Hộp 4 9 Nông dân cũng có lỗi trong thực hiện hợp đồng
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANHGIỮA HỘ NÔNG DÂN VỚI DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH
4.4.2. Một số giải pháp th c đẩy liên kết của hộ nông dân với doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp
4.4.2.1. Th c ẩy a dạng hóa liên kết dựa trên nguyên t c tự nguyện và nhu cầu của hộ nông dân và doanh nghiệp
(1) Căn cứ đề xuất
Trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều hình thức và mô hình liên kết nhưng chưa được phát hiện và tổng kết. Các hình thức và mô hình liên kết tự nguyện do hộ nông dân và doanh nghiệp tự thiết lập không được quan tâm. Các cơ quan thành phố chỉ tập trung cho hình thức và mô hình do chương trình đề án hỗ trợ nên thường đơn điệu, cứng nhắc.
(2) Mục tiêu
Thúc đẩy đa dạng hóa liên kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện và nhu cầu của hộ nông dân và doanh nghiệp.
(2) Nội dung giải pháp
- Đa dạng hóa liên kết: Với đặc điểm KDNN cho tiêu dùng tại chỗ nên liên kết của nông dân Hà Nội mang r đặc điểm liên kết trong DNN đô thị. Ngoài khuyến khích HND liên kết trực tiếp với DN thì liên kết trực tiếp với nông dân khác, với người tiêu dùng tập thể hoặc cá nhân, thậm chí với thương lái thu gom cũng cần được khuyến khích và tổ chức lại với mục tiêu quản lý được vệ sinh an toàn thực phẩm và mang lại lợi ích cho nông dân. Hộ nông dân có thể tự quyết định liên lựa chọn liên kết trưc tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp và các bên liên quan. Các chính sách và cơ quan quản lý chỉ nên gợi ý, phân t ch để nông dân tự lựa chọn, quyết định không nên đặt điều kiện bắt buộc theo ý chủ quan.
Qua kết quả nghiên cứu Luận án có một số gợi ý cụ thể về hình thức, cơ chế và lĩnh vực liên kết với 4 sản phẩm lựa chọn.
- Xác định rõ quan hệ của hộ nông dân, doanh nghiệp và các tác nhân khác trong triển khai hợp tác liên kết kinh doanh nông nghiệp.
Cho đến nay các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ nông nghiệp cũng như các hoạt động tổ chức quản lý liên kết chủ yếu hướng vào doanh nghiệp, HTX còn nông dân và các tác nhân khác hầu như rất t được đề cập trong khi có những khâu nông dân và các tác nhân khác lại giải quyết được những ách tắc trong kinh doanh. Ví dụ để có sản lượng lớn thì nông dân phải hợp tác trên cùng cánh đồng, hợp tác giữa các trang trại với nhau; Để tiêu thụ thì chủ yếu nông dân tự lo hoặc hợp tác với nông dân khác, với tư thương, thu gom. Để khắc phục sự lệch lạc trong xác định vị trí các bên trong liên kết thì cần một số điểm như:
+ Thiết kế mô hình liên kết giữa hộ nông dân, doanh nghiệp và các tác nhân khác một cách cụ thể trong từng chương trình, dự án hỗ trợ của thành phố.
+ Cho nông dân được tham gia nhiều hơn trong các cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp để hai bên tự thảo luận cách thức liên kết và phân chia trách nhiệm.
Tránh việc các cơ quan triển khai dự án làm thay nông dân và doanh nghiệp.
Bảng 4.27. Một số gợi ý về hình thức, cơ chế và lĩnh vực liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp
TT Nội dung Quả Rau Lợn Gà
1 Hình thức LK
2 Lĩnh vực tiên nhất trong LK
-Khuyến khích trực tiếp
-Có thể gián tiếp qua thu gom, HTX -Giống gốc, quản lý chất lượng quả sạch cho siêu thị cao cấp
-Khuyến khích trực tiếp -Có thể gián tiếp qua tổ chức nghề nghiệp hoặc nông dân hạt nhân -LK về thú y, giết mổ, khai thác phân và vệ sinh chuồng trại
3 Cơ chế LK -Khuyến khích hợp đồng chính thức;
-Có thể thỏa thuận bằng giấy viết tay, tin nhắn, zalo;
-Giảm tối đa thỏa thuận bằng gọi điện thoại hoặc;
Các biện pháp này sẽ tăng trách nhiệm hơn và có căn cứ x lý vi phạm.
3 Lĩnh vực liên kết
- Các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng cần đóng vai trò trọng tài trung gian để tiếp tục tổ chức các hội thảo, hội nghị lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, người sản xuất, thương lái, thu gom… trao đổi thảo luận chỉ ra các ách tắc, tồn tại, bất cập trong liên kết nói chung và liên kết theo chuỗi nói riêng nhằm tháo gỡ các nút thắt trong liên kết giữa các tác nhân mà vai trò của doanh nghiệp làm trung tâm phân phối là chủ đạo để chuỗi giá trị nông sản phát triển bền vững.
- Xây dựng bộ nguyên tắc để minh bạch thông tin giữa các bên liên kết nhằm xác định được chuỗi giá trị trên cơ sở chuỗi liên kết từ đó giảm thiệt thòi cho nông dân và tạo tin tưởng cho người tiêu dùng với các sản phẩm an toàn. Các bên cũng được chia sẽ kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong việc chia s lợi nhuận, rủi ro với các tác nhân để tạo ra chuỗi liên kết…
- Xác định tiêu chuẩn liên kết và tác nhân liên kết trong kinh doanh
hi đánh giá, tổng kết các chương trình đề án hỗ trợ từ ngân sách thành phố cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn liên kết theo các giai đoạn, không nên nói chung chỉ là liên kết.
Trong kinh doanh có liên kết theo giai đoạn nên cần xem xét các liên kết đa dạng trong các giai đoạn. Liên kết giữa bao nhiêu thành phần trong từng giai đoạn.
Trong từng giai đoạn lại có những liên kết giữa hộ với các thành phần khác kể cả doanh nghiệp để hoàn thành cùng một chức năng.
Hiện nay ở Hà Nội hầu như chỉ nói chung là liên kết, liên kết giữa các giai đoạn còn liên kết trong một giai đoạn không được đề cập nhiều nên tạo ra sản phẩm không đồng đều, không đảm bảo chất lượng từ đó doanh nghiệp không thể tiêu thụ, không thể ký hợp đồng hoặc phá hợp đồng.
4.4.2.2. oàn thiện chính sách hỗ trợ và quản lý liên kết của thành phố (1) Căn cứ đề xuất
Phân công điều hành liên kết kết chưa thật sự hợp lý, chưa hướng vào lợi ích của nông dân Hà Nội. Các hỗ trợ qua chương trình đề án chưa thu hút nông dân, chưa chú ý đến nông dân, mới tập trung vào mô hình liên kết qua HTX, do vậy, đây là một giải pháp mới.
(2) Nội dung giải pháp
-Về quản lý liên kết trong kinh doanh nông nghiệp của thành phố
Như phần trên đã chỉ ra thì chính sách của thành phố có ảnh hưởng lớn tới thúc đẩy liên kết trong đó quản lý liên kết là một yếu tố vĩ mô rất quan trọng. Để có tác động tích cực hoàn thiện quản lý liên kết của thành phố nên hướng vào ba khía cạnh là ổn định phân công điều hành, cập nhật thông tin và giám sát.
+Về công tác điều hành liên kết trong KDNN thành phố nên tập trung vào một cơ quan không nên phân tán ở nhiều cơ quan. Qua kết quả phân tích cho thấy Sở NN và PTNT là đơn vị thích hợp nhất vì Sở này là cơ quan tham mưu cho thành phố tất cả các vấn đề về nông nghiêp-nông dân-nông thôn. Sở có liên hệ trực tiếp về các vấn đề chuyên ngành với Bộ NN và PTNT và tạo lợi ích nhiều hơn cho nông dân Hà Nội trong liên kết. Sở NN có thể chọn Chi cục PTNT hoặc Trung tâm PTNN chỉ đạo theo dõi trực tiếp với vai trò thúc đẩy và trung gian giải quyết các vi phạm của hộ và doanh nghiệp thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, tháo gỡ khó khăn, giám sát và giải quyết các tranh chấp giữa các bên.
+Để có thông tin đầy đủ, thực tế thì thành phố cần điều tra khảo sát để có cơ sở dữ liệu về liên kết làm chỗ dựa cho các báo cáo đánh giá từ đó tránh việc báo cáo đánh giá chủ quan, thành tích thiếu thông tin minh chứng. Đặc biệt dạng tự liên kết là phổ biến nhất nhưng không được chú ý vì vậy cần có thông tin và tổng kết đầy đủ hơn để thấy sự năng động của nông dân và doanh nghiệp trong đa dạng liên kết.
+Công tác giám sát cần được tăng cường và cải thiện để thấy rõ thực chất thành t ch do cơ quan chuyên môn báo cáo lên. Việc giám sát nên từ nhiều phía như hội đồng nhân dân, mặt trận, đoàn thể, cơ quan khoa học, DN và HND.
-Về chính sách hỗ trợ liên kết của thành phố
Các cơ quan liên quan cần đưa ra hệ thống các chính sách nhằm tăng cường mối liên kết, tạo điều kiện để người sản xuất nói chung và doanh nghiệp nói riêng liên kết với người cung cấp đầu vào, tiêu thụ. Thành phố chỉ đạo và triển khai xây dựng hệ thống chính sách liên kết với từng nội dung liên kết, từng giai đoạn liên kết và từng sản phẩm liên kết. Tổ chức chỉ đạo hoạch định chính sách phân cấp cho từng đơn vị quản lý theo ngành dọc. Lồng ghép chính sách tăng cường liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp với các chính sách phát triển, với các tổ chức kinh tế cũng như chiến lược phát triển kinh tế của vùng.
Chính sách hỗ trợ của thành phố thể hiện rõ nhất qua các chương trình đề án. Thúc đẩy hộ tham gia nhiều hơn trong các chương trình hỗ trợ của thành phố trước hết cần cải thiện khâu thiết kế liên kết hợp lý với loại kinh doanh và bình đẳng với mội thành phần kinh tế trong nông thôn. Hiện nay các chương trình hỗ trợ KDNN của Hà Nội thường thiết kế liên kết qua HTX. Việc này là đúng nhưng chưa đủ vì có những chương trình, những vùng hàng hóa HTX không có khả năng như hộ nông dân. Các chương trình nên điều chỉnh như sau:
+ Tùy chương trình mà chọn mô hình liên kết phù hợp. Chương trình cây ngắn ngày chủ yếu liên kết HTX - Doanh nghiệp. Chương trình cây ăn quả, chăn nuôi, hoa, chè chủ yếu liên kết hộ - doanh nghiệp.
+ Khi thiết kế mô hình liên kết cần cho nông dân tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp để thảo luận mọi vấn đề và ký kết với nhau, tránh việc làm thay của chương trình.
+ Th nghiệm liên kết giữa các hộ nhỏ với doanh nghiệp thông qua một hộ chủ lực với điều kiện hộ này có khả năng tổ chức nông dân để thực hiện cam kết với doanh nghiệp. Việc này tránh cho hộ phải thông qua các HTX kém năng lực.
+ Các chương trình cần có tiêu chuẩn lựa chọn hộ và doanh nghiệp, cả hai bên phải cam kết tham gia một số chu kỳ kinh doanh để tránh liên kết hời hợt, bị động, hình thức. Sau mỗi kỳ kinh doanh cần đánh giá để có quyết định cho kỳ sau.
+ Mỗi chương trình cần xây dựng thành công một vài mô hình liên kết theo chuỗi, lặp lại nhiều kỳ kinh doanh trước khi tuyên truyền và nhân rộng. Lấy hợp đồng kinh tế để đánh giá thành công trong liên kết của chương trình thay cho lấy biên bản thỏa thuận để tuyên truyền như hiện nay.
4.4.2.3. Nâng cao vai trò và khả năng của doanh nghiệp trong liên kết với hộ nông dân
(1) Căn cứ đề xuất
Doanh nghiệp có vai trò thúc đẩy, hướng dẫn nông dân tham gia liên kết nhưng do đặc điểm tổ chức và khả năng khác nhau mà vai trò sẽ không đồng nhất. Các doanh nghiệp nông nghiệp hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thường nhỏ và t được tiếp cận chính sách nên khả năng dẫn dắt nông dân thấp.
(2) Nội dung giải pháp
-Với đặc điểm kinh doanh nông nghiệp của nông dân Hà Nội là hướng vào cung cấp sản phẩm tươi sống của nông nghiệp Hà Nội cho tiêu dùng Hà Nội còn những sản phẩm phải sơ chế, chế biến thì chủ yếu do các địa phương khác cung cấp.
Vì vậy thành phố cần xác định rõ vai trò của các loại doanh nghiệp nhưng chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa từ đó có những hỗ trợ như:
+ Khảo sát khả năng, mong muốn, những khó khăn và ý định liên kết của doanh nghiệp từ đó thành phố sẽ chọn được những doanh nghiệp phù hợp để hỗ trợ và xây dựng mô hình liên kết.
+ Tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc nhiều hơn với nông dân Hà Nội bằng cách tổ chức các hội nghị, diễn đàn có nhiều nông dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng chỉ chú ý doanh nghiệp như hiện nay mà bỏ quên nông dân.
+ Nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp và nông dân về liên kết nói chung, liên kết trong KDNN, liên kết theo Nghị định 98 và các nghị quyết của thành phố. Tuyên truyền, giải th ch để xóa các mặc cảm của doanh nghiệp với cán bộ và nông dân Hà Nội.
- Để có liên kết thành công thì trong khi thảo luận hình thức, cơ chế, mô hình cụ thể doanh nghiệp cần chủ động dẫn dắt hộ nông dân như:
+ Thỏa thuận cụ thể với nông dân trong từng giai đoạn kinh doanh, chịu sự giám sát của hộ trong thực hiện liên kết, khi gặp khó khăn, rủi ro thì bàn bạc với nông dân, cung cấp thông tin cho nông dân;
+ Linh hoạt liên kết trực tiếp và gián tiếp với nông dân;
+ Nâng cao khả năng liên kết toàn diện với nông dân cả trong cung ứng đầu vào, hỗ trợ sản xuất và mua sản phẩm;
- Doanh nghiệp cần phát triển kinh doanh tổng hợp để có thêm kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và chủ động nguồn hàng khi nông dân không đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể:
+ Các doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức thêm sản xuất nông nghiệp bằng cách thuê đất của hộ nông dân hoặc đất xen kẹt của thành phố.
+ Các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp cần phát triển cả khả năng tiêu thụ, xuất nhập khẩu.
+ Các doanh nghiệp giết mổ nên th nghiệm dạng liên kết gia công với một số ít hộ vì thực tế ở Hà Nội các cơ sở này thường kết hợp giết mổ để bán và giết mổ thuê.
- Doanh nghiệp khai thác mọi khả năng để có vốn lưu động nhằm tăng cường hỗ trợ cho hộ nông dân trong kinh doanh, những hoạt động cần hỗ trợ nhất là:
+ Ứng trước vốn lưu động hoặc vật tư cho hộ nhằm hỗ trợ hộ và tạo niềm tin cho nông dân để thu mua được sản phẩm nhất là với cây ăn quả.
+ Hỗ trợ kỹ thuật bằng cách tăng cường đội ngũ cán bộ (cả về số lượng và trình độ) để bảo đảm tư vấn kỹ thuật và quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất của hộ nông dân.
+ Hỗ trợ vật tư đầu vào bằng cách lựa chọn và đàm phán với các nhà cung cấp (máy móc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) có uy t n để cung ứng cho hộ nông dân nhằm bảo đảm chất lượng, chủng loại và giá cả hợp lý.
+ Hỗ trợ trong thanh toán và tạo vốn lưu động bằng cách Doanh nghiệp có thể ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp và cho nông dân chậm thanh toán hoặc trừ vào tiền mua sản phẩm với mức lãi suất ưu đãi. Sự hỗ trợ này không chỉ góp phần giải quyết khó khăn của hộ nông dân mà còn đóng vai trò thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên tham gia.
+ Hỗ trợ cho các nhóm trưởng, tổ trưởng của nông dân bằng cách Doanh nghiệp có quy chế ưu đãi đối với các tổ trưởng (ví dụ hàng năm doanh nghiệp tổ chức cho đi tham quan học tập kinh nghiệm, đi tham dự hội chợ, hội nghị, hội thảo về phát triển sản xuất quả chất lượng cao, chè an toàn, lợn hữu cơ..., đi thăm hoặc tiếp xúc với các khách hàng là các khách sạn, nhà hàng, siêu thị…Thậm chí có thể cho nông dân tiếp xúc với các các nhà nhập khẩu quả sang Nhật mà Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ, hoặc các nhà nhập khẩu rau sang Pháp với sự hợp tác giữa Hà Nội với thành phố Montepri, hoặc nhập khẩu nhãn chín muộn sang Mỹ…
- Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển thị trường cho doanh nghiệp, đặc biệt là cần tìm hiểu và nắm vững xu hướng cầu. Doanh nghiệp có thị trường đầu ra ổn định, duy trì tốt khả năng cạnh tranh, là điều kiện để quan hệ liên kết diễn ra trôi chảy và thông suốt. Phát triển kỹ năng đàm phán kinh doanh và coi trọng uy tín kinh doanh. Kỹ năng đàm phán tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp
nhiều cơ hội trong kinh doanh, hạn chế tình trạng thua thiệt (bị ép giá, phải chấp nhận mức trừ lùi cao).
- Hỗ các doanh nghiệp làm tốt hơn vai trò nòng cốt, dẫn dắt, tổ chức và quản lý liên kết thông qua chính sách tín dụng, thủ tục thuê đất, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ rủi ro, giám sát thực hiện hợp đồng liên kết…
- Tạo điều kiện thuận lợi, có các ch nh sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp về chế biến, tiêu thụ nông sản vào hoạt động trên địa bàn và tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa bàn như: miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp trong những năm đầu hoạt động;
tạo môi trường pháp lý thông thoáng, tiện lợi cho doanh nghiệp vào hoạt động;
cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi,…
4.4.2.4. Phát triển hình thức tổ chức kinh doanh trang trại (1) Căn cứ đề xuất
Hộ nông dân được tổ chức kinh doanh theo 2 hình thức là hình thức kinh doanh trang trại và hình thức kinh doanh hộ. Hình thức kinh doanh trang trại có khả năng tham gia liên kết với doanh nghiệp trong tất cả các giai đoạn kinh doanh nông nghiệp đều cao hơn hình thức tổ chức kinh doanh hộ. Với Hà Nội chủ yếu là kinh doanh theo hình thức hộ nên khó liên kết với doanh nghiệp vì quy mô và hàng hóa ít, khó quản lý.
(2) Nội dung giải pháp
Trong hai hình thức tổ chức kinh doanh của hộ nông dân thì hình thức tổ chức kinh doanh trang trại có ảnh hưởng tích cực hơn trong thúc đẩy tham gia liên kết với doanh nghiệp. KDNN của hộ nông dân Hà Nội cũng được tổ chức theo 2 hình thức là hộ và trang trại nhưng hình thức hộ là chủ yếu. Hình thức tổ chức trang trại thúc đẩy hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp mạnh mẽ hơn.
Hình thức trang trại tăng lên sẽ thúc đẩy liên kết trực tiếp của hộ với doanh nghiệp. Hà Nội có gần 3200 trang trại, trong đó số được cấp chứng nhận theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT chỉ có 1637 (chiếm 0,6% tổng số hộ nông dân) là quá ít. Với Hà Nội có thể tăng trang trại bằng một số cách như: Vận động các hộ nông dân bán hoặc cho thuê đất lâu dài, đổi đất, góp đất cho trang trại chủ lực;
Tăng chất lượng kinh doanh để tăng quy mô kinh doanh thông qua doanh thu và vốn lớn đạt tiêu chí kinh tế trang trại.