Ngày giảng Lớp Sĩ số
/ / 201 / / 201 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp, kĩ thuật: câu hỏi, bài tập; Đọc kể một vài câu chuyện mà em biết của về đất nước Đan Mạch, quan sát tranh; trò chơi,...
Cách 1: GV Cho học sinh xem hình ảnh Em bé Siria chết trên bờ biển trong lần đi tị nạn
Gv: Hình ảnh này gợi cho em điều gì?
Hs: Sự thương cảm, xót xa, phẫn nộ
Gv: Vậy các con có cảm thấy mình thật may mắn khi được ngồi học tập ở đây, được yêu thương, chăm sóc, bảo vệ, che chở và tôn trọng không?...Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có may mắn như chúng ta, đúng không các con? Một trong những bạn nhỏ thiếu may mắn ấy chính là cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Đan Mạch An đéc xen
127
Cách 2: Cho học sinh nghe hoặc hát bài "Thiếu nhi thế giới liên hoan"
Sau khi hết nhạc , giáo viên nhấn nhá lại giai điệu bài hát để nhấn mạnh cho học sinh:
Vui liên hoan, thiếu nhi thế giới. Ta ca hát vang lên niềm vui. Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biển núi, trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời, vang khúc ca yêu đời"
Nhận xét cho cô về giai điệu bài hát: tươi vui, khỏe khoắn thể hiện niềm yêu đời, yêu cuộc sống tươi đẹp...
Đúng vậy, trẻ em là những mầm non hồn nhiên, đáng yêu và luôn xứng đáng được yêu thương, nâng niu, trân trọng. Tuy nhiên, có một nghịch lí là không phải tất cả những đứa trẻ sinh ra đều được sống trong yêu thương. điển hình cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Đan Mạch An đéc xen
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
GV hướng dẫn h/s chơi trò chơi” ai biết nhiều hơn” để giới thiệu về tác giả, tác phẩm
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
? Hãy giới thiệu những tác phẩm chính của ông?
? Nêu xuất xứ của văn bản “Cô bé bán diêm”?
- Trình chiếu sile 2- chân dung nhà văn - GV chốt kiến thức
GV nhấn mạnh thêm:
- Truyện của An-đéc- xen nhẹ nhàng, tươi mát, toát
I. Giới thiệu chung 1. Tác giả
- An-đéc-xen (1805- 1875)
- Là nhà văn Đan Mạch, nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em...
128
lên lòng thương yêu con người nhất là những người nghèo khổ và tin vào những điều tốt đẹp trên thế gian.
- Nhiều truyện ông biên soạn từ truyện cổ tích, nhiều truyện do ông sáng tạo ra
- Tổng số có tới 168 truyện được khơi từ nhiều nguồn: văn học dân gian, văn học viết và cả những hư cấu sáng tạo độc lập của nhà văn.
GV cho hs xem phần sưu tầm của 1 số cá nhân tiêu biểu, để hs tự giới thiệu-> GV đánh giá, chấm điểm.
2. Tác phẩm
- Là một truyện ngắn có tính bi kịch.
Hoạt động nhóm Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: điền vào phiếu học tập Phân công: Nhóm 1,3,5,7,9: 3 câu đầu Nhóm 2,4,6,8,10: 2 câu cuối + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức
1. Cần đọc văn bản với giọng đọc như thế nào?
2. Giải thích một số chú thích 2, 3, 5, 7, 8, 10, 11 SGK?
3. Hãy kể tóm tắt nội dung câu chuyện? (GV chiếu nội dung tóm tắt - sile 3)
4. Hãy xác định, thể loại, PTBĐ, ngôi kể và bố cục đoạn trích và nội dung chính mỗi phần?
5. Phần thứ 2 có thể chia làm mấy đoạn nhỏ?
Dựa vào đâu có thể chia như vậy?
6. Hãy nêu nhận xét về bố cục của văn bản?
- Báo cáo: cá nhân trả lời tại chỗ theo phiếu học tập.
- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá
1. H nêu cách đọc GV chuẩn xác: Giọng chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong từng lần cô bé quẹt diêm.
GV đọc đoạn đầu truyện (đoạn đã bị lược bỏ, SGV T57, 58)
2. Giải thích từ: gia sản, trường xuân, phuốc sét, thịnh soạn, lãnh đạm, cây thông Nô - en, chí nghĩa, ảo ảnh?
3. Vào một đêm giao thừa, ngoài đường phố lạnh giá xuất hiện một em bé ngồi nép trong một góc tường, rét buốt nhưng không dám về nhà vì sợ bố đánh bởi em chưa bán được bao diêm nào. Em
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc - Chú thích, kể tóm tắt a. Đọc - chú thích
b. Tóm tắt
129
quyết định quẹt một que diêm để sưởi ấm. Lần quẹt thứ nhất em thấy ánh lửa của lò sửa, lần quẹt thứ hai thấy bàn ăn có ngỗng quay, lần quẹt thứ ba thấy cây thông nô en, lần quẹt thứ tư thấy bà hiện về. Em quẹt hết những que diêm còn lại hai bà cháu bay về chầu thượng đế. Buổi sáng mồng một đầu năm người ta thấy thi thể của em bé giữa những bao diêm. Và không ai biết được những diệu kỳ diệu em bé đã thấy.
4. (Lưu ý : Nên lấy nhân vật em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. )
GV treo bảng phụ ghi bố cục (chiếu sile 4)
- P1: Từ đầu-> bàn tay em đã cứng đờ ra ( Hoàn cảnh của cô bé bán diêm).
- P 2: Tiếp -> Họ đã về chầu Thượng đế ( Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé).
- P 3: Còn lại (Cái chết của Cô bé bán diêm).
5. Phần 2 là trọng tâm, căn cứ vào số lần cô bé quẹt diêm - 5 lần - ứng với 5 đoạn nhỏ
6. - Bố cục 3 phần mạch lạc, hợp lý.
- Kể theo trình tự thời gian và sự việc. Cách kể phổ biến của truyện cổ tích.
3 HS đọc đoạn trích, HS nhận xét GV nhận xét.
2. Kết cấu, bố cục - Thể loại: truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Ngôi kể: thứ 3 - Bố cục: 3 phần
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( )
- Tóm tắt truyện bằng lời văn của mình
- Tìm đọc các truyện cổ tích của An-đéc-xen.
- Tiếp tục phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong đoạn sự xuất hiện của em bé bán diêm trong đêm giao thừa
*Chuẩn bị cho bài sau: Cô bé bán diêm (tiếp).
- Đọc bài
- Chuẩn bị kĩ các phần theo nội dung SGK
- GV phát phiếu học tập, học sinh chuẩn bị theo yêu cầu đã ghi trong phiếu + Tỡm hiểu về những lần quẹt diờm của em bộ( N1- lần 1, N2- lần 2, N3- lần 3) + Nghệ thuật đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực cú ý nghĩa gỡ?
+ Cảm nhận về cỏi chết của em bộ.
130
Ngày soạn: Tiết theo PPCT: 24 CÔ BÉ BÁN DIÊM
(An- đéc- xen) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, tóm tắt được tác phẩm, đoạn trích.
- Nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm, đoạn trích.
- Các yếu tố hiện thực trong tác phẩm, đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm - hiểu, tóm tắt được tác phẩm; Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm; Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn; Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
- Đọc hiểu một văn bản có ý nghĩa văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự; Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học các tác phẩm văn tự sự nước ngoài
- Năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung của các văn bản tự sự nước ngoài - Năng lực sáng tạo trong nghệ thuật khi phân tích một vấn đề trong tác phẩm
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong quá trình cảm nhận một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu
- Thu thập kiến thức xã hội có liên quan đến các tác phẩm văn tự sự nước ngoài
- Tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó khi tìm tòi về các tác phẩm văn tự sự nước ngoài
- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường tự nhiên,...
+ Có ý thức công dân, có lối sống lành mạnh;
+ Có tinh thần đấu tranh với những quan điểm sống thiếu lành mạnh, trái đạo lý.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực đọc hiểu tác phẩm - Năng lực đọc diễn cảm tác phẩm - Năng lực cảm thụ tác phẩm
- Năng lực bình một số câu văn hay hình ảnh đẹp.
4. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm yêu thương trân trọng con người.
- Giáo dục cho học sinh có nhận thức, hành động đúng trong cuộc sống.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, trân trọng, biết ơn những người đi trước.
*Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.
- Tích hợp kĩ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.
- Tích hợp đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.
B. CHUẨN BỊ
1. Đối với giáo viên: bài soạn, tư liệu tham khảo.
2. Đối với học sinh: soạn bài theo câu hỏi SGK.
128
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phân tích mẫu, vấn đáp, qui nạp, thực hành - Động não, đặt câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định tổ chức
Ngày giảng Lớp Sĩ số
/ / 201 / / 201 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
Gv : Cho học sinh nghe bài Đứa bé của nhạc sĩ Minh Khang
Có lẽ, có một số phận có nhiều nét tương đồng với đứa bé trong nhạc phẩm của Minh Khang đó chính là cô bé bán diêm. Tiết 2 của bài sẽ cho chúng ta thấy được số phận bất hạnh của đứa bé này
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: tìm hiểu
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: KT chia nhóm, KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút, động não,...