng khác, các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân. … Các tổ chức tài chính luôn ghanh đua và dùng mọi biện pháp để tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập thị phần của nhau. Các đối thủ luôn đa dạng hoá kinh doanh, tung sản phẩm mới, các hình thức cho vay tiêu dùng mới để thu hút khách hàng, tạo ra môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các tổ chức tài chính sắp hình thành, hoạt động trong cùng lĩnh vực ngân hàng, như các ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài hay các ngân hàng thương mại cổ phần sắp thành lập…Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có những lợi thế của người đi sau là tránh được những sai lầm mà các ngân hàng đi trước đã mắc phải, do đó cũng góp phần làm cho môi trường cạnh tranh gay gắt hơn.

Hoạt động cho vay tiêu dùng đã chính thức phát triển tại thị trường Việt Nam từ năm 1995, nhưng phát triển mạnh mẽ nhất trong khoảng gần 10 năm trở lại đây (giai đoạn 2010 - 2019). Thị trường cho vay tiêu dùng chứng kiến sự tham gia từ các ngân

hàng thương mại lớn nhỏ trong nước, cho đến các ngân hàng nước ngoài vừa có tiềm lực về tài chính và lịch sử phát triển cũng như khoảng 15 công ty tài chính lớn nhỏ.

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230,000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế Việt Nam; đến cuối năm 2018, dư nợ tín dụng tiêu dùng đã đạt khoảng 1.4 triệu tỷ đồng (gấp 6 lần năm 2012). Trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng tính đến cuối năm 2018, dư nợ của các công ty tài chính tiêu dùng chiếm khoảng 8% (tương đương 110,000 tỷ đồng), còn lại là tín dụng tiêu dùng từ các ngân hàng thương mại (chiếm 88%) và các tổ chức tài chính khác (khoảng 4%). Thông qua đây ta có thể thấy được, thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam có sự tham gia rất quyết liệt của các chủ thể tài chính từ ngân hàng thương mại, đến các công ty tài chính và các tổ chức khác.

Khách hàng

Tư cách đạo đức của khách hàng: Thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng không có thiện chí trả nợ thì ngân hàng cũng khó lòng thu hồi được các khoản cho vay. Khi đó rủi ro mà hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại cho ngân hàng sẽ rất cao, các ngân hàng khó lòng mở rộng cho vay tiêu dùng.

Khả năng tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng quyết định đến khả năng trả nợ tiền vay cho ngân hàng. Một khách hàng có khả năng tài chính tốt sẽ đảm bảo cho khoản cho vay của ngân hàng được an toàn, do khả năng thu hồi nợ cao. Vì vậy, trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng, mức thu nhập, sự ổn định của thu nhập… và nó ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)