2.1.6.1. Nhóm yếu tố thuộc về hộ nông dân
Hộ nông dân là những hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, chủ yếu s dụng lao động gia đình, đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao (Đào Thế Tuấn, 2007). DNN của HND chủ yếu là sản xuất sản phẩm nông nghiệp để bán ra thị trường. Các yếu tố về hộ gồm
quy mô kinh doanh, tổ chức KDNN (Nguyễn Anh Trụ, 2019), hướng KDNN chủ yếu, các loại vốn sinh kế…
a. Quy mô sản xuất của hộ nông dân
Quy mô sản xuất của hộ được thể hiện thông qua diện tích và sản lượng sản phẩm. Quy mô sản xuất ảnh hưởng tới liên kết trong cả sản xuất và tiêu thụ nông sản của hộ nhất là tiêu thụ. Khi quy mô sản xuất của hộ càng lớn thì nhu cầu tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân càng lớn vì sẽ giúp hộ hạn chế được rủi ro về giá cả sản phẩm. Trong khi hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ có thể trực tiếp vận chuyển sản phẩm của mình đi tiêu thụ ở chợ địa phương hay các đại lý nhỏ trong khu vực thì những hộ nông dân có quy mô sản xuất lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong điều kiện thị trường không ổn định và giá cả thường xuyên biến động. Chính vì thế, hộ nông dân có quy mô sản xuất lớn có nhu cầu liên kết trong tiêu thụ sản phẩm để ổn định giá cả, yên tâm đầu tư sản xuất và có thể nhận được hỗ trợ sản xuất từ các DN hay đơn vị liên kết thu mua sản phẩm. Các đơn vị, DN chế biến cũng mong muốn liên kết với hộ nông dân sản xuất có quy mô lớn hơn so với hộ nông dân có quy mô nhỏ vì DN sẽ tiết kiệm được chi phí theo dõi, giám sát thực hiện liên kết (Đỗ Quang Giám & Trần Quang Trung, 2013; Prowse, 2012).
b. Nhận thức của nông dân
Có nhiều yếu tố tạo thành nhận thức của hộ như trình độ văn hóa, khả năng hiểu biết, kinh nghiệm trong kinh doanh. Đây là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tham gia liên kết, lựa chọn hình thức liên kết, tuân thủ các thỏa thuận và hợp đồng.
c. Điều kiện kinh tế của hộ nông dân
Điều kiện kinh tế của hộ nông dân và cộng đồng nông dân có thể ảnh hưởng đến liên kết trong kinh doanh nông nghiệp. Hộ nông dân nghèo thường thiếu vật tư, tiền vốn, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường nên có thể có nhu cầu liên kết với các đơn vị chế biến thu gom cao hơn, đặc biệt khi các đơn vị chế biến, thu gom đó cam kết hỗ trợ vật tư, giống, vốn, kỹ thuật cho quá trình sản xuất của hộ. Mặc dù vậy, hộ nông dân nghèo thường cũng có nhận thức không đầy đủ về lợi ích của liên kết hoặc chỉ quan tâm đến lợi ch trước mắt nên tỷ lệ hộ nghèo vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, thỏa thuận liên kết với đơn vị thu gom, chế biến cũng chiếm tỷ lệ cao hơn.
d. Vốn xã hội của hộ
Vốn xã hội là một vấn đề xã hội nên trong liên kết kinh doanh không được bỏ
qua. Đây là khái niệm rộng và các quan điểm còn khác nhau (DFID, 2001; The World Bank, 1999; Cohen & Prusak, 2001) nhưng tổng hợp lại cho thấy: Vốn xã hội là toàn bộ những niềm tin xã hội, sự hiểu biết lẫn nhau, các chuẩn mực và những mạng lưới xã hội mà hộ gia đình có thể s dụng để giải quyết và hoàn thành các chiến lược sinh kế nhằm đạt được mục tiêu sinh kế mà hộ đã đề ra.
Vốn xã hội của hộ bao gồm khả năng tham gia trong các tổ chức, các nhóm chính thức cũng như các mối quan hệ và mạng lưới phi chính thức mà họ xây dựng lên do có cùng chung sở thích và khả năng để mọi người cùng nhau cộng tác. Thành viên của các tổ chức chính thức (đoàn thể, hợp tác xã, các nhóm tín dụng tiết kiệm, hội nghề nghiệp...) phải tuân thủ những quy định và luật lệ đã được chấp nhận. Những mối quan hệ thúc đẩy sự hợp tác có thể mang lại sự giúp đỡ cho con người qua việc tạo ra những mạng lưới an toàn phi chính thức (ví dụ hỗ trợ của mọi người trong những thời kỳ gặp khó khăn) và giảm chi phí (ví dụ qua các hoạt động cùng nhau tiếp thị).
Vốn xã hội của hộ gia đình được thể hiện qua các chỉ số: Các mạng lưới xã hội; Các cơ chế hợp tác trong kinh doanh; Những luật lệ, quy ước, sự trao đổi và quan hệ qua lại; Các sự kiện, lễ hội và niềm tin; Những cơ hội để tiếp cận thông tin; Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng; Những cơ chế hoà giải mâu thuẫn... Vốn xã hội có ảnh hưởng đến liên kết cả theo hướng tích cực và tiêu cực.
2.1.6.2. Nhóm yếu tố thuộc về doanh nghiệp
DN là tổ chức có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch và được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đ ch kinh doanh (Quốc hội, 2014).
Các yếu tố DN gồm quy mô, tổ chức kinh doanh, khả năng tài ch nh, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh...
a. Quy mô doanh nghiệp
Có nhiều loại quy mô khác nhau trong đó phổ biến nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt các doanh nghiệp siêu nhỏ ngày càng xuất hiện nhiều. Tùy điều kiện quốc gia mà tiêu chí về quy mô doanh nghiệp khác nhau nên sự liên kết cũng không giống nhau. Đặc biệt với các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp: doanh nghiệp có quy mô càng lớn, khi vào vụ thu mua nguyên liệu nông sản thường diễn ra trong một thời gian ngắn mang tính thời vụ thì tần số cung ứng càng cao. hi đó thì t nh bấp bênh về giá đối với các hộ nông dân cung cấp nguyên liệu càng lớn và theo đó việc thực hiện phương thức liên kết với nông dân là cần thiết.
b. Tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể tổ chức kinh doanh phân tán hoặc tập trung, có thể kinh doanh toàn bộ nhưng có thể chỉ kinh doanh từng phần vì vậy có doanh nghiệp chuyên sản xuất, chuyên cung ứng, chuyên tiêu thụ, chế biến. Tổ chức kinh doanh còn kể đến kinh doanh thông thường, kinh doanh theo mạng điệm t , bán hàng online...
c. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Tiềm lực tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể đầu tư, dự trữ, ứng trước trong liên kết nhằm khắc phục tính thời vụ và tách biệt giữa thời gian sản xuất và thời gian đầu tư.
d. Nhận thức và nhu cầu liên kết của doanh nghiệp
Doanh nghiệp chế biến có trình độ công nghệ chế biến cao sẽ đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng nông sản nguyên liêu có độ đồng đều về kích cỡ, đồng nhất về thành phần hóa, lý và do đó phải thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Để làm được điều đó rất cần liên kết với nông dân và các điều khoản hợp đồng về chất lượng sẽ rất chi tiết và phải được kiểm soát chặt chẽ.
Doanh nghiệp có thể tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và nhờ đó doanh nghiệp có thể mua nông sản cho nông dân ở một mức giá cao hơn hẳn thị trường và làm tăng khả năng thành công trong phương thức liên kết với nông dân.
e. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Sản phẩm do doanh nghiệp cung ứng đầu vào (đạm, lân, giống,…) và các doanh nghiệp có đầu vào là các sản phẩm từ sản nông nghiệp nếu có sự liên kết giữa với người dân càng chặt chẽ sẽ càng đem lại hiệu quả kinh tế cho cả hai bên thông qua hợp đồng mua bán cụ thể, rõ ràng.
h. Chiến lược kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
*Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh có thể hiểu một cách chung nhất là tổng thể các sự lựa chọn có gắn bó chặt chẽ với nhau và biện phát cần thiết nhằm thực hiện mọi tầm nhìn của doanh nghiệp và tạo ra giá trị kinh tế bền vững trong một bối cảnh thị trường nhất định. Chiến lược kinh doanh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào quá trình liên kết của các doanh nghiệp.
* Sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp là cường dộ các yếu tố sản xuất trong tương quan so sánh của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh không đồng nhất với quy mô của doanh nghiệp và nó không được đo lường bởi các yếu tố cạnh tranh kinh điển mà phải đặt nó trong mối quan hệ với thị trường cạnh tranh, môi trường cạnh tranh, vì vậy ta có thể có khái niệm tổng quát:
“Sức cạnh tranh trong kinh doanh nông nghiệp của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố để xác lập vị thế so sánh tương đối hoặc tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với tập các đối thủ cạnh tranh trong cùng một môi trường và thị trường cạnh tranh xác định trong một khoảng thời gian hoặc một thời điểm định giá xác định . Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, phải triệt để không ngừng sáng tạo, tìm tòi. Không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin kịp thời. Cạnh tranh quy định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường thông qua những lợi thế mà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cạnh tranh cũng là yếu tố làm tăng hoặc giảm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
2.1.6.3. Nhóm yếu tố thuộc về chính sách, thể chế của nhà nước
Chủ thể liên kết trong kinh doanh nông nghiệp là các đơn vị kinh doanh nông nghiệp nhưng ch nh sách Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn, thúc đẩy liên kết thông qua việc ban hành các chính sách, tạo lập môi trường pháp lý và cung cấp các dịch vụ công như hệ thống giao thông, thông tin... (Minot, 2007). Có rất nhiều vấn đề pháp lý cần được quan tâm để phát triển kinh doanh nông nghiệp và liên kết trong kinh doanh nông nghiệp. Một số trường hợp Nhà nước có thể ban hành chính sách hỗ trợ để thúc đẩy quan hệ liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp. Theo Charles & Andrew (2001) thì sự hỗ trợ của Nhà nước là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của quan hệ liên kết. Với Việt nam các chính sách của nhà nước liên quan liên kết cũng đã có tác động và tạo được một số mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp.
Các yếu tố chính sách gồm: Hệ thống chính sách; Cách thức triển khai chính sách; Tổ chức L ; Chương trình hỗ trợ LK; Quy hoạch các vùng nông nghiệp hàng hóa; Tuyên truyền vận động… Ngoài các chính sách trực tiếp với liên kết thì các chính sách gián tiếp khác cũng có ảnh hưởng tới thúc đẩy liên kết giữa hộ với doanh nghiệp như phát triển thị trường, ổn định giá, trọng tài kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần, đào tạo nông dân, cung cấp thông tin…
2.1.6.4. Nhóm yếu tố thuộc về thị trường
Nhóm yếu tố thị trường: Nhu cầu đầu vào nông nghiệp, nhu cầu nông sản, hội nhập và mở c a thị trường nông sản, đầu tư của DN vào nông nghiệp, yêu cầu tuân thủ các thể chế thị trường, ổn định thị trường và giá…
Trình độ phát triển của thị trường nông thôn biểu hiện trên cả 2 phương diện chiều rộng và chiều sâu.
- Chiều rộng của sự phát triển thị trường nông nghiệp thể hiện ở: thị trường vật tư, bảo hiểm, tín dụng… hi các thị trường này kém phát triển thì việc liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp thông qua phương thức hợp đồng sẽ giúp cho các hộ nông dân giải quyết được khâu thị trường cả đầu vào cũng như đầu ra và doanh nghiệp cũng tìm được lợi ích thông qua việc cung cấp các nguồn lực đầu vào cho nông dân.
- Chiều sâu của sự phát triển thị trường nông nghiệp thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa dịch vụ… hi chiều sâu của sự phát triển thị trường nông thôn hạn chế không đủ năng đáp ứng đủ về chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ một cách kịp thời, thuận tiện với mức giá cả hợp lý đối với các nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn. Thị trường không bảo đảm việc tiêu thụ hết sản lượng nông sản hàng hóa do nông dân sản xuất ra một cách nhanh chóng, kịp thời, với mức giá thỏa đáng sẽ thúc đẩy nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp.
Sự biến động của thị trường biểu hiện thành sự biến động trong quan hệ cung cầu nông sản hàng hóa và sự biến động về giá cả. Nhìn chung khi cung lớn hơn cầu thì nông dân cần đến liên kết nhưng ngược lại doanh nghiệp lại không mặn mà với liên kết và khi cung nhỏ hơn cầu thì sự biểu hiện sẽ theo chiều ngược lại (Hồ Quế Hậu, 2012).
Khi giá cả trường biến động lớn, rủi ro về giá cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân càng lớn và theo đó liên kết kinh tế với nhau nhằm ổn định một mức giá hợp
lý là giải pháp có thể làm giảm rủi ro cho cả hai bên và theo đó nhu cầu liên kết tăng. Thế nhưng đó chỉ là lý do khi họ ký kết hợp đồng với nhau, còn sau khi ký kết hợp đồng thì tác động của sự biến động giá cả thị trường lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Khi giá cả tăng, nông dân bỏ hợp đồng hoặc không tuân thủ đầy đủ hợp đồng. Ngược lại khi giá giảm doanh nghiệp lại chính là phía vi phạm hợp đồng bằng nhiều cách khác nhau như ép cấp, ép giá, gây nhũng nhiễu phiền hà cho nông dân thậm chí bỏ cả hợp đồng. Chỉ khi nào giá cả bình ổn thì khả năng thực thi hợp đồng mới khả thi. Tác động hai chiều của giá cả biểu hiện ở chỗ khi giá cả ổn định tỉ lệ nông dân ký hợp đồng thấp nhưng tỉ lệ hoàn thành hợp đồng cao và ngược lại khi giá cả thị trường biến động mạnh (Hồ Quế Hậu, 2012).
2.1.6.5. Các yếu tố khác
- Các quy định về đăng ký kinh doanh
Kinh doanh nông nghiệp của hộ nông dân không phải đăng ký kinh doanh, không phải nộp thuế đất, thuế thu nhập... vì Nhà nước quy định “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương (Ch nh phủ, 2010). Như vậy hộ chỉ là thể nhân còn doanh nghiệp lại là pháp nhân.
- Ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm hàng hóa và thị trường kinh doanh của từng loại sản phẩm. Kinh doanh nông nghiệp với từng loại nông sản có những đặc điểm khác nhau ảnh hưởng đến khả năng và nhu cầu liên kết. Nông sản có thể tiêu thụ ngay hoặc dự trữ, có thể là nông sản tươi hoặc sơ chế, có thể tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể tiêu thụ ở thị trường gần hoặc xa...
-Nhu cầu của xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, độ an toàn, độ sạch, truy xuất nguồn gốc của nông sản.
- Yếu tố khoa học công nghệ: Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi phải ứng dụng KH và CN, tiến bộ kỹ thuật vào các khâu sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ch nh vì thế có thể nói hoa học công nghệ đóng vai trò tất yếu thúc đẩy quá trình liên kết trong sản xuất nông nghiệp được chặt chẽ, hiệu quả và bền vững.
2 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
2 2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 2.2.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Liên kết trong SX và tiêu thụ nông sản ở Mỹ chủ yếu được thực hiện thông qua hợp đồng. Kinh nghiệm LK trong SX và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng cho thấy không chỉ những DN nông nghiệp có quy mô lớn có xu hướng hợp tác, liên kết nhiều hơn mà các trang trại gia đình có quy mô lớn cũng ký kết hợp đồng SX và tiêu thụ nhiều hơn. Các hợp đồng ký kết chủ yếu trong lĩnh vực chăn nuôi và SX lúa mì. Loại hình hợp đồng nhiều nhất ở Mỹ đó là chăn nuôi lợn cung cấp thịt cho các đơn vị chế biến. Hợp đồng sản xuất lợn thịt phát triển ở những năm 1990. Ch nh nhờ sự phát triển này là nền tảng cho nước Mỹ là nước xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Tỷ lệ ký hợp đồng SX trong trồng trọt trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, đặc biệt trong sản xuất và tiêu thụ trái cây, khoai tây, cà chua, táo (Vũ Đức Hạnh, 2015).
Kinh nghiệm cho thấy một dây chuyền SX chế biến nông sản được bắt đầu triển khai khi đã tìm kiếm được đầu ra của sản phẩm đó. Vùng nguyên liệu cung cấp được bố trí sao cho gần nhất với khu chế biến, giảm chi phí vận chuyển, sản phẩm được đưa ngay vào dây chuyền tự động hoá (giảm lượng hao hụt, hư hỏng của nông sản). Vậy nên trước khi ký kết hợp đồng thì các DN đã phải điều tra, khảo sát rất kỹ vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó thì nông dân ở Mỹ có thể tự tìm kiếm cho mình nguồn đầu ra. Thông tin hai chiều luôn được trao đổi chính là điểm mạnh của sản xuất hàng hoá, qua đó hộ nông dân có thể chủ động quyết định SX loại hàng nào, cung cấp đi những đâu.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Ở Thái Lan ngoài hình thức cấu trúc tập trung, hình thức trang trại hạt nhân được chú trọng thực hiện. Theo kinh nghiệm của Thái Lan, mô hình tập trung chỉ thực hiện đối với sản phẩm có yêu cầu về chất lượng cao và sản phẩm có t nh độc quyền của người mua. Mô hình trang trại hạt nhân phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh trang trại ở Thái Lan như Công ty cổ phần (CP) trong sản xuất giống lúa và ngô. Các tỉnh phía Bắc Thái Lan là nơi trồng rau sạch cung cấp cho thị trường Chiang Mai và Bangkok theo hợp đồng giữa tư thương và hộ nông dân.