Kết quả và hiệu quả của liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 104 - 113)

Hộp 4.1. Một số cách liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp

4.2.4 Kết quả và hiệu quả của liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp

a. Góp phần cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân

Liên kết giữa HND và DN góp phần định hướng cho các hợp tác xã, chủ

trang trại, hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất những hàng hóa thị trường có nhu cầu. Hầu hết DN tham gia mô hình thực hiện đúng cam kết tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của bà con nông dân theo hợp đồng, kể cả khi giá thị trường biến động theo chiều hướng giảm và kịp thời điều chỉnh giá tiêu thụ nông sản có lợi cho nông dân khi giá thị trường nông sản có biến động tăng, góp phần khắc phục dần tình trạng tranh mua, tranh bán và “được mùa mất giá . Nông dân được cung ứng, hỗ trợ về vật tư đầu vào với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý, được hướng dẫn chu đáo về kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi tăng cao và được tổ chức thu mua hợp lý nên giảm được các chi phí nhân công, chi phí vận chuyển cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Sản phẩm nông sản được kiểm soát theo quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ nên chất lượng được bảo đảm, xác định được xuất xứ, nguồn gốc và bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy mức độ có khác nhau nhưng đánh giá tổng thể thì lợi nhuận và thu nhập của các hộ dân, chủ trang trại tham gia các chuỗi liên kết sẽ cao hơn so với trước khi sản xuất mang t nh tự chủ và so với các chủ thể khác không tham gia các chuỗi liên kết.

Bảng 4.13. Một số kết quả trong cung ứng và tiêu thụ của doanh nghiệp cho các hộ nông dân tham gia liên kết

TT

Loại

1 Cung ứng đầu vào và dịch vụ

-NPK cho

Tấn/ha/vụ bưởi

-Thức ăn

g/con/nứa cho lợn

-Sơ chế, chế Hộ

biến -Bảo quản - iểm soát an toàn -Làm thương hiệu

126,4 396 300 300 177 220

2 Tiêu thụ sản phẩm -Bưởi

-Rau -Lợn

84

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, tỉ lệ liên kết giữa các HND và DN vẫn ở mức khá thấp. Tỉ lệ cung ứng đầu vào cao và dịch vụ hơn tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Cụ thể:

Tỉ lệ cung ứng thức ăn cho lợn đạt cao nhất với hơn 52% sau đó là cung ứng NP cho bưởi với 35,11%, tiếp theo là kiểm soát an toàn cho các hộ sản xuất an toàn, VietGAP/ hữu cơ bằng mã QR, điện thoại thông minh hoặc giám sát trực tiếp với 18,6%; Giúp làm thương hiệu, nhãn mác và giới thiệu khách mua hoặc nhà cung ứng khác với 17,3% còn thấp nhất là dịch vụ sơ chế, chế biến, bảo quản.

Liên kết tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch cao nhất là gà và lợn thịt với tỉ lệ lần lượt là hơn 25% với gà và 15% với lợn; Liên kết tiêu thụ rau quả ở mức rất thấp mặc dù thị trường Hà Nội với nhu cầu rau quả rất lớn với tỉ lệ lần lượt là 3,6% và hơn 5%.

Việc liên kết chuỗi nông sản với nông dân gặp khó khăn bởi sản xuất nhỏ l , manh mún trong khi yêu cầu đầu tiên của siêu thị và c a hàng nông sản sạch là phải kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, hồ sơ, chứng từ cũng như các thủ tục pháp nhân để giao dịch, mua bán...

b. Xây dựng được các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn

Trong những năm qua Hà Nội đã triển khai xây dựng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi như kế hoạch sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, Chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, Đề án phát triển chăn nuôi, Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Kết quả đã hình thành và phát triển các vùng sản xuất chất lượng, tập trung. Từ đó xây dựng, duy trì và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ. Theo báo cáo của cơ quan quản lý thì thành phố đã xây dựng được một số chuỗi liên kết, số lượng ngày càng tăng. Cho đến năm 2018 các chuỗi được cấp chứng nhận là 80 chuỗi (Sở NN & PTNT Hà Nội, 2018). Phân t ch cơ cấu các chuỗi cho thấy chủ yếu là chăn nuôi và trồng rau.

Trong các dạng chuỗi thì qua điều tra cho thấy các chuỗi trồng trọt được xây dựng từ rất sớm và là yêu cầu trong phê duyệt các chương trình lớn như rau an toàn, lúa chất lượng cao, quả giá trị cao, chè an toàn. Các chương trình này đều báo cáo thành công nhưng trên thực tế các chuỗi này còn nhiều bất cập. Các chuỗi chăn nuôi được xây dựng muộn nhưng lại thành công hơn, bền hơn, được tin tưởng hơn.

Bảng 4.14. Phân loại các chuỗi cung ứng năm 20 8

TT Loại chuỗi

1 Chuỗi chăn nuôi

2 Chuỗi rau

3 Chuỗi quả

4 Chuỗi khác

5 Tổng

Nguồn: *Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm Thủy sản Hà Nội (2018);**Điều tra hộ và PRA với cán bộ xã Qua trao đổi với các bên liên quan trong chuỗi cho thấy họ đều có kế hoạch mở rộng quy mô, giữ gìn chất lượng sản phẩm. Đây cũng là các cơ sở sẵn sàng chia s thông tin về sản lượng sản xuất kinh doanh. Một số cơ sở đang tìm kiếm các bên để liên kết theo chuỗi từ sản xuất - chế biến/giết mổ- tiêu thụ.

b. Đã phổ biến được các mô hình có thể nhân rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội Thông qua liên kết các HND và DN đã được tham gia hội thảo, diễn đàn, tham quan và thảo luận trong, ngoài xã nên họ đã biết được các mô hình và kinh nghiệm liên kết khác để có thể nhân rộng trên địa bàn. Các mô hình liên kết mà nhiều HND và DN biết đến nhiều nhất là liên kết giữa HND với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Bigreen, Bac tom, Cp, HaDico, Minh Duong, sữa quốc tế, Thực phẩm sạch 3F, Tiên Viên, Tâm Đức Phát, Green Food. Các c a hàng nhỏ và các hộ mua sản phẩm của nông dân thì tại mỗi vùng, mỗi xã cũng khá r . Trong khi đó hầu như nông dân không biết đến các DN lớn như VinGroup, WinMart, Metro.

Một số mô hình tại các điểm khảo sát cố thể nhân rộng được như: Liên kết giữa hộ nông dân chăn nuôi ở các xã Thọ Lộc, Nam Phương Tiến với Công ty TNHH dinh dưỡng quốc tế Việt Đức; Liên kết giữa hộ chăn nuôi ở Nam Phương Tiến với DN giết mổ gia cầm Lan Vinh; Liên kết giữa các HND ở Thọ Lộc với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Liên Việt; Liên kết giữa hộ trồng bưởi hữu cơ ở Nam Phương Tiến với Công ty cổ phần tập đoàn Quế Lâm trong cung ứng phân vi sinh hữu cơ và các DN Bac Tom, Bigreen, Sơn Hà để bán sản phẩm;

Liên kết giữa các HND ở Thanh xuân với các công ty Sơn Hà, bác Tôm; Liên kết giữa HND ở Nam Phương Tiến với công ty CP Group trong nuôi gia công... Một điểm rất đáng chú ý là các liên kết vẫn theo quan hệ trức tiếp HND-DN hay gián tiếp HND-trung gian-DN cho đến nay vẫn bền vững và phát triển nhưng một số mô hình đã chuyển nông dân thành HTX thì đều gặp khó khăn hoặc là dừng liên

86

4.2.4.2. Hiệu quả và lợi ích liên kết giữa hộ với doanh nghiệp a. Hiệu quả kinh doanh nông nghiệp của hộ nông dân

Hiệu quả kinh doanh là quan trọng với kinh doanh. Qua khảo sát cho thấy khi có tham gia liên kết thì hiệu quả có tăng hơn nhưng mỗi loại sản phẩm thì tăng hiệu quả theo các hướng khác nhau.

Bảng 4.15. Hiệu quả kinh doanh một số sản phẩm của hộ nông dân khi liên kết với doanh nghiệp

Chỉ tiêu Bưởi -Năng suất -Giá bán -Doanh thu -CPBĐ (Vật tư) -Lãi thô

2 Lợn thịt -Năng suất -Giá bán -Doanh thu -CPBĐ (Vật tư)

DN hỗ trợ kỹ thuật bón phân, thụ phấn, bao quả nên giảm số quả rụng

Theo giá thị trường nhưng tỷ lệ quả loại tốt thỏa thuận phân loại sản phẩm hợp lý làm tăng sản phẩm loại tốt lên

-

Một số được mua vật tư r hơn khoảng 2-6%, một số được hỗ trợ tiền chở vật tư

-

DN cung cấp giống tốt và phòng trừ nên tăng trọng nhanh hơn

Theo thỏa thuận hai bên -

Giống và thuốc phòng trừ tốt hơn nên tăng chi ph hoặc tăng giá do ứng trước thức ăn gia súc

-Lãi thô 3 Gà -Năng suất -Giá bán -Doanh thu -CPBĐ (Vật tư) -Lãi thô

4. Rau -Năng suất -Giá bán

0,2 0.35 88.7 0.03 0.01 0.02

11 DN hỗ trợ kỹ thuật bón phân, thụ phấn, bao quả nên giảm số quả rụng

Theo giá thị trường nhưng tỷ lệ rau tốt thỏa 6 thuận phân loại sản phẩm hợp lý làm tăng sản phẩm loại tốt lên

-Doanh thu -CPBĐ(Vật tư)

-

Một số được mua vật tư r hơn khoảng 5- 10%, một số được hỗ trợ tiền chở vật tư

87

Với chăn nuôi lợn thịt và gà: Các hộ có liên kết lợi thế hơn về trọng lượng xuất chuồng và giá vì mua được giống đảm bảo hơn, được chăm sóc thú y và hỗ trợ kỹ thuật hơn kỹ. Chi phí của hộ liên kết cao hơn vì một mặt các hộ thiếu vốn, DN thường ứng thức ăn, vật tư và cả những dịch vụ thú ý. Các hộ liên kết thường có quy mô đàn lớn nên thường mua thức ăn gia súc từ DN với chất lượng tốt hơn, giá cao hơn. Các hộ không liên kết thường mua thức ăn gia súc ở chợ hoặc c a hàng bán l không rõ nguồn gốc nhưng giá thấp hơn. Tuy vậy khi t nh toán đầy đủ năng suất, doanh thu, chi phí thì hộ chăn nuôi có liên kết vẫn có lãi cao hơn. Điều này cũng đúng với các nông sản khác như cà phê (Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm, 2016; Hồ Quế Hậu, 2013).

c. Liên kết đã đưa lại lợi ích cho các bên liên quan -Lợi ích của nông dân

Theo đánh giá của các hộ tham gia liên kết với DN thì thường thu được một số lợi ích kinh tế và lợi ch khác nhưng điều họ gắn bó với DN chủ yếu nhất là lợi ích kinh tế còn lợi ích khác thì cố càng tốt, không cũng được. Như vậy là đa số các hộ có liên kết với DN trong cả 3 khâu nhận được lợi ích kinh tế. Tuy vậy vẫn còn một số hộ không có lợi ích kinh tế khi liên kết và có trường hợp còn bị thiệt thòi.

Liên kết đưa lại lợi ích cho hộ nông dân nhất là khi ký được hợp đồng.

Theo các hộ nông dân khi liên kết hộ thường mua được vật tư r hơn, giá bán sản phẩm tương tự hoặc cao hơn một ít so với thị trường, DN cũng chuyển giao cho hộ một số kỹ thuật mới giúp bảo vệ cây trồng vật nuôi, giảm được chi phí chuyên chở sản phẩm đi tiêu thụ.

Biểu đồ 4 2. Một số lợi ích kinh tế của hộ từ liên kết với doanh nghiệp Nguồn: Điều tra hộ (2018)

Liên kết còn giúp nông dân tháo gỡ được một phần khó khăn khi gặp rủi ro.

Nông dân Hà Nội cũng gặp những rủi ro trong kinh doanh với nhiều dạng khác nhau như những nơi khác. Có thể kể ra một số trường hợp như: Do giá sản phẩm quá rẽ nhiều nông dân có nguy cơ phá sản như trường hợp hộ nông dân nuôi bò sữa ở Gia Lâm, Ba Vì năm 2015; Do khó khăn trong quản lý quá nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nên một số nông dân mua phải vật tư phân bón giống cây trồng giả không có thu hoạch để trả nợ; Nông dân không bán được sản phẩm với mức độ phải giải cứu như trường hợp củ cải Mê Linh năm 2018; và gần đây nhất là dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 24 quận huyện, tiêu hủy hơn 414.000 con với trọng lượng khoảng 28.400 tấn. Số lợn phải tiêu hủy bình quân mỗi ngày ở Hà Nội là trên 6.600 con. Trong nhiều ngày gần đây, số lợn phải tiêu hủy của toàn thành phố lên đến gần 10.000 con mỗi ngày (Trao đổi với ông Chu Phú Mỹ, giám đốc sở NN và PTNT Hà Nội ngày 1/7/2019)…

Có nhiều cách thức và nhiều tổ chức tham gia hỗ trợ nông dân trong đó có các doanh nghiệp. Do DN nhỏ và cũng gặp nhiều khó khăn nhưng khi tham gia hỗ trợ nông dân thì họ thường ưu tiên cho những hộ có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. Khi nông dân gặp khó khăn nếu có DN chung tay thì nông dân sẽ cảm kích và thực hiện cam kết tốt hơn. Điều này được minh chứng qua lời cảm ơn của nông dân khi rau của họ bị rớt giá nhưng đã được các doanh nghiệp, siêu thị hỗ trợ thu mua. Tuy giá thấp hơn nhiều so với bình thường những cũng còn may hơn là phải bỏ đi. Nông dân cũng cho biết là sau lần rủi ro này thì họ sẽ giữ chữ tín với DN hơn.

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(232 trang)
w