MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT

3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

3.1.1.Mục tiêu hoạt động

- Tập trung toàn lực thực hiện thành công mục tiêu hoạt động của VAMC được nêu tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2162/QĐ-NHNN ngày 02/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 28/QĐ-NHNN về phê duyệt Đề án Cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022: Đến hết năm 2020 VAMC “hoàn thành về cơ bản xử lý số nợ xấu đã mua (không tính các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống)”.

- Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định về việc thành lập Tổ công tác liên ngành về xử lý nợ xấu của các TCTD. VAMC với tư cách thành viên Tổ công tác liên ngành sẽ tập trung chủ động, tích cực tham gia, tham mưu, đề xuất các vấn đề liên quan để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy hoạt động của Tổ công tác liên ngành được hiệu quả, bảo đảm thực hiện các mục tiêu và nội dung Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

- Đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả công tác mua nợ theo GTTT theo phương án được NHNN phê duyệt; Tiếp tục mua nợ xấu thanh toán bằng TPĐB theo chỉ đạo của NHNN; Triển khai các nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ của VAMC đã được quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP (và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan) như hoạt động bảo lãnh, đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần…trên cơ sở về nguồn lực tài chính, năng lực thực hiện qua VAMC cùng các biện pháp kiểm soát rủi ro, bảo đảm khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tuyệt đối vốn, tài sản của Nhà nước.

- Về hoạt động mua nợ xấu, dự kiến VAMC mua nợ xấu của các TCTD qua các hình thức đạt khoảng 330.000 tỷ đồng dư nợ gốc (tính lũy kế từ năm 2013 đến 2020, trong đó số nợ xấu đã mua đến cuối năm 2019 đã vượt chỉ tiêu là 334.380 tỷ đồng). Năm

2020, VAMC thực hiện mua nợ bằng TPĐB của các TCTD yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống, các TCTD có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% với phạm vi và số lượng nợ xấu theo quyết định của NHNN, dự kiến tối đa 15.000 tỷ đồng tổng mệnh giá TPĐB phát hành và 5.000 tỷ đồng giá mua nợ đối với các khoản nợ mua theo GTTT. Xử lý nợ xấu đạt 50.000 dư nợ gốc.

- Về xử lý nợ: dự kiến VAMC phối hợp cùng TCTD thu hồi nợ (thông qua bán nợ, xử lý TSĐB, qua đôn đốc khách hàng trả nợ…) đạt giá trị khoảng 130.000 tỷ đồng (được tính lũy kế từ năm 2013 đến hết 2020, trong đó tổng giá trị đã thu hồi nợ đến cuối năm 2019 là 253.213 tỷ đồng).

- Về cơ cấu nợ: dự kiến VAMC phối hợp cùng TCTD thực hiện cơ cấu nợ (qua các hình thức như cơ cấu thời hạn trả nợ, điều chỉnh lãi suất và thực hiện miễn, giảm lãi phù hợp) đạt 30.000 tỷ đồng dư nợ gốc (được tính lũy kế từ năm 2013 đến 2020, trong đó đã thực hiện cơ cấu nợ đến cuối năm 2019 được 9.334 tỷ đồng).

VAMC đặt mục tiêu sẽ giải quyết về cơ bản khối lượng nợ xấu 330.000 tỷ (bao gồm cả những khoản nợ được TCTD thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với TPĐB của VAMC) với tỷ lệ thu hồi nợ/dư nợ gốc dự kiên là 40%, trong đó VAMC trực tiếp xử lý bằng các biện pháp nhằm thu hồi nợ đạt khoảng 30% giá trị thu hồi các khoản nợ xấu mua bằng TPĐB.

Phương hướng từ năm 2020 đến năm 2022: Do đến năm 2020, tổng giá trị các khoản nợ xấu mua bằng TPĐB còn lại là 50.000 tỷ nên từ 2020 trở đi, VAMC thực hiện xử lý khối lượng nợ xấu mua bằng TPĐB còn lại và tập trung triển khai việc mua bán và xử lý nợ theo GTTT với kế hoạch dự kiến năm 2021 là 10.000 tỷ, năm 2022 là 10.000 tỷ. Ngoài ra VAMC sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, NHNN giao.

3.1.2.Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động

Triển khai định hướng của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

VAMC có vai trò trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD, có cơ chế đặc thù để đảm bảo xử lý nhanh và hiệu quả nợ xấu trong khuôn khổ các quy định pháp luật. Hoạt động của VAMC phát triển theo hai vai trò, định hướng chính tới năm 2025 như sau:

3.1.2.1. Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận với vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ

thống các TCTD.

- VAMC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp với TCTD duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ).

- VAMC phối hợp với TCTD để triển khai các biện pháp xử lý nợ trong khuôn khổ các quy định pháp luật hiện hành như cơ cấu nợ, bán nợ, bán TSĐB…, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.2.2. Hoạt động với vai trò là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ, khi đã có nền tảng pháp lý cơ bản để thúc đẩy hoạt động hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường.

- VAMC xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để quản lý thông tin các khoản nợ xấu, TSBĐ mà VAMC đã mua bằng TPĐB, mua theo GTTT. Hệ thống công nghệ thông tin cho phép lọc thông tin các khoản nợ, TSBĐ theo nhiều tiêu chí đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có quan tâm. Các nhà đầu tư có thể trực tiếp khai thác thông tin nợ xấu/ TSBĐ trên hệ thống công nghệ thông tin của VAMC theo phân cấp về mức độ chi tiết thông tin.

- Xây dựng kết nối hệ thống công nghệ thông tin với các TCTD để thu thập thông tin về khoản nợ, TSBĐ, phục cụ cho việc theo dõi, quản lý nợ xấu.

- VAMC chủ động tìm kiếm đối tác, các nhà đầu tư để thực hiện tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản trên cơ sở danh mục phân loại xử lý nợ đã thực hiện.

- VAMC mở rộng phạm vi đối tượng mua nợ và các khoản đầu tư để từng bước đóng vai trò trung tâm trong việc cơ cấu lại nợ, xử lý nợ của TCTD, doanh nghiệp.

- Nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về mua bán nợ, khung pháp lý cho việc hình thành, phát triển và quản lý thị trường mua bán nợ.

- VAMC kinh doanh dịch vụ mua bán nợ/TSĐB, môi giới, tư vấn mua bán nợ/TSĐB.

- VAMC kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: là trung tâm cung cấp thông tin về nợ xấu, TSĐB của các khoản nợ xấu đã được đánh giá, phân loại, hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý của tài sản để có thể giao dịch trên thị trường; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát TSĐB có liên quan đến khoản nợ xấu.

- VAMC xử lý nợ xấu của các TCTD với các hình thức:

+ Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp,

vốn cổ phần của khách hàng vay;

+ Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê TSĐB đã được VAMC thu nợ;

+ Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

+ Tổ chức bán đấu giá tài sản;

+ Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD.

Một phần của tài liệu Hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)