Thẩm quyền quyết định của HĐXX sơ thẩm

Một phần của tài liệu Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính (Trang 34 - 39)

32

Khi đã trao quyền cho HĐXX thực hiện việc xét xử VAHC thì cần phải xác định rõ thẩm quyền về nội dung, phạm vi, mức độ của quyền xét xử, từ đó xác định rõ HĐXX sơ thẩm có quyền quyết định những vấn đề gì khi xét xử VAHC. Tại khoản 2 Điều 49 PLTTGQCVAHC ghi nhận trong nội dung bản án có “các quyết định của Tòa án” nhưng lại không quy định HĐXX được quyết định những vấn đề gì, phạm vi và mức độ ra sao trong việc giải quyết VAHC. Phải đến Nghị quyết 04/2006/NQ - HĐTP hướng dẫn một số điều của PLTTGQCVAHC năm 2006 mới có quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định của HĐXX sơ thẩm tại điểm 17.2 mục 17:

a) Bác yêu cầu của người khởi kiện nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;

b) Chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện, tuyên hủy một phần hay toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật, buộc cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật;

c) Chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ hành vi hành chính trái pháp luật, buộc cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước chấm dứt hành vi trái pháp luật;

d) Buộc cơ quan hành chính nhà nước bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền và lợi ích cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do QĐHC, HVHC gây ra;

e) Chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc, buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thục hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật, buộc bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân do quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật gây ra.

Ngoài ra HĐXX còn có thẩm quyền ra các quyết định khác để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết VAHC theo Điều 50 PLTTGQCVAHC. Nội dung của quyết định bao gồm: a) tòa án giải quyết vụ án; b) ngày tháng năm ra quyết định; c) tên, địa chỉ của các đương sự và người tham gia tố tụng khác; d) yêu cầu của đương sự hoặc lý do ra quyết định; đ) căn cứ pháp luật để ra quyết định; e) các quyết định cụ thể; g) quyền kháng cáo của đương sự. Vai trò của Chủ tọa phiên tòa là điều khiển phiên tòa theo đúng trình tự tố tụng pháp luật quy định, Điều 54 PLTTGQCVAHC quy định Chủ tọa phiên tòa có thể cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ

33

sung một số điều năm 2007, 2008) Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với những người gây rối trật tự phiên tòa. Trong đó, cảnh cáo được áp dụng đối với những cá nhân vi phạm trật tự tại phiên tòa ở mức độ nhỏ như gây ồn ào huyên náo, có những cử chỉ hoặc lời nói thiếu tôn trọng đối với HĐXX và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa. Khi xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, Chủ tọa phải ra quyết định bằng văn bản. Phạt tiền được áp dụng đối với người có hành vi cản trở hoạt động xét xử như xô đẩy, dùng các lời nói xúc phạm đến những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng làm cho phiên tòa gián đoạn không thể xét xử được. Trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi này nếu mức phạt đến 200.000 đồng thì không phải lập biên bản, mà Thẩm phán ra quyết định phạt tại chỗ (Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2008). Nếu hành vi của cá nhân hoặc một số cá nhân đã bị phạt cảnh cáo mà vẫn vi phạm thì có thể mức phạt tiền áp dụng đối với họ cao hơn. Mức phạt trên 200.000 đồng thì Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa phải lập biên bản, thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản (Điều 56, 57 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2008).

Như vậy có thể thấy giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHC là khâu trung tâm của của quá trình tố tụng. Trong giai đoạn này các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng nói chung và tố tụng hành chính nói riêng được thể hiện một cách rõ nét nhất. Đồng thời trong giai đoạn này địa vị pháp lý của các những người tham gia tố tụng là khác nhau nhưng quyền và nghĩa vụ của họ luôn được đảm bảo một cách bình đẳng.

1.2.6 Thủ tục sau phiên tòa

Phiên tòa sơ thẩm kết thúc tòa án vẫn phải thực hiện các thủ tục sau phiên tòa gồm việc kiểm tra chỉnh sửa biên bản phiên tòa và cấp trích lục bản án, cấp bản sao bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

 Kiểm tra, chỉnh sửa biên bản phiên tòa

Biên bản phiên tòa là văn kiện pháp lý ghi nhận toàn bộ diễn biến phiên tòa sơ thẩm. Thư ký phiên tòa là người được giao nhiêm vụ ghi biên bản phiên tòa, “mọi diễn biến của phiên tòa phải được phản ánh rõ trong biên bản phiên tòa” (Điều 52 PLTTGQCVAHC).

Do vậy Thư ký phiên tòa phải ghi biên bản phải đảm bảo tính khách quan trung thực.

Biên bản phiên tòa phải thể hiện rõ các nội dung sau:

- Ngày tháng năm địa điểm mở phiên tòa;

34 - Vụ án được đưa ra xét xử;

- Họ tên thành viên HĐXX;

- Họ tên đại diện Viện kiểm sát, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người phiên dịch (nếu có), họ tên thư ký phiên tòa;

- Họ tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền nghĩa vụ liên quan và những người tham gia tố tụng khác;

- Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện;

Biên bản cần ghi đầy đủ diễn biến của phiên tòa từ khi bắt đầu phiên tòa đến khi tuyên án. Chẳng hạn như khi có sự thay đổi thành phần HĐXX, người thạm gia tố tụng được triệu tập vắng mặt tại phiên tòa, những tài liệu, vật chứng được xem xét tại phiên tòa, những câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa…

Sau khi kết thúc phiên tòa Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa làm nhiệm vụ kiểm tra lại biên bản phiên tòa và cùng Thư ký phiên tòa ký vào biên bản. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tuyên án, các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được xem biên bản phiên tòa, họ cũng có quyền yêu cầu sửa chữa bổ sung và ký tên xác nhận. Nếu yêu cầu sửa chữa, bổ sung của họ không được chấp nhận thì người yêu cầu có quyền ghi ý kiến của mình bằng biên bản và được lưu lại trong hồ sơ vụ án.

Biên bản phiên tòa là một trong những tài liệu quan trọng, dựa vào đó tòa phúc thẩm (trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị) xem xét lại lời khai của những người tham gia tố tụng. Đồng thời vì biên bản ghi nhận diễn biến của phiên tòa sơ thẩm nên nó sẽ là cơ sở để xem xét phiên tòa sơ thẩm có diễn ra đúng theo trình tự tố tụng luật định hay không, nếu có vi phạm thì có thể bị xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.

Ngoài ra theo quy định của Điều 56 PLTTGQCVAHC thì kháng cáo, kháng nghị được gửi đến tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án, do đó sau phiên tòa Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa giao cho Thư ký phiên tòa theo dõi việc kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Nếu có kháng cáo đúng thời hạn thì Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Thư ký triệu tập người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (trừ trường hợp họ được miễn nộp). Trường hợp kháng cáo quá hạn thì tòa sơ thẩm chỉ gửi đơn kháng cáo, bản sao bản án sơ thẩm, tài liệu xác minh của tòa sơ thẩm về lý do kháng cáo quá hạn để tòa phúc thẩm xem xét chấp nhận hay không chấp nhận. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị hoặc kể từ ngày người kháng cáo xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (nếu người đó phải nộp khoản tiền đó) thì Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho

35

tòa án cấp phúc thẩm (khoản 4 Điều 57 PLTTGQCVAHC), đồng thời Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo việc kháng cáo cho viện kiểm sát cùng cấp, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo.

 Cấp trích lục, cấp bản sao bản án hoặc quyết định sơ thẩm

Việc cấp trích lục bản án, bản sao bản án hoặc quyết định sơ thẩm nhằm đảm bảo cho đương sự và Viện kiểm sát có cơ sở để thi hành bản án hoặc thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị. Các đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án sơ thẩm hoặc quyết định sơ thẩm ngay sau khi kết thúc phiên tòa. Chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định sơ thẩm, tòa án phải cấp cho đương sự bản án hoặc quyết định theo yêu cầu của họ.

Đương sự căn cứ vào bản án, quyết định đó để thực hiện các quyền như kháng cáo, chấm dứt hành vi hành chính, bồi thường thiệt hại (nếu có), khôi phục quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, nộp án phí… Nếu đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì Thư ký gửi bản sao bản án đến cho đương sự vắng mặt hoặc niêm yết bản án, quyết định tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú hoặc làm việc. Đồng thời với việc cấp bản sao bản án cho đương sự theo yêu cầu thì Tòa án còn phải gửi bản sao cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Điều này khẳng định hoạt động xét xử của Tòa án đặt dưới sự kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát, và đó cũng là cơ sở để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nếu xét thấy có những vấn đề không phù hợp với quy định của pháp luật.

36 CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)