CHI NHÁNH CẦN THƠ
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHI N CỨU VÀ THẢO LUẬNKẾT QUẢ NGHI N CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Phân tích kết quả mô hình Logistic
4.4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đối với khách hàng cá nhân tại VCB Cần Thơ
Qua kết quả mô hình Logistic đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đối với khách hàng cá nhân tại VCB Cần Thơ được trình bày ở Bảng 4.8, ta thấy rằng, trong 7 biến độc lập bao gồm VONTUCO (X1), TSDAMBAO (X2), KNNGUOIVAY (X3), THUNHAP (X4), SUDUNGVONVAY (X5), TĐHV (X6) VÀ KTRAGS (X7) thì có 6 biến là X1, X2, X3, X4, X5 và X7 có hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%. Từ kết quả trên, tác giả kết luận có 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng VCB Cần Thơ. Kết quả này cơ bản tương đồng với nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) theo đó kinh nghiệm của khách hàng vay, tài sản đảm bảo nợ vay,
kiểm tra giám sát khoản vay và biến thu nhập của người vay đều có ý nghĩa giải thích khả năng trả nợ.
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy logistic các biến độc lập Xi lên xác suất xảy ra rủi ro Pi
Biến số Hệ số Beta Mức ý nghĩa
Xác suất mới (P1) để biến Y có giá trị 1(%)
chênh lệch giữa P1 và P0
(P1-P0)(%)
Tỷ lệ vốn tự có 0,070 0,017 0,52 0,02
Tỷ lệ tài sản đảm bảo 0,020 0,008 0,50 0,00
Kinh nghiệm người
vay 0,481 0,001
0,62 0,12
Thu nhập hàng
tháng 1,009 0,000
0,73 0,23 Sử dụng vốn vay
đúng mục đích 2,837 0,014
0,94 0,44
Trình độ học vấn -0,298 0,324 0,43 0,00
Số lần kiểm tra, giám
sát 0,686 0,001
0,67 0,17
Hằng số -18,629 0,000 0,00 0,00
Nguồn: Kết quả phân tích, 2019
Kinh nghiệm của khách hàng vay vốn:
Kết quả kiểm định ở mức ý nghĩa 1%, cho thấy đối với biến KNNGUOIVAY (X1) có tác động đến khả năng trả nợ đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng VCB Cần Thơ. Biến này có hệ số dương là 0,481 với mức ý nghĩa thống kê là 1%.
Kết quả này cho thấy những người càng làm lâu năm trong ngành nghề nào đó thì khả năng thành công sẽ lớn hơn và khả năng trả được nợ sẽ cao hơn người ít kinh nghiệm, từ đó việc trả nợ vay đúng hạn đối với những khách hàng này sẽ thấp hơn.
Bởi lẽ, trong hoạt động kinh doanh, nếu khách hàng càng có nhiều thời gian gắn bó với nghề, thì họ sẽ càng hiểu biết hơn về các đặc trưng riêng của nghề, càng có kỹ năng, có khả năng ứng phó với những biến động của thị trường. Để từ đó họ có các biện pháp, phản ứng để thích nghi với điều kiện thị trường, hạn chế rủi ro phát triển kinh doanh, và cơ hội thành công cao hơn so với người ít kinh nghiệm. Do đó họ tạo ra được thu nhập và có nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ cho ngân hàng với xác suất cao hơn người mới và nghề và ít kinh nghiệm. Biến này
cùng tác động cùng chiều với biến KHANANGTRANO. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) nếu kinh nghiệm của cán bộ tín dụng tăng lên 1 năm làm giảm xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của hồ sơ vay. Vì vậy, ngân hàng cũng cần đầu tư nhiều hơn cho nhóm yếu tố này để hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, từ đó làm giảm khả năng trả nợ vay không đúng hạn của khách hàng tại VCB Cần Thơ.
Sử dụng vốn vay:
Biến SUDUNGVONVAY có hệ số dương với mức ý nghĩa 1%, tương quan thuận với khả năng trả nợ hay nói cách khác là có tương quan nghịch với rủi ro tín dụng, điều này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng ban đầu mà tác giả đã đưa ra giả thuyết. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) cho thấy khi khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích thì xác suất xảy ra khả năng trả nợ vay đúng hạn của nhóm này sẽ giảm. Đáng quan tâm là mối quan hệ này có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Qua đó cho thấy hoàn toàn phù hợp với thực tế, trong một số trường hợp giải ngân tiền mặt bổ sung vốn lưu động thì khách hàng lại dùng tiền này mua tài sản cố định. Điều này dẫn đến việc sử dụng vốn đã sai mục đích, sai bản chất nguồn vốn tài trợ và có thể dẫn đến mất cân đối nguồn vốn dẫn đến không có nguồn tiền trả nợ đúng hạn.
Kiểm tra giám sát khoản vay:
Theo giả thuyết ban đầu mà tác giả đã kỳ vọng thì qua kết quả phân tích, với mức ý nghĩa thông kê 1%, kết quả đúng như kỳ vọng của tác giả và tương đồng kết quả của tác giả Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) nếu thêm một lần kiểm tra giám sát hồ sơ khách hàng làm giảm khả năng xảy ra rủi ro tín dụng hay nói cách khác tăng khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng vay. Cụ thể là kết quả cho thấy số lần LANKIEMTRA có mối tương quan thuận với khả năng đảm bảo nợ vay của khách hàng, nghĩa là việc kiểm tra, giám sát khoản vay càng chặt chẽ thì khả năng trả nợ vay đúng hạn càng cao và ngược lại. Mối quan hệ này có thể được giải thích qua 02 lí do cơ bản: (1) Thứ nhất khi cán bộ tín dụng kiểm tra
giám sát chặt chẽ sẽ kiểm tra được việc sử dụng vốn thực tế của khách hàng, tính ổn định việc kinh doanh của khách hàng theo như phương án vay vốn ban đầu; (2) Thứ hai khi ngân hàng mà trực tiếp là cán bộ tín dụng sâu sát khách hàng thì sẽ giúp việc đôn đốc, quản lý món vay, đôn thúc trả nợ tốt hơn và xử lý kịp thời những tình huống xảy ra ngoài dự kiến.
Tỷ lệ tài sản đảm bảo:
Hệ số của ước lượng của biến này có mức ý nghĩa 1%, mặc dù có tác động thuận đến khả năng trả nợ của khách hàng, nghĩa là, số tiền vay trên giá trị tài sản đảm bảo càng cao thì khoản vay đó có rủi ro càng cao. Ngoài ra, trong nghiên cứu tác giả đã đồng bộ tất cả các loại tài sản đảm bảo, không phân loại ra thành 4 nhóm tương ứng từng mức độ rủi ro của từng nhóm tài sản đảm bảo. Cụ thể tài sản nhóm 0 là Chứng từ có giá là không rủi ro thì tỷ lệ cho vay 100% vẫn đảm bảo, nhóm 1 gồm nhà ở, đất ở thổ cư,…thì tỷ lệ cho vay chuẩn an toàn là 75%, nhóm 3 gồm máy móc thiết bị - hàng hóa thì tỷ lệ cho vay chuẩn an toàn 60-70% và tài sản nhóm 4 là tín chấp thì rủi ro tín dụng gần như hoàn toàn. Nếu tỷ lệ cho vay vượt tỷ lệ chuẩn tương ứng từng nhóm này thì sẽ tác động mạnh đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng. Khách hàng vay thế chấp bằng nhà đất, chung cư … thì sẽ vì nhà mình đang ở mà hạn chế rủi ro xảy ra để tránh ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản mà cụ thể là xử lý tài sản mà mình đang ở.
Hệ số của các biến đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh và biến khả năng tài chính của khách hàng cũng không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này tương đồng với Trương Đông Lộc (2010) và có hàm ý rằng chúng ta chưa có cơ sở để kết luận quan hệ giữa rủi ro tín dụng và đa dạng nguồn thu nhập của khách hàng.
Vì vậy, các ngân hàng không nên xem trọng quá mức yếu tố đa dạng hóa nguồn thu nhập của khách hàng trong quá trình cho vay và giám sát rủi ro ở các hợp đồng tín dụng.
Tỷ lệ vốn tự có:
Đúng như kỳ vọng, biến VONTUCO của người vay có hệ số dương ở mức ý nghĩa 5% và nếu VONTUCO của khách hàng vay tăng lên 1 đơn vị thì xác suất xảy ra khả năng trả nợ đúng hạn tăng 0,070 lần trong điều kiện các biến khác không đổi. Nói một cách khác, nếu vốn tự có của người vay càng nhều thì khả năng trả nợ vay đúng hạn càng cao và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế và được giải thích là khi người vay có vốn tự có lớn thì chi phí lãi vay thấp và do bỏ vốn của mình nhiều nên người vay sẽ đầu tư thời gian cũng như quan tâm nhiều hơn và đạt thành công nhiều hơn tương ứng rủi ro ít hơn. Hơn nữa tỷ lệ vốn tự có tham gia của khách hàng còn thể hiện tiềm lực tài chính cũng như khả năng kinh doanh trước đó của khách hàng.
Song song đó, thu nhập hàng tháng của khách hàng vay vốn được tác giải đo lường thông qua số tiền mà hàng tháng khách hàng có được từ nguồn lương hay từ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Biến này có mối tương quan thuận với khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay. Hay nói cách khác, nếu khách hàng có thu nhập cao, có khả năng tài chính cao, thì áp lực về chi phí sinh hoạt, chi phí gia đình, không ảnh hưởng lớn đến chi phí trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn định như hợp đồng đã ký kết với ngân hàng. Khi thu nhập của khách hàng tăng lên 1 đơn vị thì xác suất khách hàng trả nợ vay tăng 1,009 lần ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Đây được coi là yếu tố cấu thành nên nền tảng trả nợ thành công trong tương lại của người vay. Vì vậy, kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả và kết quả nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011).
CHƯƠNG 5