CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHI N CỨU VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH LOGISTICS
3.3.2 Cơ sở xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến khả năng trả
Từ những thành công của các nghiên cứu trước đây trong việc ứng dụng mô hình hồi quy Binary Logistic trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đối với khách hàng cá nhân, trong luận văn này, tác giả cũng sử dụng mô hình Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Cần Thơ.
Mô hình Binary Logistic để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đối với khách hàng cá nhân có thể được viết dưới dạng:
Yi* = β0 + β1X1i + …+ βkXki + εi
Trong đó Yi* là biến ẩn phản ánh mức độ đảm bảo khả năng trả nợ của khoản vay thứ i, Y* phụ thuộc vào các phản ánh đặc điểm của khách hàng, đặc điểm của khoản vay và các hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng (X). Khi mức độ đảm bảo khả năng trả nợ, Y*, lớn hơn một ngưỡng nhất định, chẳng hạn 0, khoản vay là nợ đủ tiêu chuẩn, khi đó, Y = 1, và ngược lại, khi mức độ đảm bảo khả năng trả nợ đủ thấp, nhỏ hơn 0, khả năng không trả được nợ xảy ra hay Y = 0. Trong đó, Y là biến nhị phân biểu thị sự rủi ro quan sát được của khoản vay.
Yi = 1 là khoản nợ đủ tiêu chuẩn (có khả năng trả nợ đúng hạn/không có rủi ro tín dụng) và 0 nếu khoản nợ xấu (không có khả năng trả nợ đúng hạn/ có rủi ro tín dụng).
Trong luận văn này, các khoản vay được qui ước có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm thuộc nhóm nợ xấu (nhóm 3,4 và 5) và những khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 1 và 2. Các khoản nợ được phân nhóm như trên là phù hợp với Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
- βi là các hệ số ước lượng đo lường sự thay đổi của các xác suất xảy ra rủi ro với sự thay đổi của biến độc lập Xi.
- Xi là các biến độc lập, là các biến đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn.
Mô hình hồi quy Logistic trong luận văn này của tác giả sẽ có dạng:
Y* = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε
Mô hình cụ thể: Pr(KHANANGTRANO = 1|X) = F(β0 + β1KNNGUOIVAY+
β2KHANANGTC+ β3TSDAMBAO+ β4SUDUNGVV+ β5TĐHV + β6THUNHAPHANGTHANG+ β7KTRAGS).
* Kinh nghiệm kinh doanh của người đi vay (X1):
Yếu tố kinh nghiệm phần nào thể hiện được năng lực quản trị, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay. Vì vậy biến kinh nghiệm được lựa chọn để đo lường sự tác động của các yếu tố năng lực, kinh nghiệm kinh doanh đến khả năng trả nợ khi cho vay. Ta thấy rằng những người có kinh nghiệm thường đạt kết quả tốt hơn những người ít kinh nghiệm dù là thực hiện công việc gì.
Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), yếu tố kinh nghiệm của người vay có mối quan hệ nghịch với rủi ro tín dụng, nghĩa là người vay càng có kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh tạo ra thu nhập trả nợ thì rủi ro tín dụng càng thấp, thì khả năng trả nợ của khách hàng càng cao.
Tuy nhiên cần lưu ý trong việc xây dựng biến này, đối với những khách hàng cá nhân có mục đích vay là vay tiêu dùng và nguồn thu nhập trả nợ vay là lương hàng tháng thì kinh nghiệm kinh doanh của người đi vay sẽ là 0 năm, chỉ những trường hợp khách hàng vay có nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì mới xác định số năm kinh nghiệm.
Giả thuyết 1: Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay có tác động thuận chiều đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Ngân hàng TMCP VCB Cần Thơ.
* Khả năng tài chính của khách hàng đi vay (X2):
Khả năng tài chính của khách hàng đi vay là số vốn tự có trong dự án hay một khoản vay/Tổng vốn của dự án hay tổng nhu cầu của một khoản vay của khách hàng, có mối tương quan thuận với xác suất xảy ra khả năng trả nợ của khoản vay đó. Nói một cách khác, nếu vốn tự có của người vay trong dự án/nhu cầu một
khoản vay càng lớn thì khả năng xảy ra nợ xấu/ rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Khi vốn tự có của người vay tham gia vào dự án càng lớn thì bên cạnh việc chi phí phải trả cho phần vốn vay thấp họ còn đầu tư thời gian và sự quan tâm nhiều hơn đến dự án, nên dự án sẽ dễ thành công hơn và như vậy rủi ro sẽ thấp hơn (De Lis, Pagés, & Saurina, 2001).
Theo Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) thì khả năng tài chính của người vay được đo lường bằng tỷ số giữa vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án trên tổng vốn đầu tư của dự án vay vốn.
Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết 2: Khả năng tài chính của người vay tác động thuận chiều đến khả năng trả nợ tại Ngân hàng TMCP VCB Cần Thơ.
* Tài sản đảm bảo nợ vay (X3):
Đây là biến phần nào đo lường được tiềm lực tài chính của khách hàng vay.
Khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ chắc chắn hơn và khả năng thu hồi cao hơn vì lúc đó người vay bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng, khách hàng có áp lực để trả nợ để giữ tài sản của mình. Bên cạnh đó, khi người vay có tài sản đảm bảo (hoặc người thân dùng tài sản để bảo lãnh) cũng thể hiện được rằng tiềm lực tài chính và quá trình tích lũy tài chính của khách hàng ở mức độ nào. Biến tài sản đảm bảo được đo lường bằng tỷ số giữa số tiền vay và giá trị tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các khoản vay bắt buộc phải có tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay trung bình tương đương không quá 80% giá trị tài sản đảm bảo, ngoại trừ những khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và phương án kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, thực trạng cho vay với tỉ lệ tài sản đảm bảo như trên ảnh hưởng không nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó khuyến nghị các ngân hàng khi cho vay không nên phụ thuộc quá nhiều vào tài sản đảm bảo mà nên quan tâm đến những yếu tố khác như đã phân tích ở trên (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011).
Đồng thời, việc định lượng như trên chỉ mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào loại tài sản bảo đảm thuộc nhóm nào. Nếu tài sản đảm bảo là số dư tài khoản, sổ tiết kiệm thì tỷ lệ cho vay có thể lên 100% nhưng vẫn an toàn. Nếu tài sản đảm bảo là bất động sản thì tỷ lệ cho vay là 80% - 85% vẫn là an toàn và trong đó lại tùy thuộc vào bất động sản là đất ở - nhà ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh hay đất hỗn hợp, … Nếu tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, hàng tồn kho, khoản phải thu, tín chấp thì tỷ lệ cho vay ở mức 80% - 85% là hoàn toàn không an toàn.
Vì thế trong nghiên cứu này tác giả muốn lưu ý thêm về loại tài sản đảm bảo để có sự điều chỉnh tỷ lệ cho vay đối với khách hàng vay có tài sản thế chấp là hàng tồn kho, khoản phải thu, tín chấp trong mẫu nghiên cứu.
Nghiên cứu của Dash và Kabra (2010) cũng đã tìm thấy quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và nợ xấu.
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đề cập đến sự chấp thuận rủi ro của các ngân hàng đối với các khoản nợ xấu. Nguyên nhân là các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao có thể dẫn tới các khoản nợ xấu cao hơn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái.
Nghiên cứu của Ahmad (2004) cho thấy tài sản đảm bảo có tính rủi ro càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao.
Giả thuyết 3: Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Ngân hàng TMCP VCB Cần Thơ.
* Sử dụng vốn vay (X
4):
Khi cấp bất kỳ một khoản tín dụng nào, ngân hàng đều quan tâm đến việc sử dụng vốn vay có đúng với phương án, dự án của khách hàng đề ra không. Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích có thể sẽ dẫn đến khả năng trả nợ/rủi ro tín dụng của khách hàng cho ngân hàng (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011).
Giải thuyết 4: Sử dụng vốn đúng mục đích tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Ngân hàng TMCP VCB Cần Thơ.
* Trình độ học vấn của khách hàng đi vay (X
5):
Trình độ học vấn của khách hàng đi vay được xác định tỷ lệ thuận với khả năng trả nợ vay của khách hàng cho ngân hàng. Trình độ học vấn càng cao có thể được tin rằng khách hàng đi vay càng dễ tiếp cận nguồn thông tin vay vốn, kịp thời tiếp cận với những khoa học kỹ thuật, tính toán hiệu quả các khoản vay nên dự án/
khoản đi vay sẽ dễ thành công hơn và như vậy, để tạo ra thu nhập cao và ổn định hơn là các khách hàng có trình độ học vấn thấp theo như nghiên cứu của Trường Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011). Đồng thời, khách hàng vay vốn có trình độ học vấn cao, thường có thiện chí trả nợ cao hơn và trách nhiệm hơn với khoản vay của monhf, nghiên cứu của David (2013) cũng ủng hộ quan điểm này.
Giả thuyết 5: Trình độ học vấn của khách hàng đi vay tác động cùng chiều đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Ngân hàng TMCP VCB Cần Thơ.
* Thu nhập hàng tháng của người vay (X
6):
Thu nhập: Thu nhập của người đi vay được coi là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn tiếp cận khoản vay, đặc biệt là đối với những khoản vay tín chấp. Đây được coi là một yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tương lai của người vay. Đó cũng thể hiện năng lực tài chính của người đi vay, là một trong những thông tin quan trọng mà Tổ chức tín dụng dùng để thẩm định khách hàng vay, chọn lọc khách hàng tốt có khả năng hoàn trả lãi gốc sau khi vay.
Về phía ngân hàng cho vay sẽ quan tâm đến các thông tin liên quan đến khả năng tài chính của khách hàng cá nhân như mức lương, thưởng và các thu nhập khác có liên quan của người vay hàng tháng tại thời điểm trước khi vay, trong khi cho vay và sau khi nhận tiền vay. Mức độ ổn định của thu nhập hàng tháng của người đi vay cũng là mối quan tâm của ngân hàng. Bởi lẽ thu nhập hàng thàng của người vay là nguồn tài chính để khách hàng thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng, thanh toán các
khoản gốc lãi vay đến hạn định kỳ hàng tháng, hàng quý đối với ngân hàng. Cho nên, tác giả kỳ vọng yếu tố này có ảnh hưởng thuận chiều đến khả năng trả nợ của người vay. Thu nhập của người vay càng cao thì khả năng trả nợ càng cao và ngược lại. Mối tương quan này phù hợp trong các nghiên cứu của Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018); Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011)
Giả thuyết 6: Thu nhập hàng tháng của người vay tác động thuận chiều đến khả năng trả nợ khách hàng tại Ngân hàng TMCP VCB Cần Thơ.
* Kiểm tra, giám sát khoản vay (X
7):
Trong hoạt động tín dụng, việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một nhiệm vụ bắt buộc của cán bộ tín dụng. Các nghiên cứu về khả năng trả nợ/ rủi ro tín dụng của khách hàng cho ngân hàng (Trương Đông Lộc, 2010) đã chỉ ra rằng có rất nhiều khoản vay xảy ra rủi ro tín dụng/ nợ xấu là do quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ. Mối quan hệ thuận giữa số lần kiểm tra, giám sát và khả năng trả nợ của khách hàng có thể được lý giải bởi hai lý do sau: (1) Khi việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ đảm bảo cho việc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích, từ đó tạo ra thu nhập để trả nợ theo như phương án vay vốn; (2) Việc ngân hàng mà trực tiếp là cán bộ tín dụng sâu sát với khách hàng sẽ giúp cho việc đôn đốc, thu nợ và xử lý các tình huống ngoài dự kiến một cách kịp thời (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011).
Giả thuyết 7: Số lần kiểm tra, giám sát nợ vay tác động thuận chiều đến khả năng trả nợ tại Ngân hàng TMCP VCB Cần Thơ.
Bảng 3.1. Các biến độc lập trong mô hình.
STT Biến số Diễn giải biến Kỳ vọng
01
Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (X
1)
Số năm người vay làm việc trong ngành nghề vay vốn tính đến thời điểmvay
(+) Trương Đông Lộc và Nguyễn
Thị Tuyết
(2011)
02
Khả năng tài chính của khách hàng vay (X
2)
Vốn tự có tham gia vào phương án, dự án/tổng nhu cầu vốn của phương án, dự án
(+) De Lis, F. S., Pagés, J. M., &
Sảuina, J.
(2001)
03 Tài sản đảm bảo (X
3) Số tiền vay/tổng trị giá tài sản đảm bảo
(+) De Lis, F. S., Pagés, J. M., &
Sảuina, J.
(2001); Trương Đông Lộc và
Nguyễn Thị Tuyết (2011)
04 Sử dụng vốn vay (X
4)
Biến giả, bằng 1 nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, bằng 0 nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
(+) Trương Đông Lộc và Nguyễn
Thị Tuyết (2011)
05 Trình độ học vấn (X
5) Trình độ học vấn được đo lường bằng số năm đi học của người đi vay
(+) Trương Đông Lộc và Nguyễn
Thanh Bình (2011), David
(2013)
06
Thu nhập hàng tháng của người vay (X
6)
Thu nhập hàng tháng. (+)
Trương Đông Lộc và Nguyễn
Thị Tuyết (2011) 07
Kiểm tra, giám sát khoản vay (X
7)
Tổng số lần kiểm tra của cán bộ tín dụng trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu
(+) Trương Đông
Lộc và Nguyễn Thị Tuyết
(2011)
CHƯƠNG 4