CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG
2.1. Giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
2.1.1. Tổng quan quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông giai đoạn 2015 - 2019
2.1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (tên tiếng Anh: Orient Commercial Joint Stock Bank), viết tắt là OCB được thành lập ngày 10/06/1996. Sau 24 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng đã đạt được nhiều thành công trong việc mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng, nâng cao uy tín của ngân hàng. Qua 24 năm không phải con số quá dài, nhưng cũng đủ để khách hàng tin tưởng và coi OCB như một phần tất yếu trong các giao dịch tài chính – ngân hàng.
Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng OCB khoảng 118,000 tỷ đồng.
Ngân hàng có hơn 200 điểm giao dịch để phục vụ khách hàng trên cả nước. Nhất là các khu vực trung tâm và các tỉnh thành là trọng điểm kinh tế trên cả nước.
Những năm gần đây, OCB được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao về uy tín, tốc độ tăng trưởng ổn định và đang tiến gần đến tiêu chuẩn ngân hàng số quốc tế. Các giải thưởng uy tín mà ngân hàng OCB đã nhận được có thể kể đến như:
Năm 2018, OCB nằm trong top 100 thương hiệu Sao vàng đất Việt. Cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thành công nền tảng Omni Channel (ngân hàng hợp kênh) vào các hoạt động của ngân hàng.
Cũng trong năm 2018, tạp chí tài chính quốc tế IFM (International Finance Magazines) công nhận OCB là Ngân hàng đột phá nhất Việt Nam. Đây là danh hiệu được đánh giá dựa trên những thành tựu mà ngân hàng đạt được trong đổi mới, sáng tạo, phát triển trong công nghệ, lấy khách hàng làm trọng tâm.
Đến năm 2019, OCB đã được Moody’s Investors Service – mô ̣t trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro và xếp hạng rủi ro lên mức Ba3. Đây là mức xếp hạng thuộc top cao nhất tại Việt Nam hiện nay.
Tháng 6 năm 2019, ngân hàng OCB tiếp tục được tạp chí IFM trao tặng giải: Ngân hàng số đột phá năm 2019 (Most Innovative Digital Banking Solution) và Ngân hàng số tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2019 (Fastest Growing Digital Bank – Vietnam 2019). Đây là giải thưởng vô cùng danh giá trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là lần thứ hai liên tiếp OCB nhận được giải thưởng này.
Và cũng trong năm 2019, OCB đã xuất sắc đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á – Thái Bình Dương 2019 từ APEA (Asia Pacific Entrepreneurship Awards).
2.1.1.2. Tổng quan quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông giai đoạn 2015 - 2019
a. Hoạt động huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2018 đa ̣t 87,914 tỷ đồng, tăng 11,338 tỷ
đồng (tăng 14.8%) so với năm 2017. Trong đó, huy động thị trường 1 đa ̣t 71,158 tỷ, tăng 10,885 tỷ ( tăng 18.1%) so với cuối năm trước, cao hơn trung bình ngành (15%).
Cơ cấu nguồn vốn của OCB được duy trì theo hướng bền vững, phu ̣c vu ̣ nhu cầu tăng trưởng tín du ̣ng, đầu tư và đáp ứng các tỷ lệ an toàn của NHNN. Kết quả được thể
hiện qua các chỉ số tro ̣ng yếu như: (i) Tỷ lệ LDR đa ̣t ở mức 66.9% (thấp hơn so với quy đi ̣nh NHNN 80%); (ii) Đẩy ma ̣nh huy động vốn trung dài ha ̣n, đưa tỷ lệ nguồn vốn ngắn ha ̣n sử du ̣ng để cho vay trung dài ha ̣n về mức 37.6% (giảm 2.7% so với 2017).
Tính đến 31/12/2019, Tổng nguồn vốn huy động của OCB đạt 103,982 tỷ đồng, tăng 16,068 tỷ đồng, tương đương tăng 18.3% so với năm 2018, trong đó:
Huy động thị trường 1 đạt 85,613 tỷ đồng, tăng 14,445 tỷ đồng, tương đương 20.3% so với cuối năm 2018.
OCB tiếp tục thực hiện các giải pháp để ổn định nguồn vốn theo hướng an toàn và bền vững cũng như tương quan với yêu cầu tăng trưởng dư nợ nhằm đảm bảo duy trì và tuân thủ các tỷ lệ thanh khoản theo đúng quy định của NHNN. Kết quả được thể hiện ở một số chỉ số trọng yếu năm 2019 như: (i) tỷ lệ LDR đạt mức 69.78%; (ii) tỷ lệ
nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn giảm về 36.4%; (iii) tỷ lệ an toàn vốn theo thông tư 41 đạt 11.19% cao hơn nhiều so với quy định.
b. Hoạt động cho vay
Đến 31/12/2018, tổng dư nợ tín dụng thị trường 1 đa ̣t 57,800 tỷ đồng, tăng 9,256 tỷ đồng (tăng 19.1%) so với năm 2017, cao hơn trung bình ngành (14%). Song song vớ i tăng trưởng tín du ̣ng, OCB chú tro ̣ng kiểm soát chất lượng tín du ̣ng, trích lập dự
phòng, tích cực thu hồi nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát tốt ở mức 1.87% (dưới 3% theo kế hoa ̣ch của Đại hội đồng cổ đông năm 2018).
Năm 2019, tổng dư nợ tín dụng thị trường 1 của OCB tăng 25.5%, tương đương tăng 14,752 tỷ đồng so với năm 2018, đạt 72,552 tỷ đồng, cao hơn trung bình ngành (13.65%). Đi cùng tăng trưởng tín dụng ổn định, OCB luôn chú trọng nâng cao chất lượng tài sản, trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tiếp tục dịch chuyển nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và NHNN, chiếm 62% trên tổng dư nợ thị trường 1, kiểm soát chặt tín dụng cho các lĩnh vực có rủi ro cao ở mức dưới 14%
c. Hoạt động di ̣ch vu ̣
Năm 2018, tổng thu thuần ngoài lãi đa ̣t 1,575 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2017; đưa tỷ lệ thu ngoài lãi trên tổng thu thuần đa ̣t 31.4%, tăng 20% so với năm 2017.
OCB đã triển khai nhiều sản phẩm và các chương trình ưu đãi thu hút khách hàng sử du ̣ng di ̣ch vu ̣ của OCB. Nhờ đó, thu thuần từ hoa ̣t động di ̣ch vu ̣ cải thiện đáng kể
đa ̣t 330 tỷ, tăng 75% so với năm 2017. Tăng trưởng ma ̣nh về doanh thu và đặt trọng tâm kiểm soát chi phí hoa ̣t động góp phần đưa tỷ lệ chi phí hoa ̣t động trên tổng thu thuần năm 2018 đa ̣t 37.2% cải thiện ma ̣nh so với năm 2017 (53.1%).
OCB tiếp tu ̣c nâng cấp toàn diện chất lượng di ̣ch vụ ta ̣i các điểm kinh doanh và
các kênh giao di ̣ch trực tuyến. Đẩy ma ̣nh giao di ̣ch trên nền tảng số hóa, đầu tư phát triển đưa OCB OMNI trở thành nền tảng giao di ̣ch hiện đa ̣i, thân thiện với khách hàng.
Trải nghiệm khách hàng OCB OMNI trong năm 2019 tiếp tục gia tăng, cụ thể tổng thu thuần ngoài lãi của OCB tiếp tục gia tăng 59% so với năm 2018, đóng góp trên 37.9%
trên tổng thu thuần năm 2019, tương đương 2,506 tỷ đồng, đây là một con số khá ấn tượng của OCB trong năm 2019.
d. Công tá c xử lý nợ
OCB trong năm 2018 đã tập trung duy trì thực hiện và nâng cao hiệu quả trong công tác quản tri ̣, dự báo nợ, thông qua việc: (i) Hoàn thiện cơ chế, hệ thống chính sách trong công tác xử lý nợ xấu; (ii) Tăng cường cơ chế và hệ thống giám sát ngay sau giải ngân; (iii) Nâng cấp quy trình số hóa xử lý nợ và hệ thống cảnh báo nợ sớm. Từ đó, kết quả công tác xử lý nợ xấu ta ̣i OCB được ghi nhận trong năm qua như sau:
Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 ở mức 1.87% tuân thủ so với quy đi ̣nh NHNN yêu cầu dưới 3%;
Đến quý 4/2018, OCB chính thức tất toán toàn bộ dư nợ xấu đã bán cho VAMC;
Mô hình thu hồi nợ tiếp tu ̣c được nâng cấp đảm bảo sự chỉ đa ̣o, triển khai được xuyên suố t, kết quả thu hồi nợ xấu đến 31/12/2018 đa ̣t hơn 100%, thu lãi treo đa ̣t cao 133% kế hoa ̣ch đề ra.
Thực hiện đúng định hướng và nghiêm tắc tuân thủ các quy định của NHNN (tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%). OCB đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững đi cùng nâng cao chất lượng tài sản, qua đó ngân hàng đã tích cực chuyển dịch dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, giảm tỷ trọng các ngành nghề mức rủi ro cao, triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh, qua đó giảm tỷ nợ xấu về mức 1.49% (giảm 0.38% so với năm 2018). Kết quả thu hồi nợ nợ xấu đến 31/12/2019 đạt 125%, thu lãi treo đạt cao 152% kế hoạch đề ra. Đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng để Moody's tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức Ba3 cho OCB.
2.1.2. Quy mô và doanh thu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông giai đoạn 2015 – 2019
Trong giai đoạn 2015-2019 được Ban Quản trị và Ban Điều hành Ngân hàng thương mại cổ phẩn Phương Đông coi là giai đoạn tăng tốc và phát triển. Tại giai đoạn này, OCB tập trung vào việc phát triển quy mô, tăng nguồn thu trên nền tảng khách hàng đã xây dựng được, định vị thương hiệu, tập trung đầu tư và phát triển các dự án về ngân hàng số, hoàn thành giai đoạn 1 dự án Basel II đối với công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng. Như vậy, các kết quả đạt được của OCB trong hoạt động kinh doanh được thể hiện ở Bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về tài chính của OCB giai đoạn 2015 – 2019 ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 CAGR(%) Tổng tài sản 49,447 63,815 84,353 100,047 118,235 24.35 Tổng huy động 43,911 57,734 76,577 87,914 103,982 24.05 Vốn điều lệ 3,547 4,000 5,000 6,599 7,899 22.16 Vốn chủ sở hữu 4,225 4,716 6,137 8,796 11,507 28.46 Lợi nhuận trước
thuế 267 484 1,022 2,202 3,232 86.48
Cổ tức (%) 4.5 10.0 14.2 20.0 27.7 57.51 EPS (đồng) 597 947 1,687 2,497 3,264 54.12 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.94 1.51 1.48 1.87 1.49
(Nguồn: Báo cáo Quản trị Đại hội đồng Cổ đông OCB thường niên) Như vậy, trong giai đoạn 2015 – 2019, xét về quy mô, OCB đã tăng tổng tài sản ngân hàng từ mức 49.5 nghìn tỷ đồng lên đến hơn 118 nghìn tỷ đồng, tăng gần 240%, đưa vốn điều lệ từ mức 3,547 tỷ đồng lên 7,899 tỷ đồng, tăng 223%; vốn chủ sở hữu từ 4,225 tỷ đồng lên 11,507 tỷ đồng, tăng 272%. Thông qua những con số trên ta thấy được tốc độ phát triển rất nhanh chóng của OCB trong giai đoạn 2015 – 2019.
Đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế tăng từ 267 tỷ đồng năm 2015 lên 3,232 tỷ đồng vào năm 2019, tăng hơn 12 lần, đây là một mức tăng mạnh mẽ của OCB về lợi nhuận trước thuế. Điều này đã tạo nguồn thu đáng kể để tái đầu tư cho ngân hàng cũng như tạo ra dòng cổ tức cao cho cổ đông.
Chất lượng tài sản của OCB ngày càng được cải thiện tốt hơn cùng với việc tiến hành áp dụng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế, nợ xấu duy trì ở mức 1.49%
năm 2019.
Thông qua chỉ số CAGR(%) ở các chỉ số kinh doanh, ta thấy quá trình kinh doanh của OCB trong 5 năm qua vẫn đang tiến hành rất thành công và hứa hẹn một tiềm năng phát triển rất lớn của OCB trong những năm tới.
2.1.3. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông giai đoạn 2015 – 2019
OCB đã khẳng đi ̣nh được vi ̣ thế của mình trên thi ̣ trường tài chính Ngân hàng ta ̣i Việt Nam vớ i tiêu chí: tăng trưởng cao, hiệu quả tốt, chất lượng tài sản tốt được kiểm soát theo chuẩn mực quốc tế. OCB đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong 05 năm qua với lợi nhuận tăng 12 lần thông qua Bảng 2.2:
Bảng 2.2. Lợi nhuận của OCB giai đoạn 2015 - 2019
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Lợi nhuận
trước thuế 267 tỷ
đồng 484 tỷ đồng
1,022 tỷ đồng
2,202 tỷ đồng
3,232 tỷ đồng EPS 597 đồng
/cổ phần
947 đồng /cổ phần
1,687 đồng /cổ phần
2,497 đồng /cổ phần