Sản phẩm cho vay tiêu dùng không có TSĐB (Tín chấp) tại Khối bán lẻ Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG

2.2. Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

2.2.1. Cho vay tiêu dùng của khối Bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

2.2.1.3. Sản phẩm cho vay tiêu dùng không có TSĐB (Tín chấp) tại Khối bán lẻ Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

a. Quy trình, khái niệm và thực trạng

Sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp là dịch vụ cấp tín dụng không có TSĐB dành cho cán bộ nhân viên đang công tác tại các đối tác, công ty có ký hợp đồng hợp tác hoặc chi lương qua OCB.

Số tiền vay: tối thiểu 10 triệu đồng; tối đa 500 triệu đồng.

Thời hạn vay: Tối đa 60 tháng.

Chính từ khái niệm của sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, ta có thể nhận ra được OCB chỉ cấp tín dụng dành cho các đối tác hoặc công ty có ký hợp đồng hợp tác hoặc chi lương qua OCB. Thông qua đây, ta thấy OCB chỉ hạn chế việc cho vay tín chấp ở hạn định một số lượng khách hàng, không giống như một số ngân hàng thương mại hoặc công ty tài chính khác có thể cho vay tín chấp khi khách hàng chi lương qua ngân hàng, thậm chí là tiền mặt. Đây cũng là một trong những cách để OCB hạn chế rủi ro từ sản phẩm cho vay này thông qua việc nắm vững tình hình tài chính khách hàng cũng như có thể chủ động trích thu nợ từ tài khoản chi lương của khách hàng vay tại OCB, điều này thường nêu rõ trong hợp đồng vay.

Từ Bảng 2.3, ta có thể nhận thấy dư nợ của sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp mặc dù đã có sự gia tăng liên tục trong 5 năm qua, từ mức khá khiêm tốn là 30 tỷ đồng tương đương 4.2% trong năm 2015 cho đến năm 2019 là hơn 505 tỷ đồng tương đương 15.7% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng nhưng so với tổng dư nợ toàn khối bán lẻ của OCB là 23,824 tỷ đồng thì tỷ trọng của sản phẩm này còn quán hạn chế, chỉ chiếm khoản 2.12%. Nguyên nhân của vấn đề được nhận định là khẩu vị rủi ro của OCB, cụ thể OCB chỉ cho vay tín chấp đối với nhóm khách hàng đang công tác tại các công ty chi lương hoặc đối tác của OCB. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm đi một nhóm khách hàng tiềm năng của OCB cũng như khiến cho quy trình cho vay sản phẩm này trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Cụ thể để hoàn thành hồ sơ vay hoặc khách hàng vay vốn được, phải tiến hành được khâu ký kết hợp đồng hợp tác hoặc chi lương, đây là một vấn đề rất khó khăn. Quy trình cho vay tín chấp của OCB được thể hiện chi tiết qua Sơ đồ 2.4 sau đây:

Thông qua Sơ đồ 2.4, nhìn chung quy trình cho vay tín chấp của OCB cũng được xây dựng từ quy trình cho vay tiêu dùng chung, nhưng so với quy trình chung sẽ nhiều hơn 1 giai đoạn, tổng cộng sẽ có 9 giai đoạn thực hiện. Và hiện tại, thông qua quá trình công tác cũng như khảo sát các ĐVKD của tác giả, giai đoạn khó khăn và mất nhiều thời gian nhất là giai đoạn 2 - “ Lập và ký kết thỏa thuận hợp tác với đối tác”. Đây chính là một trong điều cần cải thiện nếu OCB muốn đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng trong giai đoạn tiếp theo và có được thêm một lượng khách hàng đầy tiềm năng.

TRÁCH NHIỆM GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH

ĐVKD 1 TIẾP THỊ

ĐVKD GĐV, GĐKV,

TĐV

2 LẬP VÀ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC VỚI ĐỐI TÁC

ĐVKD 3 TIẾP NHẬN HỒ SƠ, HƯỚNG DẪN HỒ SƠ KHÁCH HÀNG

ĐVKD 4 THẨM ĐỊNH, LẬP TỜ TRÌNH TÍN

DỤNG

P PDTD 5 TÁI THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY

ĐVKD

DVTD 6 HOÀN CHỈNH THỦ TỤC CHO VAY

TTXLGDTD DVTD DVKH

7 DUYỆT GIẢI NGÂN

ĐVKD P.QLRRTD

TT.XLN

8 QUẢN LÝ SAU KHI CẤP TÍN DỤNG/THU HỒI NỢ

ĐVKD PHÒNG/BAN

LIÊN QUAN

9 BÁO CÁO TÍN DỤNG, TẤT TOÁN, LƯU TRỮ HỒ SƠ

QUY TRÌNH CHO VAY TÍN CHẤP TẠI ĐỐI TÁC LIÊN KẾT

ĐỒNG Ý

TỪ CHỐI

Sơ đồ 2.4. Quy trình cho vay tín chấp của OCB

b. Sản phẩm tín chấp nổi bật – Top up thế chấp

Khái niệm: Sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp dành cho khách hàng cá nhân đang có khoản vay có TSĐB tại OCB là sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng không có TSĐB với mục đích tiêu dùng cho cá nhân khách hàng hoặc Vợ/chồng/con của khách hàng. Gọi tắt là Top-up thế chấp.

Số tiền vay: tối thiểu 10 triệu đồng; tối đa 200 triệu đồng.

Thời hạn vay: Tối đa 60 tháng.

Điều kiện khoản vay có TSĐB hiện tại của Khách hàng:

- Khoản vay thế chấp đã giải ngân tối thiểu 12 tháng tính từ ngày xuất dữ liệu - Đã thanh toán tối thiểu 20% số tiền giải ngân

- Không có nợ quá hạn từ 3 ngày trở lên tại OCB trong 12 tháng gần nhất Ưu điểm:

- Đây là sản phẩm kết hợp giữa cho vay có TSĐB và cho vay tín chấp, một trong những sản phẩm giúp OCB khai thác tối đa nhu cầu khách hàng.

- Chủ động quy trình cho vay, cấp trước hạn mức cho khách hàng, thủ tục nhanh gọn và rõ ràng.

- Khách hàng có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu khi cần thiết, không cần cung cấp thêm hồ sơ giấy tờ.

- Cá nhân hoặc Vợ/Chồng khách hàng có thể độc lập đứng tên vay.

Nhược điểm:

- Hạn mức cho vay không cao do đây là sản phẩm tín chấp.

- Lãi suất cho vay cao hơn so với khoản vay có TSĐB hiện tại của khách hàng hiện tại nên nhiều khi khách hàng không mặn mà.

- Yêu cầu mua bảo hiểm tín dụng với mức phí khá cao.

- Để khách hàng có thể vay được, phải thỏa mãn nhiều điều kiện của sản phẩm như đã nêu ở trên.

Nhìn chung quy trình cho vay sản phẩm Top – up thế chấp gồm 13 giai đoạn, trong đó quan trọng nhất là giai đoạn xuất dữ liệu và thuyết phục khách hàng đồng ý

TRÁCH NHIỆM GIAI ĐOẠN QUÁ TRÌNH

TT PTSP&TĐB 1

XUẤT DỮ LIỆU KH THỎA ĐIỀU KIỂN VÀ HẠN MỨC TOP - UP ĐƯỢC PHÊ

DUYỆT TRƯỚC

TT PTSP&TĐB 2 THÔNG BÁO CHO KH VÀ ĐVKD

CBKD 3 TƯ VẤN KH

CBKD 4 KIỂM TRA CIC

CBKD 5 THU THẬP HỒ SƠ KH

CBKD 6 THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI ĐVKD

TT TTĐ&PDTD 7 TÁI THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KHOẢN VAY

CBKD 8 KHỞI TẠO YÊU CẦU GIẢI NGÂN

TRÊN BPM

DVTD tại ĐVKD 9 HẠCH TOÁN KHOẢN VAY, SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

TT XLGDTD 10 KIỂM SOÁT CHỨNG TỪ, DUYỆT T24 TRƯỞNG

ĐVKD/TRƯỞNG BP DVKH

11 DUYỆT GIẢI NGÂN

DVKH 12 THU PHÍ BẢO HIỂM TÍN DỤNG VÀ

GIẢI NGÂN

CBKD 13 HOÀN TRẢ HỒ SƠ KH

QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TOP - UP THẾ CHẤP

Sơ đồ 2.5 Quy trình cho vay sản phẩm Top – up thế chấp

vay vốn. So với quy trình cho vay tiêu dùng cho OCB thì ở sản phẩm Top – up thế chấp sẽ nhiều hơn ở 5 giai đoạn/bước, cụ thể ở 5 giai đoạn/bước OCB sẽ chủ động kiểm tra và cấp hạn cho cho các khách hàng vay đủ điều kiện được tham gia sản phẩm vay này. Sản phẩm vay này sẽ giúp khách hàng giải quyết được một số nhu cầu cấp thiết và OCB cũng sẽ chủ động khai thác thêm được nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)