CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU, XỬ LÝ NỢ XẤU, VÀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM
1.2. KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
Công ty xử lý tài sản quốc gia của Hoa Kỳ (The Resolution Trust Company in the United States) RTC được thành lập như một cơ quan quản lý mua bán nhanh nợ xấu vào năm 1989 để xử lý các khoản nợ xấu của các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Như một cơ quan nhà nước, RTC có rất nhiều mục tiêu, gồm: Tối đa hoá thu nhập ròng từ việc bán các tài sản được chuyển nhượng; tối thiểu hoá tác động lên các thị trường địa ốc và thị trường tài chính địa phương; tối đa hoá việc tạo ra nhà ở cho các cá nhân có thu nhập thấp. RTC thực hiện việc mua bán và xử lý đối với cả hai loại nợ luân chuyển thông thường và nợ tồn đọng, khó xử lý (Performing and non-performing assets). Kết quả hoạt động của RTC là rất tốt. Tổng số tài sản mà RTC đã xử lý được là 465 tỷ USD bằng 8,5% tổng tài sản trong khu vực tài chính, tương đương 8,5% GDP của Hoa Kỳ năm 1989 (Bonin&Huang 2002). Nguyên nhân tạo ra thành công của RTC là do tổng khối lượng nợ xấu chỉ bằng 3% tổng tài sản tài chính trong giai đoạn khủng hoảng trầm
trọng nhất. Hơn thế nữa, khoảng 50% tài sản là các khoản vay bất động sản và vay cầm cố, 35% là tiền mặt và các loại chứng khoán khác. Vì vậy, nhiều tài sản được chuyển nhượng là rất tốt và dễ dàng bán thông qua việc đóng gói, chứng khoán hoá và đấu giá trên thị trường tài chính phát triển nhất thế giới. RTC chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn và đã hoàn thành sứ mệnh vào năm 1995. Một trong những yếu tố hết sức quan trọng khác tạo ra sự thành công trong quản lý mua bán nợ xấu này là các nhân sự cao cấp của RTC được lấy từ Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (đây là cơ quan có sự hiểu biết rất rõ về vấn đề lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại trong hoạt động tài chính) và đội ngũ nhân viên của họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tổ chức tài chính khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản. Mặt khác, RTC đã dựa vào những nhà thầu tư nhân để đánh giá, quản lý và bán nhiều tài sản. Một cấu trúc quản lý hiệu quả đã cho phép RTC thu hồi 1/3 tài sản được chuyển nhượng, giảm thiểu đáng kể khối lượng nợ phải bán. Mặc dù tỷ lệ thu hồi trên tổng tài sản được chuyển nhượng đạt 86%, nhưng tổng chi phí hoạt động của RTC là 88 tỷ USD, bằng 20% giá trị tài sản được chuyển nhượng và bằng 1,5% GDP năm 1989, có nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động của RTC như: việc tài trợ của chính phủ rời rạc làm gia tăng chi phí xử lý;
việc quản lý mua bán nợ xấu nhanh chóng bị cản trở bởi nhiều mục tiêu không nhất quán đan xen. Tuy có một số khó khăn, trở ngại, nhưng nhìn chung hoạt động của RTC là rất thành công vì đã có những điều kiện rất thuận lợi và những yếu tố cơ bản giúp nó thực hiện được sứ mệnh của mình.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý mua bán nợ xấu của Malaysia
Malaysia là một trong những nước chịu ảnh hưởng trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997. Khi đó, đồng Ringgit (viết tắt là RM) mất đến 50%
giá trị, niềm tin tiêu dùng suy giảm trầm trọng. Nếu như các khoản nợ xấu tại thời kỳ ngay trước khủng hoảng dao động từ 2-3% thì khi khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ nợ xấu tăng lên hai con số, đỉnh điểm vào tháng 8/1998 khi nợ xấu lên đến 11,4%. Đối mặt với khủng hoảng kinh tế, Chính phủ Malaysia buộc phải lập ra 3 tổ chức để giảm nợ xấu, lành mạnh hệ thống tài chính và khôi phục lại đà tăng trưởng, trong đó Công ty Quản lý tài sản (Danaharta) để xử lý nợ xấu là trung tâm của kế hoạch.
Malaysia đã thành lập ra Danaharta (một AMC) vào tháng 6/1998. Mục chính là loại bỏ các khoản nợ xấu ra khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính với mức giá
hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ. Một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng giúp cho Danaharta thành công đó là bởi nó được sự hậu thuẫn đặc biệt từ chính quyền Malaysia. Vào tháng 8/1998, Luật Danaharta ra đời đem lại bộ khung pháp lý rất đặc biệt cho tổ chức này. Đạo luật này cho phép Danaharta những đặc quyền mà không một tổ chức tài chính nào có thể có được trong lịch sử ngành tài chính quốc gia, đó là: (i) Mua lại tài sản của các tổ chức tài chính; (ii) Bổ nhiệm lãnh đạo ở các tổ chức đang nợ; (iii) Có quyền tịch biên những tài sản thế chấp.
Với những ưu tiên này, Danaharta có thể vừa thực hiện cách tiếp cận mềm mỏng cũng như cứng rắn trong việc quản lý mua bán nợ xấu. Thông thường, cách tiếp cận mềm mỏng như cơ cấu lại nợ, thỏa thuận dàn xếp lại nợ được ưa thích hơn và cũng đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do người vay không thể duy trì khả năng trả nợ, Danaharta được phép sử dụng những đặc quyền mà Luật Danaharta đã đề ra.
Danaharta đã hoàn thành với mục tiêu đề ra. Danaharta đã mua 23,1 tỷ RM, tương đương 31,8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đưa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12,4% vào giữa năm 2009. Việc mua bán nợ được thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra. Các tổ chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ cho AMC. Mức chiết khấu bình quân là 57%, tức là các ngân hàng buộc phải chấp nhận mất hơn nửa các khoản nợ. Sau khi thực hiện bán nợ cho AMC, các tổ chức này có thể tập trung vào hoạt động trung gian tài chính của mình.
Về hình thức, Danaharta mua bán nợ với các tổ chức tài chính theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, với bản chất là một cơ quan của Nhà nước nên Danaharta đặt ra một cơ chế xác định giá các khoản nợ khi tổ chức thực hiện như sau:
+ Nợ có đảm bảo: Giá mua được xác định dựa vào giá trị hợp lý (FV) của tài sản thế chấp. Danaharta chỉ chấp nhận các tài sản tài chính là cổ phiếu và bất động sản.
Đối với nợ xấu có tài sản thế chấp là bất động sản (BĐS), FV được tính là 95%
giá trị thị trường của BĐS và được xác định bởi tổ chức định giá độc lập và được cấp phép. Với cổ phiếu niêm yết, giá trị hợp lý phụ thuộc vào khối lượng nắm giữ.
Khi FV cao hơn hoặc bằng với dư nợ gốc cộng nợ lãi, Danaharta mua theo giá của nợ gốc cộng nợ lãi. Còn giá trị hợp lý thấp hơn giá trị của tổng nợ gốc và lãi nhưng cao hơn hoặc bằng giá trị nợ gốc, giá mua là giá trị hợp lý. Nhưng nếu giá trị hợp lý thấp
hơn giá trị nợ gốc, giá mua sẽ là giá trị nợ gốc nhưng Danaharta chỉ trả trước một khoản bằng với FV.
+ Nợ không có đảm bảo: Giá mua được xác định bằng 10% giá trị dư nợ gốc.
+ Các khoản siêu nợ: Là các khoản nợ trên 200 triệu Ringgit và hầu như không có khoản nợ nào được Danaharta mua lại.
Có thể thấy, cách xác định giá trên rất cụ thể và đơn giản nhưng trong nhiều tình huống các tổ chức tài chính có thể không muốn bán nợ xấu. Họ sẽ nhận ra rằng Danaharta không mua lại nợ ở mệnh giá và sẽ chỉ mua ở giá chiết khấu. Để giải quyết vấn đề này, Danaharta đưa ra một cơ chế. Danaharta đề nghị mức chia sẻ các khoản thặng dư từ nợ xấu hồi phục là 80%/20%, áp dụng cho cả nợ đảm bảo và không đảm bảo. Bước thứ hai của Danaharta là quản lý tài sản, bước vô cùng quan trọng vì Danaharta phải cân bằng các mục tiêu: Không trở thành nhà kho (warehouse) của nợ xấu, tối đa hóa giá trị phục hồi, không làm rối loạn thị trường khi bán ra các tài sản, tạo ra lợi nhuận trên vốn. Danaharta thiết lập một cơ chế minh bạch và rõ ràng trong việc quản lý mua bán nợ xấu, chỉ định các chuyên gia quản lý và xem xét các chuyên gia này, cơ chế chào bán mở và được thực hiện bởi các hãng chuyên nghiệp.
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý mua bán nợ xấu của Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước có nền kinh tế thị trường, là một trong những con rồng trong phát triển kinh tế của châu Á những thập kỷ sau của thế kỷ XX. Trong những năm cuối của thế kỷ XX, Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và một số nước trên thế giới. Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành một đạo luật cải tổ chức năng và nhiệm vụ của Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc - Korean Asset Management Corporation (KAMCO), vốn là một công ty quản lý tài sản nợ thuộc ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB), để cho phép công ty này mua – bán nợ xấu của toàn bộ hệ thống tín dụng. Đồng thời, hình thành quỹ công chúng để huy động tiền từ công chúng nhằm thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp và hệ thống tài chính. Cụ thể:
Chính phủ Hàn Quốc đã huy động được 157 nghìn tỷ Won thông qua phát hành trái phiếu của Hiệp hội Bảo hiểm Tiền gửi Hàn Quốc (KDIC) và KAMCO được Chính phủ bảo lãnh. Trong số này, 60 nghìn tỷ Won (38% số tiền huy động được) được sử dụng để bơm vốn thêm vào cho các tổ chức tài chính, 39 nghìn tỷ Won (25% số tiền huy động được) được sử dụng để mua các khoản nợ xấu từ các tổ chức tài chính, 26 nghìn
tỷ Won (17% số tiền huy động được) để trả cho người gửi tiền của các tổ chức tài chính bị vỡ nợ… Khoản tiền 157 nghìn tỷ Won huy động được thu hồi tới 56% thông qua việc bán lại cổ phần của các ngân hàng đã được bơm vốn, giá trị thu hồi được từ xử lý các khoàn nợ xấu và bán các tài sản thế chấp. Số tiền không thu hồi được được chuyển thành khoản nợ của Chính phủ thông qua việc chuyển các trái phiếu thành trái phiếu Chính phủ, tăng phí bảo hiểm tiền gửi, …
KAMCO lựa chọn mua nợ xấu trên cơ sở một số tiêu chí nhất định. Trong số các khoản nợ được xếp loại dưới chuẩn và thấp hơn, các khoản nợ đáp ứng điều kiện để KAMCO mua là các khoản cho vay có khả năng phát mãi, theo đó, các quyền về bảo đảm có thể chuyển nhượng và hiện thực hóa được. KAMCO cũng được giao nhiệm vụ ưu tiên mua các khoản nợ xấu dưới góc độ chính sách công được coi là điều kiện sống còn để phục hồi tổ chức tài chính liên quan, và các khoản nợ xấu có nhiều chủ nợ.
Trong quá trình áp dụng các phương pháp xử lý để tối đa hóa giá trị hồi phục, KAMCO đã tạo điều kiện xây dựng một thị nền tảng nhà đầu tư vững chắc cho một thị trường mới đối với các tài sản có vấn đề, bằng việc đa dạng hóa sản phẩm với các rủi ro khác nhau. Nhiều ngân hàng sau đó đã tiếp nối kinh nghiệm của KAMCO để bán nợ xấu của mình trực tiếp cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các đối tác của KAMCO. Sự thành công trong hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu thông qua phát hành chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản dẫn tới sự phát triển của một thị trường các loại chứng khoán không chỉ bảo đảm bằng tài sản có vấn đề, mà còn cả các tài sản lành mạnh, phát triển mạnh hơn thị trường vốn. Việc phát hành chứng khoán bảo đảm bằng tài sản, với tổng giá trị 6,8 nghìn tỉ Won năm 1999, tăng lên đến 49 nghìn tỉ Won năm 2000, 51 nghìn tỉ Won năm 2001 và 40 nghìn tỉ Won năm 2002. Chứng khoán phát hành bởi tổ chức phi tài chính có trị giá 29 nghìn tỉ Won vào năm 2001, tạo thành 1/3 tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chào bán.
Để các chính sách và kế hoạch được thực hiện hiệu quả, chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị trường nợ xấu. Đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và rõ ràng. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn. Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành những luật thuế đặc biệt, một số đã tỏ ra rất có
hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu được từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO đều được giảm 50% thuế.
1.2.4. Kinh nghiệm quản lý mua bán nợ xấu của Trung Quốc
Bên cạnh việc kiên quyết giảm tỷ lệ nợ xấu, ngân hàng bị hạn chế bán nợ xấu trực tiếp cho nhà đầu tư. Do đó, trong thị trường sơ cấp, các ngân hàng với vai trò là người bán và các Công ty quản lý tài sản là người mua độc quyền. Trên thị trường thứ cấp, các Công ty quản lý tài sản là các nhà cung cấp nợ xấu duy nhất cho bên thứ ba là các nhà đầu tư.
1.2.5. Kinh nghiệm quản lý mua bán nợ xấu của Thái Lan
Ban hành Nghị định riêng cho hoạt động Tamco với mục đích xử lý nhanh nợ xấu của các TDTD. 96% nguồn vốn hoạt động của Tamco đến trái phiếu thời hạn 10 năm do FIDF (Quỹ phát triển các định chế tài chính) bảo lãnh phát hành, 4% còn lại do Chính phủ hỗ trợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua việc nghiên cứu những nội dung cơ bản về khái niệm nợ xấu theo quan điểm của lý thuyết tài chính ngân hàng giúp chúng ta hiểu ta hiểu rõ bản chất của nợ xấu, có một tầm nhìn tổng quan về chủ đề nghiên cứu. Điều này có ý nghĩa lý luận quan trọng, bởi muốn thực hiện tốt nhiệm vụ xử lý nợ xấu trước hết cần phải hiểu chính xác về bản chất của nợ xấu để có hướng đi, giải pháp hiệu quả. Nợ xấu có tác động tiêu cực tới kinh tế vĩ mô và an ninh hệ thống tài chính, do vậy việc xử lý nợ xấu cần sự tham gia từ phía Nhà nước và các tổ chức, thành phần trong nền kinh tế. Các công cụ và phương pháp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu. Việc lựa chọn các công cụ, giải pháp xử lý nợ xấu nào có hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế nước sở tại, nguyên nhân nợ xấu bùng phát và hệ thống cơ sở pháp lý sẵn có.
Nội dung này sẽ được làm rõ thông qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động và hiệu quả xử lý nợ xấu tại VAMC ở chương II.