CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG
2.2. Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
2.2.2. Cho vay tiêu dùng của khối Khách hàng đại chúng của tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
2.2.2.1. Khái quát và thực trạng
Khối Khách hàng Đại chúng - Ngân hàng TMCP Phương Đông (Com – B) được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 2014. Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, với định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo cùng với nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, Khối Khách hàng Đại chúng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đạt được những thành tựu bứt phá và dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.
Với đội ngũ hơn 5,000 nhân sự tận tâm với công việc và định hướng đưa công nghệ Fintech vào chiến lược kinh doanh, Khối Com – B tin tưởng rằng thương hiệu Com – B tài chính tiêu dùng OCB sẽ đến gần hơn nữa với nhiều đối tượng Khách hàng trên toàn quốc, mang đến những giải pháp tài chính tiêu dùng tối ưu nhất đến Khách hàng. Lấy Khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động kinh doanh, Com – B tự tin trong lộ trình trở thành một trong năm tổ chức cho vay tài chính tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam trong những năm tới.
Sau 02 năm liền tăng trưởng mạnh về quy mô cho vay (giai đoạn 2017-2018), bước sang năm 2019, khối Com – B đã chuyển đổi lộ trình phát triển kinh doanh sang giai đoạn tập trung đẩy mạnh chất lượng danh mục và quy mô thị trường, duy trì vị trí top đầu trong nhóm các tổ chức tài chính tiêu dùng lớn nhất thị trường Việt Nam. Kết thúc năm 2019, doanh số giải ngân của Com – B đạt hơn 4,700 tỷ đồng, dư nợ tính đến cuối kỳ đạt hơn 5,500 tỷ đồng, tăng trưởng 34% so với năm 2018; Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 330 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018. Mặc dù tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2018 nhưng tỷ suất sinh lời danh mục vẫn được duy trì ở
mức 7.0%; Chất lượng danh mục giải ngân mới trong năm 2019 cải thiện đáng kể khi các tỷ lệ chuyển nợ quá hạn của danh mục mới giảm hơn 40% so với năm 2018 và hơn 50% so với năm 2017.
Năm 2019, khối Com – B đã triển khai thành công mô hình cơ cấu tổ chức mới, tinh gọn bộ máy nhân sự, thực hiện số hóa trong hoạt động kinh doanh như mô hình chấm điểm tín dụng trên cơ sở dữ liệu thay thế, xây dựng hoàn thiện mô hình kinh doanh cho vay online trên nền tảng kỹ thuật số, giảm sự phụ thuộc vào yếu tố con người nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, qua đó hướng tới lộ trình kinh doanh ổn định với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, năm 2019 cũng là năm Com–B đối mặt với không ít khó khăn từ biến động thị trường nhân sự trong ngành tài chính tiêu dùng, mức độ cạnh tranh về nguồn lực lao động có chuyên môn ngày càng cao, cùng với sự cạnh tranh về phân khúc khách hàng đại chúng từ các đối thủ mới gia nhập thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của khối Com-B. Tiếp tục lấy Khách hàng làm trọng tâm, không ngừng cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cung cấp cho Khách hàng, trong năm 2020, khối Com-B của OCB tiếp tục tập trung vào những mục tiêu trọng điểm như sau:
- Duy trì các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ Fintech trong hoạt động cho vay, đồng thời tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa các công cụ chấm điểm theo hành vi và tâm lý học.
- Triển khai các mô hình phê duyệt tự động, tiếp tục cải tiến và số hóa các quy trình nghiệp vụ để rút ngắn thời gian thẩm định, tối ưu hóa chi phí và đơn giản hóa thủ tục cho vay, nâng cao mức độ hài lòng của Khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ tại khối Com-B.
- Mở rộng danh mục sản phẩm, phát triển các chương trình bán hàng mới trên nền tảng kỹ thuật số nhằm tăng trải nghiệm và tăng sự tiện nghi cho Khách hàng.
- Nỗ lực đáp ứng các nhu cầu tài chính tiêu dùng theo cách thức đơn giản và dễ dàng nhất cho Khách hàng, đa dạng hóa các kênh tiếp cận, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay của từng phân khúc Khách hàng mục tiêu và phục vụ tốt hơn nữa đối với nhóm Khách hàng chưa đủ điều kiện tiếp cận được với dịch vụ Ngân hàng.
Một lần nữa, ta có thể thấy, tính đến năm 2019, doanh số giải ngân của khối Com- B là 5,500 tỷ đồng, tăng trưởng gần 23 lần so với năm 2015 là 246 tỷ đồng.
Đây là một con số cực kỳ ấn tượng của Khối Com – B, chỉ trong vòng 5 năm, đã đưa quy mô cho vay tăng gần 23 lần.
Đồng thời, trong 5 năm qua, cũng là cùng với quá trình tăng trưởng nhanh chóng của quy mô cho vay, tuy nhiên khối Com – B cũng đã hoàn thành khá tốt trong việc quản lý chất lượng nợ, cụ thể tỷ nợ xấu liên tục giảm trong các năm sau. Tỷ lệ này ở mức khá cao là 6.56% trong năm 2015, sau đó giảm về 4.37% ở năm 2016, sau đó tiếp tục giảm về mức 2.57% năm 2017, tuy có tăng nhẹ 0.15% lên mức 2.72% ở năm 2018 nhưng đến cuối năm 2019 chỉ còn ở mức 2.34%. Tuy còn ở mức cao so với tỷ lệ nợ quá hạn chung của OCB ở năm 2019 là 1.49%, nhưng ở đây đã cho thấy sự nổ lực trong quản lý chất lượng tín dụng của Khối Com – B, nên nhớ, nhóm khách hàng mà Khối Com – B hướng đến là nhóm khách hàng có nhu thập thấp từ 4 triệu đồng/tháng trở lên, đây là nhóm khách hàng tiềm ẩn khả nhiều rủi ro trong quá trình cấp và thu hồi tín dụng.
2.2.2.2. Đặc điểm nổi bậc của sản phẩm a. Đối tượng khách hàng
- Khách hàng có thu nhập từ lương nhận bằng hình thức tiền mặt/ chuyển khoản (nhân viên văn phòng, công nhân,… ).
- Khách hàng có thu nhập từ tự doanh (chủ shop online, chủ sạp chợ, chủ quán ăn,… ).
- Khách hàng là cán bộ hưu trí.
b. Điều kiện vay vốn dễ dàng
- Công dân Việt Nam đủ 22 đến 55 tuổi.
- Có thu nhập ổn định từ lương hoặc tự kinh doanh.
- Thu nhập trung bình 3 tháng gần nhất từ 4 triệu đồng trở lên.
c. Các ưu điểm vượt trội
- Hạn mức cho vay lên đến 50 triệu đồng.
- Thời hạn vay lên đến 36 tháng.
- Lãi suất cạnh tranh.
- Hồ sơ đơn giản bao gồm: Hình chụp chân dung; CMND/CCCD; Hộ khẩu hoặc Giấy phép lái xe.
- Giải ngân trong vòng 48 giờ làm việc kể từ lúc hồ sơ được duyệt vay
Sản phẩm cho vay của khối Com – B có thể đáp ứng được nhu cầu của khá nhiều phân khúc khách hàng, thậm chí cả nhóm có thu nhập thấp, công nhân người lao động và các nhóm kinh doanh tiểu thương.