CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
1.4 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Tiến sỹ Đào Lê Kiều Oanh (2012) trong luận án “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” đã chỉ ra đƣợc vấn đề cần giải quyết trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thông ngân hàng Việt Nam là phải đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng bởi những lợi thế so sánh vốn có của các NHTM Việt Nam đang yếu dần trong quá trình hội nhập. Luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các yếu tố cần thiết cho đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, qua đó cho thấy yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc đa dạng hóa dịch vụ của các NHTM tại Việt Nam là: Môi trường pháp lý; quy mô vốn; công nghệ, nhân lực;
quản lý rủi ro và quản trị điều hành tại mỗi ngân hàng. Luận án cũng đã đƣa ra các giải pháp cần thiết cho quá trình đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng của các NHTM tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, trong đó tập trung nhiều vào những giải pháp ổn định môi trường pháp lý, tăng cường năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngành ngân hàng, đổi mới cách thức quản lý rủi ro và nâng cao năng lực quản trị điều hành tại các NHTM.
Phạm Anh Thủy (2013) trong nghiên cứu ”Phát triên dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã thực hiện nghiên cứu sự phát triển dịch vụ phi tín dụng trên hai khía cạnh là quy mô và chất lƣợng đề thấy đƣợc ƣu điểm và hạn chế trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề ra các giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua lấy ý kiến chuyên gia dùng để điều chỉnh và bồ sung thang đo chất lƣợng dịch vụ phi tín dụng và tác động của nó đến sự hài lòng của khách hàng, dữ liệu sử dụng trong phân tích đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp.
Tô Khánh Toàn (2014) đã có nghiên cứu “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, trong nghiên cứu này lấy trọng tâm là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống và hiện đại, trong đó đối tượng được cung cấp dịch vụ là người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dữ liệu phân tích đƣợc thu thập từ năm 2008 đến năm 2013. Trong nghiên cứu này, quan điểm về dịch vụ ngân hàng đƣợc nghiên cứu theo phạm vỉ rộng bao gồm toàn bộ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đƣợc hiểu là sự gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của tất cả các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân thông qua hệ thống mạng lưới các điểm giao dịch và hệ thống mạng thông tin, điện tử viễn thông. Từ việc phân tích và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng thời căn cứ vào mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 luận án đã đƣa ra 6 nhóm giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank.
Vũ Hồng Thanh (2019) đã có nghiên cứu tổng hợp về xây dựng hệ sinh thái số dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong nghiên cứu này tác giả 03 vấn đề cần quan tâm khi xây dựng hệ sinh thái số là: (i) Định vị bản thân ngân hàng trong hệ thống tài chính hiện đại (trong mối quan hệ với fintech, các công ty công nghệ…); (ii) Những mô hình thực hiện xây dựng hệ sinh thái số dịch vụ ngân hàng bán lẻ; (iii) Các mặt hoạt động ƣu tiên ứng dụng số khi xây dựng hệ sinh thái số dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Và 03 kinh nghiệm cần quan tâm là: (i) Kinh nghiệm về hợp tác với các công ty công nghệ, fintech; (ii) Kinh nghiệm về lựa chọn nhân sự phục vụ xây dựng hệ sinh thái số; (iii) Mức đầu tƣ ngân sách cho công nghệ phục vụ xây dựng hệ sinh thái số.
Nghiên cứu “Top Trends in Retail Banking: 2020” của tổ chức Capgemini (2019), đã đưa ra một số xu hướng chính của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới đó là: (i) Các ngân hàng đang dần bắt đầu triển khai việc cho vay tiêu dùng không bảo đảm thông qua các kênh số; (ii) Các giải pháp blockchain đang đƣợc sử dụng để cải thiện quá trình nhận diện và xác thực khách hàng; (iii) Hệ sinh thái mở trong tương lai sẽ là một đòi hỏi bắt buộc các bên tham gia vào thị trường bán lẻ hợp tác với nhau.
Nghiên cứu “Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đến năm 2020: Cách mạng hay cải cách” của tổ chức Pwc (2020), đƣa ra 06 tác động của làn sóng toàn cầu và 06 ƣu tiên quan trọng đến năm 2020: (i) Phát triển mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm, (ii) Tối ƣu hóa phân phối, (iii) Đơn giản hóa mô hình kinh doanh và vận hành, (iv) Đạt đƣợc lợi thế thông tin, (v) Kích hoạt đổi mới và các khả năng cần thiết để thúc đẩy hoạt động, (vi) Chủ động quản lý rủi ro, quy định và vốn.
Các đề tài nghiên cứu này tập trung phân tích từ khái niệm các loại hình dịch vụ ngân hàng, đến các mô hình phát triển các ngân hàng thương mại trong tương lai với việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào ngân hàng thương mại nói chung hoặc chỉ tiếp cận rời rạc từng khía cạnh nhỏ của dịch vụ ngân hàng bán lẻ (nhƣ tín dụng, phi tín dụng). Tại một số ngân hàng nhƣ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thông, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có một số nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này hay phát triển thị trường cho một số loại dịch vụ như dịch vụ thẻ, thanh toán điện tử. Tuy nhiên chƣa có các công trình nghiên cứu tổng thể việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở cấp độ chi nhánh ngân hàng, cụ thể là trường hợp tại ngân hàng NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ. Do đó, ngoài việc kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây thì đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Thứ nhất là từ các cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, từ dữ liệu thu thấp đƣợc sẽ thực hiện phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ bao gồm hai tiêu chí quan trọng là số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ.
Thứ hai là có đƣợc cái nhìn tổng quan về chất lƣợng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ thông qua đánh giá của khách hàng ở mức độ là ngân hàng cung ứng dịch vụ cấp chi nhánh.
Thứ ba là nghiên cứu sẽ căn cứ vào định hướng phát triển của toàn hệ thống cùng với việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, thông qua việc nghiên cứu về NHTM, các sản phẩm dịch vụ NHBL của ngân hàng thương mại và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ này, cùng với các tiêu chí đánh giá việc phát triển của NHTM nghiên cứu xác định sẽ ứng dụng các chỉ tiêu Mức độ gia tăng doanh số và lợi nhuận cho ngân hàng; Sự gia tăng số lƣợng khách hàng thị phần hoạt động; Sự gia tăng của quy mô dịch vụ cung ứng; Sự gia tăng số lƣợng dịch vụ mới, mức độ đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ NHBL; Hệ thống mạng lưới chi nhánh (phòng giao dịch) và kênh phân phối; Mức độ hài lòng của khách hàng và thương hiệu uy tín của NHTM
để đánh giá sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank Cần Thơ. Trong chương này cũng đã đúc kế được các kinh nghiệm phát triển dịch vụ từ các NHTM trong và ngoài nước nhằm có được định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phù hợp cho Vietcombank Cần Thơ trong tương lai.