CHƯƠNG II THỰC TIỄN TIẾN HÀNH XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH,
2.1.2 Hội đồng xét xử và người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm
2.1.2.2 Sự tham gia phiên tòa sơ thẩm của người tham gia tố tụng và các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm
Sự tham gia phiên tòa sơ thẩm của người tham gia tố tụng
Về phía người khởi kiện, việc mở phiên tòa sơ thẩm là để giải quyết vụ án theo như mong muốn của họ nên khi có giấy triệu tập của Tòa án đến dự phiên tòa thì hầu như là họ không vắng mặt.
Về phía người bị kiện, nếu là cơ quan nhà nước thì đương nhiên phải có người đại diện tham gia, còn là người có thẩm quyền thì họ thường ủy quyền cho một người khác tham gia. Theo như thực tiễn xét xử (tại TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) thì không có trường hợp nào mà chính người có thẩm quyền ban hành quyết định bị kiện lại đến tham gia phiên tòa. Lý do cho việc ủy quyền mà không trực tiếp tham gia của họ là thực tế họ chỉ là người ký ban hành quyết định bị kiện chứ không phải là người trực tiếp quản lý về vấn đề đó, do đó họ cũng không nắm bắt được nội dung của vấn đề bị kiện nên dù họ có tham
45
gia phiên tòa thì cũng không có hiệu quả trong việc giải quyết vụ án; ngoài ra những người này còn có rất nhiều công việc phải giải quyết tại cơ quan nhà nước nên cũng không cho phép họ có điều kiện tham gia phiên tòa. Vì không chỉ đơn thuần giải quyết vụ án tại phiên tòa và tại thời điểm mở phiên tòa mà đó là cả một khoảng thời gian dài từ lúc thụ lý vụ án. Do đó việc tham gia vào quá trình tố tụng rất mất thời gian, sự tham gia của người có quyết định bị khởi kiện là không cần thiết. Thông thường thì người này sẽ ủy quyền cho người đã trực tiếp thực hiện công việc có liên quan đến quyết định bị kiện để tham gia phiên tòa thay họ. Rõ ràng lý do này có điểm chưa hợp lý, bởi các QĐHC, HVHC của một cơ quan hay người có thẩm quyền không phải lúc nào cũng bị kiện nên nếu nói việc tham gia tố tụng làm mất nhiều thời gian là không hoàn toàn đúng. Hơn nữa, người có thẩm quyền dù có không trực tiếp thực hiện công việc nhưng khi ký quyết định cũng phải có sự tìm hiểu hoặc được cố vấn về vấn đề đó; ngoài ra trước khi kiện ra tòa thì người khởi kiện cũng đã thực hiện việc khiếu nại nên không thể nói là không biết về nội dung bị kiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lý do không trực tiếp tham gia tố tụng của người có thẩm quyền như trên là hợp lý. Một người không thể nắm rõ được hết các vấn đề, đặc biệt là các vấn đề phức tạp trong quản lý hành chính, nên nếu thật sự những người này không nắm bắt được vấn đề và ủy quyền cho người biết tường tận sự việc tham gia tố tụng thì sẽ có hiệu quả hơn.
Thế nhưng lý do chính khiến người đứng đầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có quyết định bị kiện không trực tiếp tham gia phiên tòa đó là: từ trước đến nay tư tưởng “vô phúc đáo tụng đình” đã khiến nhiều người cho rằng việc kiện tụng và hầu tòa mang lại nhiều sự không hay, việc nên tránh. Đặc biệt đối với người có chức vụ thì họ càng không muốn ra tòa vì phiên tòa hành chính xét xử công khai và họ sợ sẽ bị mất uy tín nếu thua kiện. Để tránh phải có mặt tại các phiên tòa họ ủy quyền cho một người khác để thay mặt họ tham gia. Chưa nói đến sự hiệu quả nếu những người có thẩm quyền trực tiếp tham gia phiên tòa sơ thẩm vì điều này còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng xét về mặt ý thức, sự gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật của những người này là chưa cao, nếu như không muốn nói là họ đang tìm cách “trốn tránh” nghĩa vụ tố tụng của mình.
Trong vụ án hành chính rất ít trường hợp Tòa án triệu tập người làm chứng đến phiên tòa vì có vụ án không có người làm chứng, hoặc người làm chứng đã có lời khai rõ ràng, đầy đủ trước đó, có chăng chỉ là những trường hợp phải đối chất trực tiếp tại tòa nhưng điều này cũng rất hiếm.
46
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên tòa sơ thẩm cũng tùy từng địa phương, có nơi số lượng vụ án hành chính có sự tham gia của luật sư có tỷ lệ cao. Ở TP Hồ Chí Minh, có đến 80% các vụ án là có sự trợ giúp của luật sư để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên (theo Chánh tòa hành chính TAND TP Hồ Chí Minh), trong đó bên mời luật sư trợ giúp chủ yếu là người khởi kiện. Ở TP Đà Nẵng, tỷ lệ này là khoảng 20% cho cả người khởi kiện lẫn người bị kiện (theo Chánh tòa hành chính TAND TP Đà Nẵng). Trong vụ kiện hành chính, bản thân người đi kiện nhận thức được rằng họ đang kiện cơ quan nhà nước, vụ kiện hành chính không đơn giản như các vụ kiện dân sự khác, do đó chính họ cũng tự tìm hiểu pháp luật liên quan đến vấn đề họ kiện và nhờ sự trợ giúp của người có chuyên môn là luật sư.
Hoãn phiên tòa sơ thẩm
Các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm VAHC: Pháp luật tố tụng hành chính có quy định các trường hợp hoãn phiên tòa. Đó có thể là do sự vắng mặt của đương sự (nguời đại diện của đương sự), người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự, đại diện Viện kiểm sát, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định. Trên thực tế, các trường hợp hoãn phiên tòa chủ yếu là do phía nguời bị kiện vắng mặt và lý do mà họ trình bày với Tòa án là do bận công tác đột xuất. Đây là lý do rất phổ biến của người bị kiện khi giải thích với Tòa án về sự vắng mặt của mình. Ở TAND TP Hồ Chí Minh thì lý do hoãn phiên tòa lại xuất phát từ người tiến hành tố tụng, có khi là đại diện Viện kiểm sát không thể tham gia, có khi là do thành viên HĐXX có lý do công việc khác nên việc xét xử phải hoãn lại.
Việc hoãn phiên tòa vì người khởi kiện vắng mặt là rất ít xảy ra.
Ngoài ra việc hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 43 có một số vướng mắc khi áp dụng trên thực tế. Đó là theo quy định người khởi kiện vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì hoãn phiên tòa. Tuy nhiên không có hướng dẫn nào về trường hợp nếu người khởi kiện không phải chỉ là một người mà là nhiều người đồng khởi kiện thì việc tính lần vắng mặt cho họ được xác định như thế nào. Có thể xảy ra trường hợp áp dụng quy định này cho tất cả người khởi kiện được vắng mặt một lần, hoặc áp dụng cho mỗi người trong những người đồng khởi kiện một lần vắng mặt. Bản thân người khởi kiện hiểu rằng phiên tòa càng sớm diễn ra thì yêu cầu của họ mới sớm có kết quả, việc hoãn phiên tòa sẽ khiến tiến trình giải quyết vụ án chậm trễ - đó là điều mà họ không mong muốn. Do đó trong thực tế người khởi kiện rất ít khi vắng mặt, ít gây nhiều phiền hà cho Tòa án. Nếu Tòa án
47
áp dụng chung tất cả những người đồng khởi kiện được vắng mặt một lần thì đến lần mở phiên tòa thứ hai nếu có ai trong số những người khởi kiện vắng mặt thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Điều này hợp lý vì một khi họ đã cùng nhau khởi kiện thì họ phải tự đảm bảo được những người cùng khởi kiện với họ sẽ tích cực tham gia vào việc giải quyết vụ án. Và nếu như Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án thì những người khác muốn có thể khởi kiện lại (nếu còn trong thời hiệu).
Nhưng việc giải quyết vụ án sẽ khó khăn hơn nếu vụ án có nhiều người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc áp dụng các lần vắng mặt đối với họ sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác vì bản thân họ không hề muốn tham gia vào việc giải quyết vụ án. Có thể đưa ra ví dụ giả định sau: vụ án có đến 5 người bị kiện là A, B, C, D, E nếu tại phiên tòa thứ nhất A vắng mặt, còn lại có mặt đầy đủ. Nếu áp dụng mỗi người trong những người bị kiện được vắng mặt một lần thì phiên tòa lần thứ hai B vắng mặt Tòa án cũng hoãn phiên tòa… tương tự như vậy cho C, D, E. Như vậy phiên tòa sẽ hoãn nhiều lần và phải tốn khá nhiều thời gian thì mới có thể giải quyết vụ án. Nếu áp dụng lần vắng mặt cho tất cả các bên trong những người bị kiện thì nếu A vắng mặt lần thứ nhất, Tòa án hoãn phiên tòa, phiên tòa lần thứ hai một trong B, C, D, E vắng mặt Tòa án vẫn xét xử vì như vậy là người bị kiện vắng mặt đến lần thứ hai. Điều này sẽ không hợp lý đối với B, C, D, E vắng mặt tại phiên tòa lần hai vì lần trước họ có mặt tòa lại không xử, khi họ vắng mặt tòa lại xử, mà kết quả xét xử cũng sẽ ảnh hưởng đến họ. Điều này cũng sẽ tương tự đối với trường hợp của người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Điều này cho thấy sự có mặt của đương sự có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết vụ án hành chính. Sẽ không có vấn đề gì nếu các đương sự đều có ý thức tích cực trong việc tham gia giải quyết vụ án, đặc biệt là đối với người bị kiện. Có những cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước ý thức rằng hơn ai hết họ phải gương mẫu hơn trong việc chấp hành pháp luật và việc tham gia phiên tòa của họ sẽ góp phần vào việc giải quyết nhanh chóng vụ án. Ngược lại, thực tế cũng có những trường hợp người bị kiện và người có quyền, nghĩa vụ liên quan tránh né việc tham gia tố tụng hoặc không có thiện chí hợp tác giải quyết vụ án nên việc hoãn phiên tòa vì vắng mặt người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan rất hay gặp.
Hình thức để thể hiện việc hoãn phiên tòa sơ thẩm cũng chưa được pháp luật tố tụng hành chính quy định một cách cụ thể. Theo Điều 45 PLTTGQcVAHC chỉ quy định về các trường hợp hoãn phiên tòa mà không quy định rõ khi đó HĐXX sẽ thực hiện thủ tục hoãn như thế nào. Vì vậy
48
trong thực tế áp dụng cũng có sự khác nhau. Có Tòa án (như TAND TP Hồ Chí Minh) khi quyết định hoãn phiên tòa thì ra Quyết định hoãn phiên tòa trong cả hai trường hợp trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa. Căn cứ để Tòa án thực hiện là Điều 50 PLTTGQCVAHC khi có các vấn đề phát sinh thì Tòa án có thể ra các quyết định. Ngoài ra để giải thích cho việc ra quyết định này còn có lý do là xuất phát từ đặc điểm tố tụng hành chính là “thủ tục viết” nên tốt nhất các vấn đề trong quá trình giải quyết vụ án cần phải thể hiện dưới hình thức văn bản để cho rõ ràng và có cơ sở. Tuy nhiên cũng có nơi (như TAND TP Đà Nẵng) khi cần phải hoãn phiên tòa sơ thẩm hành chính thì Tòa án thực hiện thủ tục là thông báo đến người tham gia tố tụng nếu hoãn trước khi mở phiên tòa, tại phiên tòa thì sau khi HĐXX xem xét và quyết định hoãn phiên tòa thì HĐXX sẽ thông báo ngay tại phiên tòa cho những người có mặt tại phiên tòa được biết (thông báo miệng). Trong trường hợp này, nếu có một trong các đương sự vắng mặt tại phiên tòa mà Tòa án hoãn phiên tòa bằng thông báo miệng thì người đó làm sao biết được. Thiết nghĩ đối với việc hoãn phiên tòa nên được thể hiện dưới hình thức là một Quyết định của Tòa án.
Về thời gian hoãn phiên tòa, pháp luật tố tụng hành chính cũng không có quy định sau thời gian bao lâu thì phiên tòa phải được mở lại, do đó thời gian mở lại phiên tòa sau khi hoãn cũng không thống nhất.
Thực tế, thông thường nếu quyết định hoãn phiên tòa được niêm yết tại trụ sở Tòa án thì thời gian mở lại phiên tòa là 15 ngày sau khi phiên tòa đầu tiên bị hoãn; các trường hợp khác thì khoảng vài ngày sau khi phiên tòa lần đầu bị hoãn tùy vào tình hình thực tế (TAND TP Hồ Chí Minh).