Đối với người tiến hành tố tụng là các thành viên HĐXX

Một phần của tài liệu Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG II THỰC TIỄN TIẾN HÀNH XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH,

2.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính .1 Đối với công tác chuẩn bị mở phiên tòa sơ thẩm

2.2.2 Đối với người tiến hành tố tụng là các thành viên HĐXX

Trong phiên tòa hành chính cũng giống như các phiên tòa khác, HĐXX, đặc biệt là Thẩm phán đóng vai trò trung tâm không chỉ là người tổ chức phiên tòa, điều khiển phiên tòa mà còn là người ra quyết định để phán quyết đối với vụ án. Chính vì thế để đảm bảo hoạt động xét xử được diễn ra đúng quy định của pháp luật, đồng thời phiên tòa sơ thẩm có ý nghĩa tích cực là dân chủ, công bằng và thuyết phục thì việc nâng cao vai trò, tăng cường chất lượng xét xử của HĐXX là yếu tố tiên quyết.

Trước hết, chất lượng xét xử phụ thuộc vào năng lực của HĐXX mà đặc biệt là Thẩm phán. Năng lực được hiểu bao gồm trình độ, kinh nghiệm, uy tín của mỗi thành viên trong HĐXX. Về trình độ chuyên môn, từ thực tiễn cho thấy Thẩm phán xét xử vụ án hành chính là không chuyên trách. Các Thẩm phán xét xử VAHC hiện nay ở các Tòa hành chính ở các địa phương không chỉ tập trung xét xử riêng VAHC mà còn đảm nhiệm xét xử các vụ án dân sự, kinh tế khác. Theo như tìm hiểu thực tiễn thì tùy từng tỉnh, Tòa hành chính TAND cấp tỉnh có từ 1 đến 3 Thẩm phán (riêng Tòa hành chính TAND TP Hồ Chí Minh thì số lượng nhiều hơn, 10 Thẩm phán). Điều này xuất phát từ nguyên nhân là việc xét xử VAHC dù đã được 12 năm (tính từ năm 1996 đến nay) nhưng nó vẫn là lĩnh vực mới trong hoạt động xét xử của ngành tòa án. Khi mới thành lập Tòa hành chính

60

ở các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì những Thẩm phán vốn có kinh nghiệm trong hoạt động xét xử tranh chấp dân sự được phân công làm Thẩm phán xét xử VAHC. Như vậy xuất phát điểm của Thẩm phán Tòa hành chính là những người có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong xét xử. Nhưng thời gian sau đó khi mà đi vào hoạt động, Tòa hành chính rất ít việc nên các Thẩm phán hành chính phải đảm nhiệm thêm công tác xét xử các vụ án khác. Điều này giúp Tòa án tận dụng được lực lượng Thẩm phán để giải quyết các vụ án mà tòa thụ lý và để tránh cho các Thẩm phán hành chính cũng không quá nhàn rỗi.

Và chính vì Tòa hành chính ít việc nên thường khi phân công Thẩm phán thì những Thẩm phán ít kinh nghiệm lại được phân công xét xử VAHC. Do đó chất lượng Thẩm phán xét xử VAHC sẽ không cao. Để khắc phục tình trạng này, Tòa án ở các tỉnh, thành phố cần phải dần tiến hành đào tạo đội ngũ Thẩm phán chuyên xét xử VAHC, hạn chế tình trạng Thẩm phán hành chính cũng đồng thời là Thẩm phán dân sự, kinh tế… thậm chí cả hình sự. Đặc biệt là khi trong thời gian đến khi các quy định của pháp luật ngày càng được hoàn thiện, số lượng VAHC ngày càng nhiều thì việc có Thẩm phán chuyên trách xét xử VAHC là cần thiết. Bởi lĩnh vực hành chính là lĩnh vực khá phức tạp, các kiến thức chuyên ngành thuộc các loại việc mà Tòa án có thẩm quyền xét xử yêu cầu Thẩm phán muốn xét xử được phải tập trung tìm hiểu, nghiên cứu để có thể nắm được các kiến thức cũng như là các quy định của pháp luật về lĩnh vực đó. Như vậy, tự bản thân các Thẩm phán phải biết trau dồi và tự bồi dưỡng kiến thức cho mình. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến trách nhiệm của Chánh án TAND cấp tỉnh trong việc phân công và tập huấn nâng cao trình độ cho Thẩm phán để chuyên xét xử VAHC.

Ngoài trình độ chuyên môn, kỹ năng xét xử cũng là một yếu tố mà mỗi Thẩm phán phải có. Vì ngoài kiến thức pháp luật ra thì để có thể nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách khoa học, điều khiển một phiên tòa, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, và ra một phán quyết đúng pháp luật và có tính có thể có được thông qua quá trình xét xử mà đúc rút ra những kinh nghiệm, cũng có thể là được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ. Về công tác đào tạo Thẩm phán, hiện nay việc đào tạo các chức danh tư pháp, trong đó có Thẩm phán, được giao cho Học viện tư pháp (theo quyết định số 34/1998/QĐ-TTg ngày 11 tháng 2 năm 1998 về việc thành lập Trường Đào tạo các chức danh tư pháp). Tuy nhiên, chương trình đào tạo không có sự phân biệt Thẩm phán chuyên ngành nên nội dung đào tạo là như nhau. Điều này có nghĩa là các học viên sẽ học tất cả các kiến thức về kỹ năng xét xử cho Thẩm phán của các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính. Cơ cấu chương trình đào tạobao gồm: 20% tổng số đơn vị học trình gảng về các chuyên đề, trong

61

đó có 50% đơn vị học trình dành cho việc giảng dạy về đạo đức nghề nghiệp ; 50% tổng số đơn vị học trình giành cho việc đào tạo kỹ năng xét xử và 30% tổng số đơn vị học trình dành cho thực tập và thi tốt nghiệp. Riêng nội dung bài giảng về xét xử VAHC có thể thấy là bài giảng không tập trung về nội dung pháp luật tố tụng mà tập trung vào kỹ năng xét xử, điều này là hợp lý vì nội dung pháp luật tố tụng đã được học trong chương trình đào tạo cử nhân luật. Như vậy có thể đánh giá chương trình đào tạo Thẩm phán hiện này là tương đối phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng là cần phải thực hiện có hiệu quả nội dung chương trình học đã đề ra, đặc biệt là nội dung thực hành thực tế trong quá trình học lý thuyết và chương trình thực tập, tránh tình trạng là chương trình đề ra nhưng khi học lại không đảm bảo thực hiện. Vì để triển khai được chương trình mà Học viện tư pháp đề ra như trên thì cần phải có sự phối hợp và tạo điều kiện từ rất nhiều cơ quan, đặc biệt là Tòa án nhân dân ở các địa phương để giúp cho các học viên có điều kiện học tập và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn. Học viên theo học khóa đào tạo Thẩm phán càng có cơ hội thực tập trong điều kiện thực tế bao nhiêu thì càng nâng cao được kỹ năng xét xử bấy nhiêu.

Đối với công tác tập huấn cho Thẩm phán hành chính thì nên chú trọng đến việc cung cấp kiến thức về một số lĩnh vực quản lý hành chính để các Thẩm phán có nền tảng cũng như sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực mà mình xét xử. Đồng thời cần tìm hiểu các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hành chính vì Thẩm phán hành chính trong quá trình xét xử phải căn cứ vào các văn bản này để ra phán quyết về tính hợp pháp của các QĐHC, HVHC.

Sự độc lập của Thẩm phán hành chính với cơ quan hành chính là một trong các yếu tố để các bản án hành chính thật sự công bằng, đúng đắn và thuyết phục đối với người dân, tạo niềm tin cho nhân dân vào vai trò của Tòa án trong việc xét xử vụ án hành chính. Với cách thức tổ chức Tòa án như hiện nay thì khó có thể tạo cho người dân sự tin tưởng rằng Tòa án sẽ không phụ thuộc vào cơ quan hành chính, Thẩm phán sẽ không vị nể cơ quan công quyền. Giải pháp lâu dài cho vấn đề này vẫn là làm sao cho Tòa án hoàn toàn độc lập với cơ quan hành chính. Chiến lược cải cách tư pháp có xác định sẽ đổi mới cách thức tổ chức của Tòa án theo mô hình Tòa án khu vực. Có thể nói, đây là cách thức giải quyết có ý nghĩa rất lớn đối với việc xét xử vụ án hành chính. Vì hơn bất kỳ vụ án nào, việc giải quyết vụ án hành chính cần đề cao tính độc lập của Tòa án lên trên hết. Theo nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, các Tòa án sẽ được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Như vậy, hệ thống Tòa án nhân dân nước ta sẽ có sự thay đổi cơ bản về mô hình tổ chức, trong đó

62

Tòa án địa phương sẽ được thay thế bởi Tòa án sơ thẩm khu vực và Tòa án phúc thẩm khu vực. Theo đó sẽ có một số Tòa án khu vực đảm nhiệm sơ thẩm vụ án hành chính.

Khu vực ở đây được xác định dựa trên nhiều yếu tố như: số lượng các loại vụ án xảy ra, quy mô địa giới hành chính, số lượng dân cư và điều kiện kinh tế, xã hội nơi dự kiến sẽ lập Tòa án sơ thẩm khu vực. Mô hình tổ chức Tòa án như vậy sẽ tránh được tình trạng Thẩm phán e ngại, nể nang đối với cơ quan hành chính cùng trên địa bàn lãnh thổ, nâng cao được tính độc lập của Tòa án nói chung và Thẩm phán hành chính nói riêng.

Hội thẩm nhân dân tham gia vào HĐXX vụ án hành chính cũng cần phải có sự lựa chọn thích hợp. Hiện nay việc phân công Hội thẩm vào tham gia xét xử thường theo cách thức là luân phiên theo lượt. Mục đích của phương thức phân công này là để tạo điều kiện cho các Hội thẩm trong nhiệm kỳ của mình đều được tham gia xét xử. Thiết nghĩ điều này là không phù hợp và không hiệu quả cho công tác xét xử của Hội thẩm nói riêng và của HĐXX nói chung. Đối tượng xét xử của Tòa án trong VAHC là các khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC và vai trò của HĐXX là phán xét tính hợp pháp của đối tượng bị khiếu kiện nên thành phần HĐXX phải là người có sự hiểu biết nhất định. Do đó, Hội thẩm được mời tham gia xét xử vụ án nên là những người có trình độ hiểu biết về lĩnh lực mà QĐHC, HVHC có liên quan đến. Phân công như vậy thì chất lượng xét xử sẽ phần nào được nâng cao hơn, bởi chất lượng xét xử phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của các thành viên trong HĐXX. Ngoài ra việc áp dụng cách thức phân công Hội thẩm tham gia xét xử như vậy sẽ có ý nghĩa trong việc thực hiện nguyên tắc “khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Một trong nhưng nguyên nhân làm cho Hội thẩm khó độc lập được với Thẩm phán khi xét xử là sự thiếu tự tin về khả năng của chính họ. Và khi lựa chọn Hội thẩm là những người có hiểu biết về lĩnh vực có liên quan trong vụ án mà họ tham gia xét xử thì họ sẽ tự tin hơn, và sự nhận định của họ về tình tiết vụ án cũng sẽ chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)