Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG

2.3. Đánh giá thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

2.3.2. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2015-2019, OCB đã đạt được những thành tựu phát triển nhất định. Cùng với sự phát triển toàn diện của ngân hàng, cho vay tiêu dùng được xem như là một công cụ quan trọng làm kích cầu tiêu dùng, qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.

OCB đã đi qua thời kỳ sóng gió của nền kinh tế và giai đoạn rất khó khăn của ngành Ngân hàng và là một trong những ngân hàng “về đích” sớm nhất trong tiến trình tái cơ cấu giai đoạn 1 của ngành Ngân hàng. Các chỉ số hoạt động của OCB luôn đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất của NHNN Việt Nam và được đánh giá cao trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu.

Theo báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh năm 2019 của OCB. Kết thúc năm tài chính 2019 với sự bức phá mạnh mẽ từ các mảng hoạt động kinh doanh, OCB đã hoàn thành vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ta từ đầu năm, đạt 3,232 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần gấp rưỡi so với năm 2018. Đây là năm thứ 3 liên tiếp ngân hàng hoàn thành trên 100% kế hoạch lợi nhuận với tốc độ tăng trưởng kép (CARG) từ năm 2016- 2019 đạt trên 88%. Tỷ suất sinh lời tiếp tục cải thiện mạnh mẽ bên cạnh hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) lần lượt trên 2.4% và 26.1%. Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần tăng hơn 30.7% đạt mức khoản 3,264 đồng/cổ phần. Kết quả kinh doanh trên đã đưa OCB vào danh sách các ngân hàng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng gấp đôi mức trung bình ngành trong nhiều năm liên tiếp. Đóng góp cho kết quả trên là sự ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ của các chỉ số quan trọng khác, cụ thể:

Quy mô tổng tài sản ngân hàng đạt 118,235 tỷ đồng, tăng 18.2% so với năm 2018, hoàn thành 99% kế hoạch;

Tổng vốn chủ sở hữu đạt 11,507 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 7,899 tỷ đồng, tăng tương đương so với năm 2018 là 30.8% và 19.7%;

Huy động vốn trên thị trường 1 đạt 85,613 tỷ đồng, tăng 20.3% so với năm 2018, hoàn thành 97% kế hoạch;

Dư nợ tín dụng trên thị trường 1 đạt 72,552 tỷ đồng, tăng 25.5% so với năm 2018, hoàn thành 96.4% kế hoạch;

Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát chặt chẽ nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu năm 2019 của OCB tiếp tục giảm 0.38% so với năm 2018 về mức 1.49%. OCB đã sạch nợ VAMC từ năm 2018;

Năm 2019, OCB tiếp tục kiểm soát tốt chi phí hoạt động trên cơ sở tối ưu hóa chi phí, đầu tư sớm vào công nghệ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho hệ thống đã giúp tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu từ hoạt động (CIR) của OCB giảm còn 37%. Sự cải thiện này cho thấy năng suất lao động của OCB ngày một cao hơn và hiệu quả quản lý chi phí hoạt động ngày càng tốt hơn.

Với những bước chuyển mình quyết đoán và mạnh mẽ trong chiến lược kinh doanh và quản lý vận hành đã từng bước đưa OCB tiến gần hơn với mục tiêu trở

thành một trong những Ngân hàng Bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Nối dài và đóng góp một phần vào hành trình phát triển ấn tượng trong 5 năm qua như trên của OCB, Khối bán lẻ của OCB tiếp tục ghi dấu một năm 2019 nhiều thành tựu với các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng vượt trội, song song với việc các chỉ số quản trị rủi ro được kiểm soát hiệu quả:

- Doanh số huy động đạt 43,015 tỷ, tăng 5,329 tỷ so với năm 2018. Dư nợ cho vay đạt 23,824 tỷ, tăng 5,404 tỷ so với năm 2018;

- Tổng thu thuần đạt mức tăng ấn tượng 72% so với năm 2018, đạt 1,738 tỷ;

- Số lượng khách hàng đạt mốc hơn 1.1 triệu khách hàng;

- Tỷ lệ nợ xấu trong năm ở mức 1.63%, giảm 1.07% so với tỷ lệ 2.7% trong năm 2018;

- Doanh số kênh Bancassurance đạt 207 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2018;

Trong đó, tỷ lệ vay tiêu dùng chiếm khoản 13.5% trong tổng số dư nợ vay của Khối bán lẻ OCB tính đến cuối năm 2019. Cụ thể, dư nợ cho vay tiêu dùng của OCB cũng liên tục tăng trưởng trong các năm vừa qua, năm 2015 dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ đạt ở mức khá khiêm tốn là 707 tỷ, năm 2016 tăng lên 1,099 tỷ, năm 2017 là 1,628 tỷ, thậm chí năm 2018 tăng lên thành 2,210 tỷ nhưng đến năm 2019 mức tăng đột biến lên đến 3,216 tỷ đồng. Mức tăng này đã hơn 4.5 lần so với năm 2015, đây là một con số cực kỳ ấn tượng, cũng đã thể hiện rõ sự tập trung đầu tư và phát triển mảng cho vay tiêu dùng của OCB trong giai đoạn 2015 – 2019.

OCB đang tiếp tục triển khai các sáng kiến cải tiến chiến lược một cách đồng bộ và hiệu quả ở toàn diện các hoạt động kinh doanh, vận hành, nhân sự, công nghệ đến kiểm soát và quản lý rủi ro. OCB không ngừng nâng cấp và tạo ra sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Hệ thống quản trị, điều hành đạt chuẩn quốc tế của OCB ngày càng được củng cố với cơ cấu các Khối kinh doanh được chuyên môn hóa để đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu theo từng đối tượng khách hàng.

Tùy theo khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, OCB có đội ngũ nhân viên phục vụ cùng với các sản phẩm dịch vụ, chính sách ưu đãi riêng. Hệ thống quản

lý rủi ro, kiểm soát và vận hành được tập trung hoá với những mô hình quản lý tiên tiến và quy trình, công nghệ hiện đại.

Đến nay, OCB đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc phát triển cơ sở khách hàng và mạng lưới hoạt động ở những địa bàn trọng điểm trong cả nước. OCB được đánh giá cao với việc xây dựng ngân hàng theo tiêu chuẩn hiện đại và hướng đến các chuẩn mực Quốc tế như chủ động triển khai hệ thống quản trị rủi ro để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, tiếp tục phát triển hệ thống BPM, hợp tác với các tập đoàn quốc tế để tư vấn chiến lược, công nghệ như Microsoft, Gartner...

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)