Các giải pháp cụ thể phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG

2.3. Đánh giá thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

3.1.2. Các giải pháp cụ thể phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

Nhằm phát triển hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông giai đoạn 2020-2025, bài viết đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Cán bộ tín dụng cần thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo ngành nghề, giá cả thị trường, thông tin kinh tế kỹ thuật; cần khảo sát thực tế ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh để thực hiện công tác thẩm định chính xác và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần coi trọng việc tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp với khách hàng; khảo sát thực tế nhằm tránh tình trạng bị khách hàng lừa dối đồng thời ngân hàng cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên; Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, giúp cán bộ tín dụng cập nhật và nắm rõ những quy định, quy chế mới được ban hành để họ có kiến thức chuyên môn thật vững vàng;

Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng, phạt phân minh và cụ thể về vật chất để động viên, khuyến khích nhân viên làm việc nhiệt tình, hiệu quả...Hiện tại OCB đã có hệ thống đạo tạo online là E-Learning, tuy nhiên, nên cải thiện hơn nữa ở các nội dung bài giảng cũng như đưa ra các tình huống thực tế nhiều hơn để các cán bộ có thể nắm bắt nhanh chóng các kinh nghiệp và nghiệp vụ.

Hai là, nâng cao chất lượng huy động vốn: Thường xuyên nắm bắt và phản ánh kịp thời diễn biến lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Ngoài đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức chính trị thì ngân hàng cần tổ chức thực hiện tốt việc huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, thông qua

việc vận động mở tài khoản tiền gửi thanh toán, mở rộng hoạt động dịch vụ... Thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, để mở rộng thị phần và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.

Từ đó sẽ có được nguồn vốn đều đặn hơn, mức chi phí tốt hơn dẫn đến lãi suất cho vay có thể hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng.

OCB nên đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi tiền gửi hơn: Ưu đãi cho từng nhóm khách hàng cụ thể (giáo viên, bác sĩ, người cao tuổi…), đưa ra các mức ưu đãi về các khoản tiền gửi lớn, đặc thù.

Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay: Ngân hàng tiếp tục cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay; đồng thời, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay. Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả; quy định rõ ràng về điều kiện, nguyên tắc thẩm định, thời hạn cho vay và thu hồi vốn lãi; quan trọng hơn nữa là nghiên cứu đưa ra các mức lãi suất phù hợp thể thu hút khách hàng...OCB nên đưa thêm các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới, nắm bắt kịp thời xu thế cho vay của thị trường. Các sản phẩm nên thỏa mãn các tiêu chí nhanh, gọn những vẫn đảm bảo đúng quy định và hạn chế rủi rõ.

Bốn là, xây dựng chính sách quản lý nợ hợp lý, hiệu quả: Cán bộ tín dụng phải thường xuyên đến địa bàn kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng, hướng dẫn họ sử dụng vốn đúng mục đích. Thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng, kiểm tra các khách hàng có nguồn thu tiền mặt hoặc nguồn thu qua lương các ngân hàng khác để có hướng giải quyết kịp thời, hạn chế tối đa việc chuyển nợ quá hạn, trường hợp xét thấy khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn phải báo cáo với lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời...Đồng thời, nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng, làm giảm tình trạng cán bộ tín dụng cho vay không đúng quy định của ngân hàng như: vượt hạn mức, không có TSĐB, sử dụng vốn sai mục đích. Thực hiện kiểm tra giám sát toàn diện các mặt, tăng cường kiểm tra các chuyên đề, các lĩnh vực dẫn đến tiêu cực. Nâng cao năng lực, trách

nhiệm của cán bộ kiểm tra, kiểm soát và tự chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của đơn vị.

Năm là, phát triển chiến lược cho vay theo nhóm đối tác lĩnh vực nhất định: Hiện tại OCB đang tập trung cung cấp toàn bộ các dịch vụ, đặc biệt là cho vay tiêu dùng khá nhiều vào các đối tác là trường học – bệnh viện trên cả nước. Nhưng vẫn còn nhiều đối tác có nhiều tiềm năng lớn vẫn còn chưa được khai thác, OCB nên tiếp tục triển khai để cho thể khai thác các kênh và tập đoàn khác như: Các đối tác, tập đoàn nước ngoài, các công ty về may mặc, bất động sản liên kết…

Sáu là, hiện đại hóa công nghệ thông tin: Tận dụng tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại. Ngân hàng cần trang bị và nâng cấp các chương trình phần mềm, xác lập hệ thống thông tin nội bộ, hoàn chỉnh đồng bộ để phục vụ kinh doanh, an toàn và hiệu quả, thuận lợi cho việc cung cấp thông tin kịp thời chính xác giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của ngân hàng một cách tốt nhất. Nâng cấp phần mềm ứng dụng quản lý giao dịch để giúp cho Ngân hàng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng...OCB nên tiếp tục cải thiện và nâng cấp hệ thống BPM để có thể hoàn thiện hơn các nghiệp vụ cũng như các quy trình, ban hành chi tiết quy chế SLA để có thể nâng cao tối đa hiệu quả của hệ thống BPM.

Hoàn thiện hơn nữa hệ thống Thẩm định giá độc lập, các cấp phê duyệt tận trung và tại đơn vị. Đưa ra các hệ thống giám sát phê duyệt, trước và sau giải ngân.

Cụ thể là hệ thống BPM của OCB, cần khắc phục các nhược điểm và hạn chế như đã nêu ở Chương 2.

Bảy là, đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới: Ngân hàng cần mở rộng mạng lưới hoạt động của đơn vị, hướng vào phân khúc khách hàng để chủ động mở rộng thị trường và chiếm thị phần lớn trong quá trình hội nhập. Ngân hàng cũng cần chú trọng trang bị các trang thiết bị hiện đại, ấn tượng đặc trưng riêng đối với ngân hàng; Thay đổi các thiết bị, máy móc đã lỗi thời, lạc hậu bằng máy móc hiện đại để đẩy nhanh tốc độ làm việc của nhân viên, góp phần tiết kiệm thời gian cho khách hàng và Ngân hàng… OCB hiện đã có hơn 200 điểm giao dịch, tuy nhiên tại nhiều

tỉnh thành vẫn chưa có các Chi nhánh/Phòng giao dịch, OCB nên khảo sát và tiến hành triển khai để có thể nắm bắt thị trường sớm.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)