Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã tạo ra các cơ hội cũng như các thách thức cho các ngân hàng thương mại. Để có thể tồn tại và phát triển trong một thị trường mà ở đó việc cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt, các ngân hàng thương mại buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực … VCB Cần Thơ, chi nhánh không phải là một ngoại lệ. Để có cơ sở thực hiện nghiên cứu, tác giả tiến hành tìm hiểu các lý luận liên quan đến tín dụng, những rủi ro phát sinh khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, khách hàng mất khả năng thanh toán do những nguyên nhân nào, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, có hậu quả gì đối với cả ngân hàng và người vay. Thêm vào đó, theo Thông tư số 39 của Ngân hàng nhà nước có đề cập các vấn đề liên quan đến tín dụng.
Khái niệm tín dụng:
- Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, xuất phát từ nhu cầu cho vay và đi vay của những người thiếu vốn và những người thừa vốn trong cùng một thời điểm đã hình thành nên quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội và trên cơ sở đó hoạt động tín dụng ra đời. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh-có nghĩa là lòng tin, sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn. Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản: (1) Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định và (2) Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn
lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần trăm tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lăi suất.
- Theo giáo trình tín dụng ngân hàng (Hồ Diệu, 2011), tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.
- Theo luật các Tổ chức tín dụng 2010, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Trong hoạt động cấp tín dụng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt là trong mảng TDCN. Trong phạm vi bài nghiên cứu này học viên tập trung phân tích về hoạt động cho vay KHCN.
Ðặc trƣng của tín dụng:
- Cho vay là một phần của hoạt động cấp tín dụng, vì vậy cho vay cũng mang những đặc trưng của hoạt động tín dụng nói chung. Cho vay thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay. Giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người cho vay với lượng giá trị lớn hơn ban đầu, được cấu thành nên từ sự kết hợp của ba yếu tố chính là: lòng tin; thời hạn của quan hệ tín dụng và sự hứa hẹn hoàn trả.
- Yếu tố lòng tin mặc dù là yếu tố vô hình nhưng lại là yếu tố tiền đề để phát sinh quan hệ cho vay. Trong mối quan hệ này “lòng tin” được biểu hiện từ nhiều phía. Nếu người cho vay không tin tưởng vào khả năng hoàn trả của người đi vay thì quan hệ tín dụng có thể không phát sinh và ngược lại, nếu người đi vay cảm
nhận thấy người cho vay không thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng tín dụng, về thời hạn vay, thì quan hệ tín dụng cũng có thể không phát sinh.
- Yếu tố thứ hai cấu thành nên quan hệ cho vay chính là tính thời hạn: quan hệ cho vay chỉ trao đổi quyền sử dụng mà không trao đổi quyền sở hữu như các giao dịch mua bán hàng hóa thông thường. Bên cho vay giao tiền hoặc hàng hóa cho bên đi vay trong một thời gian theo thỏa thuận, sau khi bên đi vay khai thác hết giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, bên đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước ban đầu.
- Mọi khoản vay cũng đều là hàng hoá và vì thế chúng cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Trong hoạt động kinh doanh tín dụng, bên cho vay chỉ bán “giá trị (quyền) sử dụng của khoản vay” chứ không bán “giá trị của khoản vay”, nên sau khi hết thời gian sử dụng theo cam kết, khoản vay đó được hoàn trả về và vẫn giữ nguyên giá trị của nó, phần lợi tức theo thoả thuận nếu có là “giá bán” quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định.
- Cho vay có tính hoàn trả: đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Sau khi kết thúc thời gian theo cam kết ban đầu, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cho bên cho vay vốn tín dụng ban đầu kèm theo một phần lãi như đã thoả thuận. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định mối quan hệ cho vay như hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ…, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Các chủ thể ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả người đi vay và chính ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo Kế hoạch được thỏa thuận với ngân hàng. Các nguyên tắc tín dụng được ngân hàng xây dựng dựa trên bản chất tín dụng của ngân hàng.
Trong việc cấp tín dụng, các ngân hàng xem các nguyên tắc này là cơ sở quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng; Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Điều kiện cấp tín dụng là những yêu cầu của ngân hàng đối với người vay để làm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không cho vay. Khách hàng muốn được ngân hàng cho vay vốn phải có các điều kiện cơ bản sau đây: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật; Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc vào môi trường kinh doanh…
Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng có quy định Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: một là, khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Hai là, nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. Ba là, khách hàng có phương án sử dụng vốn khả thi.
Bốn là, khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ. Cuối cùng, trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều
13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tính hình tài chính minh bạch, lành mạnh.