Hộp 4.8. Cung cấp và hướng dẫn thông tin của doanh nghiệp
4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía hộ nông dân tới liên kết giữa hộ với doanh nghiệpdoanh nghiệp
4.3.3.1. Ảnh hưởng từ hình thức tổ chức kinh doanh của hộ nông dân
Tổ chức kinh doanh của hộ nông dân được chia thành hai loại là hình thức trang trạ và hình thức hộ. Tổ chức kinh doanh có ảnh hưởng khác nhau tới thúc đẩy liên kết trong các giai đoạn kinh doanh. Tính toán cụ thể hơn cho trường hợp hộ trang trại và hộ nông dân sẽ thấy sự khác biệt giữa hai hình thức tổ chức sản xuất.
Kết quả thống kê các giá trị trung bình của các biến số ước lượng trong mô hình Logit cho cả mẫu điều tra, và cho 2 nhóm hộ nông dân và hộ trang trại, cũng như giá trị kiểm định (t-value) sự khác biệt giữa trung bình của 2 nhóm được thể hiện trong bảng 4.18. Nhìn chung kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt rất rõ nét giữa 2 hình thức tổ chức kinh doanh giữa nhóm hộ và nhóm trang trại trong mẫu điều tra, cụ thể:
+ Cả hộ trang trại và hộ nông dân đều có những quan hệ hợp tác, liên kết với doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu tốt trong kinh doanh nông nghiệp.
+ Cả hộ trang trại và hộ nông dân có sự giảm dần liên kết theo cả 4 mức độ như vậy chứng tỏ dễ nhất là hợp tác liên kết trong phân phối đầu vào còn liên kết tiêu thụ khó nhất trong cả 3 giai đoạn, liên kết toàn bộ càng khó khăn hơn.
+ Tỷ lệ hợp tác liên kết của hộ trang trại cao hơn rất nhiều so với hộ nông dân chứng tỏ hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trang trại có ảnh hưởng tích cực đến liên kết.
Bảng 4.18. Quan hệ giữa hình thức tổ chức kinh doanh và liên kết giữa hộ với doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu
1 Liên kết trong cung ứng đầu vào -Từ doanh nghiệp
-Ràng buộc bằng Hợp đồng
-Mức độ thực hiện hợp đồng BQ
2 Liên kết trong sản xuất sản phẩm -Từ doanh nghiệp
-Ràng buộc bằng Hợp đồng
-Mức độ thực hiện hợp đồng BQ
3 Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm -Từ doanh nghiệp
-Ràng buộc bằng Hợp đồng
-Mức độ thực hiện hợp đồng BQ
111
+ Trang trại có liên kết với doanh nghiệp nhiều hơn, chặt chẽ hơn và nghiêm túc hơn trên cả 3 lĩnh vực cung ứng đầu vào, sản xuất, tiêu thụ.
+ Với hộ trang trại tỷ lệ liên kết với doanh nghiệp cao nhất là khâu cung ứng đầu vào, tiếp theo là sản xuất và cuối cùng là tiêu thụ. Tỷ lệ có ràng buộc bằng hợp đồng cũng có xu hướng như tỷ lệ có liên kết.
+ Với hộ nông dân tỷ lệ liên kết với doanh nghiệp cao nhất là trong sản xuất, tiếp theo là cung ứng đầu vào và trong tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ 3,6%.
Tỷ lệ có ràng buộc hợp đồng của hộ ngược lại cao nhất trong tiêu thụ sau đó đến sản xuất và cuối cùng là cung ứng.
+ Mức độ thực hiện hợp đồng được tính theo 4 mức điểm khác nhau. Rất tốt là 1, tốt là 2, bình thường là 3 và kém là 4. Mức điểm càng cao thì thực hiện hợp đồng càng kém đi. Điểm bình quân trong thực hiện hợp đồng của nhóm hộ trang trại trong cung ứng đầu vào là 1,16 nằm trong khoảng tốt đến rất tốt nhưng nghiêng về phía rất tốt có nghĩa cơ bản là rất tốt; mức điểm bình quân trong liên kết sản xuất là 1,85 có nghĩa cơ bản là tốt; mức điểm bình quân trong liên kết tiêu thụ là 1 có nghĩa là rất tốt.
Với hộ trang trại mức điểm bình quân trong liên kết cung ứng là 2,23 - cơ bản là tương đối tốt; mức điểm bình quân trong liên kết sản xuất là 3,12 có nghĩa là dưới mức trung bình; riêng trường hợp có ký được hợp đồng thì thực hiện rất tốt.
4.3.3.2. Ảnh hưởng của tham gia các mô hình ược ngân sách hỗ trợ
Hỗ trợ từ ngân sách cho hộ thể hiện qua việc hộ được chọn tham gia các mô hình từ đó được nhận hỗ trợ bằng vật chất hoặc các hình thức khác. Các chương trình, đề án, dự án thường lựa chọn một số hộ làm mô hình, số này được hỗ trợ nhiều mặt từ đó có ảnh hưởng đến liên kết ít nhất là trong giai đoạn đang còn hỗ trợ. Các đơn vị triển khai dự án khi báo cáo cũng chỉ xem xét liên kết ở các mô hình vì đây là nơi để các đơn vị triển khai báo cáo thành tích với thành phố.
Kết quả thống kê các giá trị trung bình của các biến số ước lượng trong mô hình Logit cho cả mẫu điều tra, và cho 2 nhóm hộ nông dân tham gia mô hình và hộ không tham gia mô hình, cũng như giá trị kiểm định (t-value) sự khác biệt giữa trung bình của 2 nhóm được thể hiện trong bảng 4.19. Nhìn chung kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt rất rõ nét giữa 2 nhóm hộ nông dân tham gia mô hình và hộ không tham gia mô hình, cụ thể:
Cả hai loại hộ đều có liên kết trong các giai đoạn. Hộ mô hình thường được các cơ quan triển khai kết nối còn hộ ngoài mô hình thường do họ tìm kiếm.
Bảng 4.19. Quan hệ giữa tham gia mô hình & liên kết giữa hộ với doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu
1 LK DN trong cung
ứng đầu vào
2 L DN trong sản xuất
3 L DN trong tiêu thụ
4 Liên kết toàn bộ
Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; NS không có ý nghĩa thống kê
Nguồn: Điều tra hộ (2018) Trong cung ứng chệnh lệch giữa hai loại hộ không nhiều còn trong tiêu thụ chênh lệch lớn vì liên kết tiêu thụ khó khăn hơn. Các đơn vị triển khai thường tìm kiếm một số doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ các doanh nghiệp mua một số để đưa vào siêu thị, c a hàng của họ. Nếu không có hỗ trợ từ ngân sách thì các siêu thị cũng có thể không mua. Như vậy các hộ được chọn tham gia mô hình có lợi hơn là hộ không được.
4.3.3.3. Ảnh hưởng của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tới liên kết
Nội dung này phân tích ảnh hưởng của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh với các cây con chủ yếu trong hộ ảnh hưởng như thế nào đến liên kết giữa hộ và doanh nghiệp. Đề tài chọn nghiên cứu ảnh hưởng của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu là cây ăn quả, rau, hoa, lợn, gà tới tiên kết. Qua phân tích cho thấy hướng sản xuất kinh doanh khác nhau có ảnh hưởng tới liên kết.
Liên kết trong cung ứng đầu phổ biến nhất là gà, sau đó là lợn, cây ăn quả, với rau không đáng kể. Liên kết trong sản xuất phổ biến nhất là gà, sau đó là lợn, rau và cuối cùng là cây ăn quả. Còn tiêu thụ tuy tỷ lệ nhỏ nhưng đã có sự phân bố và thấp nhất là rau.
Bảng 4.20. Quan hệ giữa các lĩnh vực kinh doanh và liên kết giữa hộ với doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu ĐVT Cây ăn quả Rau Lợn Gà
I Phân theo loại sản phẩm
1 L trong cung ứng đầu vào
Tỷ lệ
2 L trong sản xuất
Tỷ lệ
3 LK trong tiêu thu
Tỷ lệ
II Phân theo lĩnh vực kinh doanh
1 L trong cung ứng đầu vào
Tỷ lệ
2 L trong sản xuất
Tỷ lệ
3 LK trong tiêu thu
Tỷ lệ
Nguồn: Điều tra hộ (2018) Theo lĩnh vực thì liên kết trong chăn nuôi luân cao hơn trồng trọt trong cả 3 giai đoạn. Sự chênh lệch giữa liên kết trồng trọt và chăn nuôi rất rõ rệt.
4.3.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan tới ngu n lực và nhận thức của hộ nông dân
Các nguồn lực của hộ nông dân như lao động, đất đai sản xuất, diện tích chuồng trại, tài sản, người điều hành kinh doanh... có ảnh hưởng tới liên kết của hộ với doanh nghiệp. Các phân t ch được thể hiện ở phụ lục 2 và phân tích dịnh lượng ở phần tiếp theo. Trên thực tế, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng trong thúc đẩy liên kết, như Nguyễn Duy Cần & cs. (2013) đã nêu trường hợp liên kết trong tiêu thụ sản phẩm lúa tại An Giang, với sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía chính quyền địa phương - một tác nhân có tầm quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của mô hình liên kết “4 nhà .
Ngoài nguồn lực thì nhận thức của hộ về thực hiện cam kết với doanh nghiệp cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Một số ý kiến cụ thể của doanh nghiệp được thể hiện trong hộp sau đây.