“Các doanh nghiệp, các siêu thị đã kịp thời hỗ trợ thu mua bao tiêu củ trắng đang rớt giá của người dân trong xã. Mong rằng các siêu thị và các cơ quan đoàn thể cùng chung tay hỗ trợ đưa củ cải trắng sạch, an toàn, chất lượng của vùng rau Đông Cao tới tay người tiêu dùng. Qua sự giúp đỡ này của DN người dân trong xã cũng thấy có lúc chưa phải với các DN quen biết vì có lúc cũng t nh toán bán cho tư thương làm lỡ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp .
Nguồn: PRA với ông Nguyễn Văn Minh và nông dân ở xã Đông cao huyện Mê linh ngày 15/3/2018.
-Lợi ích của doanh nghiệp
Biểu đồ 4 3. Một số lợi ích kinh tế của doanh nghiệp từ liên kết với hộ Nguồn: Điều tra doanh nghiệp (2018) Hầu hết các DN đều cho rằng khi liên kết với hộ họ thường mua với giá cao hơn thị trường và cung ứng đầu vào cho hộ thấp hơn thị trường nhưng đổi lại họ có khu vực mua sản phẩm nông nghiệp ổn định hơn (86,6% ý kiến), biết rõ nguồn gốc hàng (73,3% ý kiến), tạo được niềm tin của khách hàng khi bán nông sản (66,6% ý kiến), người tiêu dùng nông sản chấp nhận giá cao hơn (86,3% ý kiến) nên bù đắp được phần thiệt trong hỗ trợ nông dân (Điều tra DN năm 2018).
Như vậy tuy liên kết không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho DN nhưng các lợi ích khác lại rất quan trọng trong kinh doanh. Lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia liên kết với nông dân cũng được các nghiên cứu tương tự đề cập tới như Hồ Thanh Thủy (2017).
- Lợi ch cho người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội
Liên kết nói chung và liên kết giữa HND với DN đã đưa lại lợi ích cho người tiêu dùng trên địa bàn. Về trồng trọt số DN ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm tăng từ 112 DN lên 208 doanh nghiệp, số lượng tiêu thụ qua hợp đồng từ 15 tấn/ngày tăng lên 42 tấn/ngày tiêu biểu như: HTX Văn Đức; HTX NN Đại Lan, HTX Ba Chữ… Giá cả bán ra ổn định và cao hơn so với ngoài thị trường 1.000- 2.000 đồng/kg, tránh được hiện tượng “được mùa rớt giá . Giá trị sản xuất RAT tại các vùng cao hơn 10-20% (Sở NN & PTNT Hà Nội, 2018).
Về chăn nuôi kết quả đến giữa năm 2018 từ 11 mô hình liên kết chuỗi đã phát triển thành 23 chuỗi liên kết từ chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn Thành phố gồm: 11 chuỗi thịt lợn, 08 chuỗi gia cầm, 01 chuỗi thịt bò, 01 chuỗi sữa bò tươi và 02 chuỗi tổng hợp. Hàng ngày các chuỗi đang cung cấp cho thị trường khoảng 10,44 tấn thịt gia cầm; 29,35 tấn thịt lợn; 1,55 tấn thịt bò; 282 nghìn quả trứng; 78 tấn sữa, các sản phẩm đều đảm bảo an toàn thực phẩm 21 (Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, 2018).
4.2.5 Đánh giá với một số loại kinh doanh chủ yếu 4.2.5.1.Với kinh doanh rau an toàn
UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn TP. Hà Nội giai đoạn 2009-2016 tháng 5/2009 và Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 28/01/2010 về việc “Phê duyệt định hướng Quy hoạch mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP.HN đến năm 2020 . Định hướng đến năm 2020, diện tích sản xuất rau toàn Thành phố là 16.276,7 ha, trong đó các vùng sản xuất rau tập trung là 151 vùng với tổng diện tích là 6.644,7 ha (trung bình 44,0 ha/vùng). Tổng diện tích sản xuất rau trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 12 nghìn ha; Sản lượng rau đạt gần 600.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô. Trong đó diện t ch được cấp giấy chứng nhận an toàn đạt 5.500 ha; Sản lượng rau an toàn đạt gần 400 nghìn tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng. Liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là nhiệm vụ lớn của Hà Nội. Đến nay trong liên kết đã đạt một số kết quả như:
- Tạo được các chuỗi liên kết với sự tham gia của nông dân – HTX - Doanh nghiệp;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo kết nối cung cầu rau an toàn;
- Liên kết giải cứu củ cải cho nông dân, liên kết kiểm soát trà trộn rau không rõ nguồn gốc vào siêu thị.
Hình 4.1. Liên kết tiêu thụ rau ĐVT: %
Nguồn: Điều tra hộ (2018) Tuy vậy cho đến nay trong liên kết kinh doanh rau vẫn còn nhiều hạn chế nên mặc dù Rau an toàn là một chương trình gần như lớn nhất, lâu nhất và được đầu tư lớn nhất trong các chương trình nông nghiệp của Hà Nội nhưng đến nay liên kết tiêu thụ rau an toàn giữa nông dân - HTX - các siêu thị rau của Hà Nội cũng chỉ mới chiếm 4,04%. Nếu tính chung rau an toàn tiêu thụ trong siêu thị, các c a hàng, nhà hàng là nơi có yếu tố DN thì cũng chỉ khoảng 8% (Nguyễn Thị Tân Lộc, 2016). Đây là cả liên kết chính thức qua hợp đồng và không chính thức. Từ những thực trạng liên kết, tác giả đưa ra được sơ đồ tóm tắt liên kết tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Hà Nội cụ thể hình 4.1.
Nguyên nhân về thiếu liên kết hoặc liên kết lỏng l o với rau an toàn là:
- Nông dân sản xuất qui mô nhỏ, phân tán, số hộ sản xuất rau rất lớn với trên 200 nghìn hộ. Diện t ch 5.044 ha đã chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phầm (ATTP) có 80 nghìn hộ sản xuất rau với 30% số hộ được huấn luyện IPM, còn 7.000 ha chưa chứng nhận đủ điều kiện ATTP, có khoảng 120 nghìn hộ sản xuất rau, chưa được huấn luyện IPM.
- Người sản xuất chưa bán được rau an toàn theo đúng giá trị vì có rất ít DN tiêu thụ rau cho HND còn HTX nông nghiệp hầu như không có vai trò tiêu thụ rau an toàn cho nông dân.
- Người tiêu dùng thiếu lòng tin với rau an toàn khi không thể phân biệt rau an toàn với rau không an toàn bằng cảm quan, chỉ phân biệt được khi có tem
nhãn nhận diện của các DN, nhưng có rất ít DN tham gia do lợi nhuận thấp, rủi ro cao.
- DN gặp nhiều khó khăn như giá thuê c a hàng, nhân công bán hàng, quảng bá rất cao, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
- Rau dễ thối hỏng, hư hao gắn liền với hệ lụy số c a hàng ít, sản phẩm kém đa dạng, giá bán cao, số lượng tiêu thụ ít, không tiện lợi (xa nơi ở, phải g i xe, bán vào thời điểm đi làm) dẫn tới phá sản.
- Cơ chế ch nh sách chưa phù hợp và ổn định...