A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
II. Thực hành luyện nói
- Yêu cầu:
+ Trước khi kể phải “Kính thưa cô giáo và các bạn”.
+ Kể diễn cảm: Chú ý các yếu tố miêu tả và biểu cảm để lời kể được sống động.
+ Kết hợp cử chỉ nét mặt, khi kể xong phải cảm ơn.
+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét.
* Lưu ý cho HS:
- Nói rõ ràng, mạch lạc, to vừa phải, truyền cảm.
- Chú ý ngữ điệu khi nói, bình tĩnh, tự tin, tự nhiên.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não
- Thời gian:
?Luyện nói với đề bài sau: Việc sử dụng bao bì nilon gây nguy hại với môi trường nước"
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG - Mục tiêu: mở rộng kiến thức đã học.
- Phương pháp: chơi trò chơi.
- Kĩ thuật: trình bày một phút, động não.
- Thời gian:
?Các bạn trong lớp bắt cặp với nhau và tự chọn một vấn đề để luyện nói Bước 4. Hướng dẫn HS về nhà
* Đối với bài cũ:
- Tập nói ở nhà đối với các đề còn lại.
* Đối với bài mới:
Chuẩn bị bài mới: Câu ghép.
? Đặc điểm của câu ghép?
? Tìm đọc và phân tích ngữ liệu SGKTR 111?
? Tìm hiểu cách nối các về câu?
? Tìm hiểu các bài tập phầ Luyện tập SGK Tr 113?
PHỤ LỤC BIỂU ĐIỂM THI NÓI
PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI NÓI CỦA TÔ ……
Họ và tên Điểm nội dung
Điểm hình thức Lời giới
thiệu (1đ)
Ngữ điệu (1đ)
Cử chỉ (1đ)
Diễn đạt (2 đ)
PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI NÓI Họ và tên Điểm nội
dung
Điểm hình thức Lời giới
thiệu (1đ)
Ngữ điệu (1đ)
Cử chỉ (1đ)
Diễn đạt (2 đ)
Lưu ý :
- Nội dung: Chính xác , đầy đủ (5 điểm).
- Hình thức:
- Có lời giới thiệu, lời chào. ( 1đ )
- Nói chứ không phải đọc. ( 1đ ) - Chú ý đến người nghe. ( 1 đ ) - Các ý liên kết, mạch lạc. ( 1đ ) - Diễn đạt trôi chảy. ( 1 đ )
Ngày soạn : Tiết theo PPCT : 46 Tiếng Việt:
CÂU GHÉP A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được chắc chắn đặc điểm của câu ghép.
- Thành thạo cách nối các vế câu ghép.
2. Kĩ năng
- Biết phân biệt các câu ghép với câu đơn và mở rộng thành phần.
- Biết cách sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Biết cách nối được các vế của các câu ghép theo yêu cầu.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân.
- Năng lực hợp tác: sự hợp tác giữa các cá nhân khi được giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cahs sử dụng câu ghép.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu... về kiểu câu ghép.
4. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích, khám phá sự phong phú của Tiếng việt.
* Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Có ý thức sử dụng câu ghép trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả.
- Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bước 1. Ổn định lớp
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
8A1 8A2 Bước 2. Kiểm tra bài cũ
GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.
Kiểm tra nội dung bài. (Kiểm tra 15 phút)
* Câu hỏi:
Câu 1: (2 điểm) Có phải lúc nào chúng ta cũng dùng biện pháp tu từ nói giảm nói
tránh không? Trong trường hợp nào không nên sử dụng nói giảm nói tránh?
Câu 2: (2 điểm) Điền từ vào chỗ trống trong câu để được câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh.
1. Cậu nên………với bạn bè hơn!
2. Nó không phải là đứa……với cha mẹ!
Câu 3: (6 điểm) Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. Gạch chân dưới câu sử dụng biện pháp.
* Đáp án (sơ lược):
Câu 1:
- Không nhất thiết khi nào cũng cần nói giảm nói tránh – 1 điểm.
- Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh. – 1 điểm.
Câu 2: Mỗi từ điền đúng/ 1 điểm.
Câu 3: Yêu cầu:
- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu quy định, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả.
- Nội dung: chủ đề tự chọn (có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh) Bước 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
G yêu cầu học sinh ôn lại kiến thức về câu đơn bình thường, câu đơn có thành phần được mở rộng. => Dẫn vào bài.
G Chiếu VD lên bảng:
“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
? Câu trên có mấy cụm chủ ngữ, vị ngữ? Vậy nó là câu gì xét về cấu tạo? Vì sao?
- 3 cụm chủ ngữ, vị ngữ.
+ 1 cụm chủ ngữ, vị ngữ lớn (cụm chủ ngữ - vị ngữ làm nòng cốt câu).
+ 2 cụm chủ ngữ, vị ngữ nhỏ nằm trong vị ngữ:
-> C – V(1) phụ ngữ cho động từ “quên”.
-> C – V(2) Phụ ngữ cho động từ “nảy nở”.
=> Là câu đơn MRTP => Vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: tìm hiểu về đặc điểm câu ghép.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép:
GV treo( chiếu) bảng phụ -> HS đọc, thảo luận làm theo nhóm vào phiếu học tập 5’ ->
chiếu bảng phụ nhóm lên bảng, GV nhận xét, chốt KT Nhóm/
câu
Phân tích cụm C- V
So sánh mối quan hệ giữa các cụm chủ vị
Kiểu câu
( theo cấu tạo ngữ pháp)
N1-Câu 1 3 cụm C – V + 1 cụm lớn
+ 2 cụm nhỏ (nằm trong VN)
-> Câu đơn MRTP
N2-Câu 2 1 cụm C – V Câu đơn
N3-Câu 3 3 cụm C – V
Ngang hàng, không bao chứa nhau.
Câu ghép
Nhóm 1- Câu 1:
Tôi // quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi CN VN c1 v1
như mấy cành hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
c2 v2 Nhóm 2- Câu 2:
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi / âu yếm nắm TN TN CN VN
tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Nhóm 3- Câu 3:
Cảnh vật chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi c1 v1 c2 v2
lớn: hôm nay tôi / đi học.
c3 v3
-> Câu mở rộng thành phần phụ ngữ sau trong cụm động từ (hai cụm C1-V1 và C2-V2 là phụ ngữ sau cho động từ trung tâm “quên” và "nảy nở". Giữa chúng có mối quan hệ so sánh: “như”)
? Trong 3 câu trên, câu nào là câu đơn? Câu nào là câu ghép?
- Câu 1: Câu dùng cụm C -V để mở rộng câu - Câu 2: Câu đơn
- Câu 3: Câu ghép
? Em thấy câu ghép có đặc điểm gì?