Thị xã Sơn Tây là địa danh du lịch của Hà Nội với nhiều địa chị và sản vật như nhà cổ Đường Lâm, gà m a Sơn Tây. Gà m a Sơn Tây vừa là sản vật cho du lịch vừa là sản phẩm OCOPs trong chương trình phát triển nông thôn nên cần tìm cách bảo tồn và phát triển. Vì vậy tháng 3/2015 Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà M a Sơn Tây được thành lập với 23 hội viên, chủ yếu là các hộ chăn nuôi gà M a trên địa bàn Thị xã. Đến tháng 7/2018 Hội đã có 26 hội viên (trong đó có một DN chuyên về công tác ấp nở và tiêu thụ con giống) với tổng đàn gà là 90.000 con. Hội đã tự xây dựng Chuỗi liên kết Chăn nuôi -tiêu thụ gà Mía; Xây dựng, quản lý và s dụng nhãn hiệu tập thể gà M a Sơn Tây. Hội cũng đã giúp hội viên liên kết với DN trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giới thiệu sản phẩm, ứng thức ăn gia súc.
Nguồn: Trao đổi với ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà m a Sơn Tây ngày 18/6/2018 Các tổ chức nghề nghiệp của nông dân được lập ra nhằm mục đ ch hỗ trợ nhau phát triển KDNN. Các tổ chức nghề nghiệp của nông dân thường là hội, hiệp hội, câu lạc bộ… Tuy Hà Nội chưa chú ý đến các hội nghề nghiệp của nông dân nhưng cũng đã có một số tự lập ra và sau đó cũng được đỡ đầu bởi một số chương trình của nhà nước. Một số hội nghề nghiệp thường được nhắc tới ở Hà Nội như: Hội chăn nuôi và tiêu thụ M a Sơn Tây, Câu lạc bộ trang trại tr xã Cổ Đông (Sơn Tây), Hội nhãn chín muộn Hoài Đức, Hội bưởi đường Quế Dương...
Các tổ chức nghề nghiệp có thể thay mặt nông dân tìm nguồn cung ứng vật tư, giống, hỗ trợ kỹ thuật từ các DN để mua chung về phân phối cho các hộ hoặc giới thiệu DN với HND sau đó hai bên sẽ thỏa thuận LK trực tiếp với nhau. Về tiêu thụ sản phẩm các hội nghề nghiệp có thể tự tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho hội viên hoặc kết nối để nông dân thỏa thuận bán trực tiếp cho doanh nghiệp, giúp làm thương hiệu, tổ chức đào tạo tập huấn... Tuy vậy dạng liên kết này cũng chỉ mới l t , thu hút được một số ít nông dân làm mô hình với sự hỗ trợ của nhà nước, vai trò DN chưa cao, chỉ mang t nh tượng trưng.
4.3.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
4.3.2.1. Ảnh hưởng của quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Các DN trên địa bàn thành phố Hà Nội có quy mô nhỏ về cả lao động và vốn. Đây cũng là tình trạng chung của cả nước. Riêng các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm thì quy mô lại càng nhỏ. Các DN thường là nhỏ và siêu nhỏ. Các DN chủ yếu tập trung ở các quận nội thành.
Theo nguyên tắc có thể phân chia DN theo hình thức kinh doanh bao gồm 3 loại là DN sản xuất, DN thương mại và DN tổng hợp. Với các DN trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp thì hầu như không có loại chuyên sản xuất mà chỉ có hai loại là DN thương mại và DN tổng hợp. Số DN tổng hợp chiếm đa số. Số này chủ yếu là mua bán nhiều loại cả đầu vào, sản phẩm và tổ chức sản xuất đầu vào, sản phẩm.
Đặc điểm, quy mô và cách thức thỏa thuận của các DN có ảnh hưởng tới liên kết. DN thương mại và tổng hợp liên kết trong cả 3 giai đoạn nhưng chỉ có 20-25% tham gia. DN sản xuất chỉ liên kết trong mua sản phẩm của hộ để tăng số bán ra. DN siêu nhỏ và nhỏ chủ yếu liên kết trong bán vật tư và mua sản phẩm của hộ vì loại này thường mua số lượng sản phẩm ít và không cần chất lượng cao.
DN vừa chủ yếu liên kết trong bán đầu vào và sản xuất ít liên kết trong tiêu thụ vì số lượng sản phẩm của hộ ít, chất lượng không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy có ảnh hưởng thúc đẩy liên kết nhưng cũng tỷ lệ tham gia của DN còn thấp với 20% trong cung ứng, 26% trong sản xuất và tiêu thụ (Điều tra doanh nghiệp, 2018). Một số trường hợp do cách thức thỏa thuận của DN nên đã ảnh hưởng tiêu cực tới tham gia của nông dân. Hộ nông dân là chủ thể trong tham gia liên kết với DN nên bản thân hộ ảnh hưởng rất lớn tới liên kết. Nhận thức, ý thức, sở th ch, điều kiện kinh tế, đặc điểm kinh doanh, quan hệ xã hội… của các hộ là khác nhau và đưa dến quyết định liên kết cũng khác nhau. Để có thể định lượng ảnh hưởng của các khía cạnh trên tác giả đã chọn một số yếu tố ch nh để phân tích bằng hàm Logit.
4.3.2.2. Ảnh hưởng từ vai trò ầu tàu của doanh nghiệp
Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiêp. Qua thực trạng liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hiện nay đã
khẳng định DN có vai trò chủ đạo trong việc định hướng thị trường, quyết định đến tính bền vững của chuỗi liên kết. DN có ảnh hưởng tích cực tới thúc đẩy liên kết trong nhiều khía cạnh như cung ứng, sản xuất, tiêu thụ, cho mua chịu, cho thanh toán chậm, có trường hợp còn tập huấn, cho vay tín dụng... Tuy vậy cũng có những trường hợp DN gây ảnh hưởng tiêu cực kìm hãm liên kết. Ví dụ:
Trường hợp liên kết giữa hộ nuôi bò sữa ở Gia Lâm, Ba Vì với công ty sữa quốc tế IDP thì nông dân bị ép giá, ép cấp nên các năm 2015-2017 giá sữa liên tục giảm trong khi đó một số hộ lại bị ép mua cám của DN cho bò với giá cao. Vì bị o ép nên nông dân phải đổ sữa hoặc bán bò.
Trường hợp chăn nuôi gia công cho công ty CP của nông dân xã Cổ Động, thị xã Sơn Tây thì nông dân bị công ty áp đặt tất cả từ việc chuẩn bị chuồng trại đến mua giống, khóa thức ăn, thanh toán tiền sản phẩm khấu trừ lợn giống... nên nông dân cũng phải bỏ liên kết để sang làm ăn với DN khác.
Một số DN còn thất tín gây tổn hại lớn cho nông dân như trường hộ anh Thông ở Mê Linh cam kết trồng đậu rau cho DN chê sbieens đưa đi Đài Loan. DN báo thu hoạch trong ngày chiều đến chở và thanh. Đã thực hiện được 3 lần, giao nhận và tanh toán nghiêm túc. Đến lần thứ tư nông dân tập kết sản phẩm nhưng chờ tới 2 ngày không liên he được với doanh nghiệp, đỗ hỏng, lỗ mất 200 triệu.
4.3.2.3. Ảnh hưởng từ tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp
Đa số các DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp là nhỏ, ít được hỗ trợ từ chính sách nên rất khó tiếp cận vốn để tăng cường trnag bị kho bải, trang thiết bị hiện đại nên không có khả năng ứng trước cho nông dân. Chỉ đến mùa vụ khi cần họ mới mua và mua để bán ngay. Khi nông dân thu hoạch sản phẩm do dư thừa nên DN có cớ để hạ giá gây thiệt hại cho người sản xuất.
DN chưa chú ý hướng dẫn và cung cấp thông tin cho hộ nông dân. Khi liên kết thì DN thường là bên dẫn dắt hộ nông dân trong các thủ tục thương thảo ký thỏa thuận. Nhiều hộ nông dân cũng không có hiểu biết và thường tin theo tuyên truyền hoặc gợi ý của cán bộ địa phương. Một số trường hợp DN không hướng dẫn thông tin nên hộ nông dân không hiểu và dẫn đến DN gặp khó khăn trong liên kết. Một số trường hợp khác thì do các doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ nhu cầu nên nông dân gặp khó khăn.