D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
II. Định hướng hình thành kiến thức đọc hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
162
Xéc-van-tét (1547-1616).
- Đưa ra cách đọc: chú ý các câu đối thoại giọng Đôn Ki - hô - tê nói với cối xay gió:
ngây thơ, tự tin xen lẫn hài hước.
- Thể loại, phương thức biểu đạt.
- Xác định bố cục của văn bản.
*GV chiếu
- Bố cục: 3 phần:
+ P1: Từ đầu -> “không cân sức”: Thầy trò Đôn Ki hô- tê trước khi đánh nhau với cối xay gió (những chiếc cối xay gió hay là những tên khổng lồ ghê gớm).
+ P2: Tiếp -> “bị toạc nửa vai”: Đánh nhau với cối xay gió (một trận giao chiến không cân sức).
+ P3: Còn lại: 2 thầy trò tiếp tục cuộc phiêu lưu.
2. Bố cục
- PTBĐ: tự sự + miêu tả.
- Bố cục: 3 phần.
Hoạt động nhóm Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ (Thời gian: 10 phút
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: điền vào bảng hai cột Phân công: Bàn...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Bước 3: Trao đổi thảo luận + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức 1. Nguồn gốc xuất thân
2. Hành động đánh nhau với cối xay gió (mục đích, kết quả)
Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung và hoàn thiện nội dung kiến thức trong phiếu học tập (Phiếu học tập đính kèm trong vở ghi)
- Báo cáo: cá nhân trả lời tại chỗ theo phiếu học tập.
- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, nhận xét, đánh giá.
3. Phân tích
(Giáo viên chuẩn hóa kiến thức theo nội dung sau)
3.1. Hiệp sĩ Đôn Ki - hô - tê
*Nguồn gốc xuất thân
- Tên: Ki - ha - đa (ghép họ quí tộc:
Đôn…).
- Xuất thân: quí tộc nghèo.
- Say mê sách kiếm hiệp.
-> Bệnh hoang tưởng, gàn dở, muốn thành hiệp sĩ giang hồ.
*Đánh nhau với cối xay gió:
- Mục đích:
+ Chiến đấu cao cả, tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân.
- Dũng cảm như một anh hùng, hiên ngang, dũng mãnh, quyết tâm chiến đấu.
-> đáng kính phục.
- hoang tưởng, hão huyền.
-> Gây cười.
- Kết quả: thất bại một cách đau đớn.
=> Đôn Ki - hô - tê là người hoang tưởng, gàn dở, điên rồ nhưng dũng cảm và cao thượng.
-> Đôn Ki - hô - tê vừa đáng trân trọng vừa nực cười, vừa đáng thương vừa đáng trách.
*Luyện tập Hướng dẫn luyện tập.
Thảo luận nhóm bàn: 2p
1. Em nhận xét gì về tài dựng cảnh và miêu tả của tác giả?
163
=> Tác giả đã tái hiện trận đánh thời trung cổ: Dàn trận, đấu khẩu trước lúc giao tranh, đánh nhau quyết tử dữ dội, bãi chiến trường sau trận đấu.
Ngôn ngữ nhân vật phong phú: cũng khoác lác, đại ngôn, trống rỗng, thét vang trước khi xung trận.
Cử chỉ điệu bộ tự tin, dũng mãnh, oai phong.
-> Thể hiện tài dựng cảnh của tác giả.
*GV: Đôn Ki - hô - tê luôn là một con người cao thượng, trong sạch, hết mình vì lý tưởng hiệp sĩ thời trung cổ. Chỉ tiếc là thời đại hiệp sĩ đã qua từ lâu nên Đôn Ki - hô - tê chơ vơ, lạc lõng trong thời đại của mình, thành trò cười cho thiên hạ...
1. Từ nhân vật Đôn - ki - hô - tê, em rút ra bài học gì cho mình?
- Tránh xa truyện kiếm hiệp, trang mạng ảo....
*GV: Đôn Ki - hô - tê gàn dở, nhưng biết yêu thương nhân loại, yêu tự do, bình đẳng, ghét thói xa hoa, ăn bám, quí trọng danh dự, đạo làm người. Đôn Ki - hô - tê chết là vì lý tưởng hiệp sĩ chết.
Vậy thời đại mới (Tư bản chủ nghĩa) đem lại cái gì cho Đôn Ki - hô - tê? Đó là câu hỏi phản ánh sự khủng hoảng của lý tưởng nhân văn chủ nghĩa Tây Ban Nha thế kỉ XVI.
Bước 4. Hướng dẫn về nhà ( ) 1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ:
+ Nắm chắc tác giả, tác phẩm.
+ Tóm tắt văn bản.
+ Phân tích nhân vật Đôn Ki - hô - tê.
2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo trong chủ đề truyện nước ngoài
“Đánh nhau với cối xay gió”.
- Chuẩn bị: Đọc và tìm hiểu văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” (Tiết 2) - Soạn tiếp phần còn lại:
+ Tìm hiểu nhân vật Xan - chô Pan – xa.
+ Nghệ thuật xây dựng cặp nhân vật của tác giả.
? Giới thiệu đôi nét về Xan - chô Pan - xa?
? Khi thấy Đôn Ki – hô – tê đánh nhau với cối xay gió Xan - chô Pan - xa có những biểu hiện gì?
? Vì sao Xan - chô Pan - xa có những lời can ngăn ấy?
? Qua chi tiết đó cho thấy bác là người như thế nào?
? Ngăn không được bác đành bỏ mặc chủ, sau đó lại chăm sóc rất chu đáo. Qua đó chứng tỏ điều gì ở nhân vật này?
? Qua những lời tâm sự của Xan - chô Pan - xa với chủ, em nhận ra điều gì ở con người này?
? Qua đoạn trích trên, nhà văn đã giúp em hình dung như thế nào về hai nhân vật Đôn Ki - hô - tê và Xan - chô Pan – xa?
164
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (Trích: Đôn Ki - hô -tê)
(Xéc – van - tét) A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kĩ năng.
Sau khi học xong bài này, HS:
a. Kiến thức
- Biết nội dung , nghệ thuật của đoạn trích.
- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích.
- Vận dụng tình cảm nhân văn trong cuộc sống; khả năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân.
b. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo
- Bồi đắp cho HS lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ con người b. Năng lực chung
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;
năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực thẩm mĩ.
B. CHUẨN BỊ.
Thầy - Đồ dùng:
+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bài dạy điện tử.
Trò
- Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Bước 1. Ổn định lớp(1’)
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảng Lớp Sĩ số (vắng)
A1 A2
Ngày soạn:
Tiết PPCT: 28
165
Bước 2. Kiểm tra bài cũ(3’) Bước 3. Bài mới:
Hoạt động khởi động - Thời gian: phút
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề..
- Kĩ thuật: hỏi và trình bày
Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về nhận vật Đon-ki-ho-te, tiết 2 chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nhân vật Giám mã Xan - chô Pan - xa
Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hướng dẫn tìm hiểu chung
*Cá nhân học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà.
* Giáo viên định hướng, chốt kiến thức.