(1) Nghiên cứu các hình thức liên kết
Giữa nông dân và doanh nghiệp có thể có hai hình thức liên kết chủ yếu đó là liên kết trực tiếp và liên kết gián tiếp thông qua trung gian:
- Liên kết trực tiếp: Liên kết trực tiếp khi HND và DN tự thỏa thuận và ký kết với nhau. Doanh nghiệp có thể có các dạng liên kết trực tiếp với từng nông dân hoặc tổ nhóm của nông dân trong các công đoạn từ cung cấp đầu vào tới tiêu thụ sản phẩm. Tùy từng công việc mà một bên sẽ là chủ trì nêu các yêu cầu thảo luận để đi đến thống nhất và thực hiện.
- Liên kết gián tiếp thông qua trung gian. Doanh nghiệp liên kết với nông dân thông qua một trung gian, trong đó trung gian sẽ thực hiện theo chính sách của bên thuê (Charles & Anddrew, 2001) và hưởng phí hoặc hoa hồng. Một số hình thức liên kết gián tiếp kiểu này có thể được mô tả như sau:
+ Liên kết giữa DN và HND thông qua nông dân chủ chốt (leading farmers). FAO (2007) tổng kết đây là một trong những hình thức liên kết nhằm kết nối nông dân với thị trường, trong đó vai trò kết nối của các nông dân chủ chốt này có thể không hoàn toàn vì lợi ích của các nông dân nhỏ, song tăng lượng sản phẩm có thể tạo điều kiện kết nối với thị trường, ví dụ như trường hợp rau diếp ở Mindanao (Philippines) hay sản xuất rau ở Thái Lan, với vai trò trưởng nhóm các nông dân trồng rau phải liên kết các hộ để có thu hoạch đúng yêu cầu của người mua về số lượng, chủng loại vào thời gian cam kết.
+ Liên kết giữa các HND với DN thông qua HTX. FAO (2007) cũng chỉ ra rằng đây là một trong những cách thức quan trọng để kết nối nông dân nhỏ với thị trường. Hợp tác xã là một hình thức liên kết ngang của các HND với nhau nhằm lợi dụng tính kinh tế theo quy mô, để tiếp cận các dịch vụ hoặc hỗ trợ chính sách, học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận với thị trường. Trong khi việc liên kết trực tiếp với HND có thể có những hạn chế như chi ph giao dịch cao, tiêu chuẩn sản phẩm không được chứng nhận và việc giải quyết các vấn đề trong hợp đồng trở lên khó chính thức hóa thì việc liên kết với nông dân thông qua HTX có thể giải quyết được các vấn đề này.
+ Liên kết giữa HND với DN thông qua trung gian như thương lái, người thu gom. Đây có thể được coi giống như một hình thức thầu phụ của doanh nghiệp thông qua hệ thống này. Việc liên kết theo kiểu này đã được áp dụng tại Đồng bằng sông C u Long trong chuỗi giá trị lúa gạo từ cuối những năm 90.
+Liên kết giữa HND với doanh ngiệp thông qua các tổ chức chính trị xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh hoặc thông qua các tổ chức nghề nghiệp như câu lạc bộ, hội làm vườn, hiệp hội trang trại…
(2) Nghiên cứu cơ chế liên kết
Từ khái niệm cơ chế (Cambridge, 2019) và cơ chế LK (FAO, 2019;
Markgraf, 2019) tác giả cho rằng “Cơ chế LK giữa HND và DN trong KDNN là cách thức tổ chức và quản lý sự hợp tác phối hợp thông qua 4 thành phần là: Tiêu chuẩn hóa; Nguyên tắc; Các mục tiêu chung; Các quy trình L .
Tiêu chuẩn hóa giúp cho các đơn vị tham gia LK hoạt động theo cùng một cách. Các tiêu chuẩn sản phẩm cũng ch nh là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp đầu mối trong chuỗi trong quản trị chuỗi, theo đó tác nhân thượng nguồn (nông dân) phải tuân thủ các tiêu chuẩn này.
Nguyên tắc liên kết sẽ quy định cách thức hành động mà mỗi bên đều phải tuân theo, nếu vi phạm sẽ bị x lý; Các nguyên tắc này có thể liên quan cách thức tổ chức sản xuất, giao dịch, và các vấn đề liên quan cũng như các vi phạm và x lý vi phạm trong các hợp đồng hay các thỏa thuận liên kết.
Các mục tiêu chung giúp mọi đơn vị cùng hướng tới các mục tiêu giống nhau, tự điều chỉnh lẫn nhau để tạo thuận lợi cho sự tương tác giữa các nhóm;
Thành công của một chuỗi liên kết đều phải dựa trên một mục tiêu chung và được thống nhất trong toàn chuỗi.
Các quy trình LK nhằm tránh sự khác biệt trong thiết kế tổ chức hoạt động.
Như vậy cơ chế LK sẽ giúp cho các các đơn vị riêng rẽ có thể làm việc với nhau với nhiều mức độ.
(3) Nghiên cứu các lĩnh vực liên kết - Với chuẩn bị đầu vào
Với chuẩn bị đầu vào HND thường LK với DN trong Cung ứng vật tư;
Thuê, mua máy móc trang thiết bị; Cung ứng dịch vụ tài chính bảo hiểm, môi giới, tư vấn; Cung ứng lao động kỹ thuật... Trong LK HND là khách hàng, DN là bên cung.
- Với sản xuất (sản xuất và sau thu hoạch): Với sản xuất L thường hướng vào Hỗ trợ kỹ thuật mới; Ứng dụng công nghệ cao; Làm đất; Công nghệ sau thu hoạch; Quản lý chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu; X lý môi trường, phế phụ phẩm... Trong L HND cũng thường là khách hàng.
- Với tiêu thụ: Trong tiêu thụ LK phổ biến nhất là Mua bán và chế biến sản phẩm; y thác, môi giới; Cung cấp thông tin; y quyền x lý các phát sinh với
bên ngoài. Quan trọng nhất là mua bán và chế biến sản phẩm nên vai trò chủ trì ch nh thường là DN.
- Liên kết toàn diện: Trong cả chuỗi cung ứng LK gồm nội dung từ đầu cho đến cuối quá trình kinh doanh một loại sản phẩm do hộ sản xuất ra. Về nguyên tắc thì DN thường chủ trì quản lý chuỗi nhưng theo tác giả trong một số trường hợp HND đủ khả năng thì vẫn có thể chủ trì quản lý chuỗi.
(4) Nghiên cứu kết quả và hiệu quả liên kết
Kết quả, hiệu quả, tính bền vững của liên kết là mục tiêu cuối cùng của các tác nhân khi tham gia liên kết. Kết quả liên kết thể hiện quy mô, phạm vi, khối lượng các công việc, các hoạt động do liên kết đưa lại, thường được đo lường bằng tổng khối lượng và giá trị hàng hóa trong liên kết trao đổi (cho cả đầu vào và đầu ra), tỷ trọng khối lượng và giá trị hàng hóa giao dịch trong liên kết so với tổng khối lượng và giá trị hàng hóa được mua/bán bởi các tác nhân.
Hiệu quả của liên kết thường được đánh giá trên giác độ tài chính, cho biết các lợi ch vượt trội mà tham gia liên kết này mang lại cho các tác nhân tham gia so với việc không tham gia liên kết hay so với các hộ không tham gia liên kết.
Lợi ích này có thể lượng hóa bởi chi phí, thu nhập, lợi nhuận mang lại cho các tác nhân, song cũng có thể được thể hiện một cách định t nh như lợi ích của nông dân được nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, giảm rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm v.v.v
Tính bền vững là một tiêu chí quan trọng và cũng thể hiện hiệu quả của liên kết vì thông thường các liên kết mang lại hiệu quả cho các tác nhân tham gia sẽ có khả năng bền vững hơn. T nh bền vững của liên kết thể hiện ngoài thời gian mà liên kết tồn tại và sự duy trì/tăng trưởng lượng sản phẩm hàng hóa giao dịch, còn thể hiện ở số lượng và tần suất các vi phạm hợp đồng hay các thỏa thuận theo thời gian.