Phân loại nợ xấu

Một phần của tài liệu Hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU, XỬ LÝ NỢ XẤU, VÀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

1.1. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU

1.1.2. Phân loại nợ xấu

Theo WB (2006), nợ được phân làm 5 loại tùy thuộc vào thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ, gồm: nợ đạt tiêu chuẩn, nợ cần theo dõi, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ đáng ngờ và nợ mất vốn. Theo đó, nợ xấu được xếp lần lượt vào ba nhóm cuối. Cụ thể:

Nợ đạt tiêu chuẩn: là các khoản nợ không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ, có tài sản được đảm bảo hoàn toàn vằng tiền hoặc tương đương, và quá hạn 90 ngày.

Nợ cần theo dõi: là khoản nợ khi các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn và quá hạn dưới 90 ngày.

Nợ dưới tiêu chuẩn: các nhược điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ, là những khoản nợ đã được thỏa thuận lại và quá hạn từ 90-180 ngày.

Nợ đáng ngờ: Không chắc thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện hiện tại, có khả năng thất thoát và quá hạn từ 180-360 ngày.

Nợ mất vốn: Các khoản vay không thu hồi được và quá hạn hơn 360 ngày.

Tại Việt Nam, quy định phân loại nợ xấu bắt đầu bằng quy chế về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điểu trong quy chế này bằng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, và tiếp sau đó là một loạt các thông tư mới quy định chặt chẽ hơn về các khoản nợ và phân loại các nhốm nợ, điển hình là Thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hay như Thông tư 14/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Theo các quy định này, về cơ bản thì các nhóm nợ xấu tại Việt Nam được phân loại theo phương pháp định lượng như sau:

 Phân loại theo điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung (Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng):

- Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn: Gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn lần đầu; Nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng, Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng, Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng; Nợ trong thời gian thu hồi theo kết luật thanh tra; Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này. Đây cũng là những khoản nợ được cho là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đây là những khoản nợ được cho là có khả năng tổn thất.

- Nhóm 4- Nợ nghi ngờ: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này. Đây là những khoản nợ được cho là có tổn thất cao.

- Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn (gồm nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn trả nợ từ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị quá hạn. Đây là những khoản nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

 Phân loại theo điều 11 (Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính).

-Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cáo. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn cao) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Nợ xấu trong hoạt động tín dụng NHTM là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Nợ xấu nói chung được xem như một dấu hiệu của vấn đề rủi ro tiềm ẩn. Đối với các khách hàng được xếp vào nhóm 3, 4, 5 sẽ rất khó để đi vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Trên thực tế thông tin về lịch

sử tín dụng của khách hàng vay vốn trên hệ thống các ngân hàng và TCTD trên toàn quốc sẽ được hệ thống dữ liệu ghi nhớ trong vòng 3-5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc và lãi.

Với một số ngân hàng và TCTD có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, đặc biệt là các ngân hàng có vốn nước ngoài hoặc chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có khể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào.

Theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, nợ xấu được xác định theo phương pháp định lượng như sau:

(1) Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Nợ gia hạn lần đầu;

- Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận của thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại vào nhóm 3 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Nợ phân loại vào nhóm 3 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc Gia cung cấp;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần đầ còn trong thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

- Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi từ 10 ngày đến 90 ngày.

(2) Nợ nghi ngờ (nhóm 4) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây: chưa thu hồi được trong thời hạn từ

30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của NHNN Việt Nam nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

- Nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 4 theo quy định của NHNN Việt Nam;

- Nợ phân loại vào nhóm 4 theo yêu cầu của NHNN Việt Nam;

- Nợ phân loại vào nhóm 4 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu đã quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ hai còn trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

- Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi từ 91 ngày đến 180 ngày.

(3) Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) bao gồm:

- Nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của NHNN Việt Nam nhưng quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

- Nợ được TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 5 theo quy định của NHNN Việt Nam;

- Nợ phân loại vào nhóm 5 theo yêu cầu của NHNN Việt Nam;

- Nợ phân loại vào nhóm 5 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu đã quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên

nhóm nợ lần thứ hai quá hạn trả nợ theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ ba trở lên còn trong hạn hoặc đã quá hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

- Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi trên 180 ngày;

Một phần của tài liệu Hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)