CHƯƠNG II THỰC TIỄN TIẾN HÀNH XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH,
2.1.4 Kết quảvà chất lƣợng giải quyết các vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm
Kết quả giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm
53
Kết quả giải quyết sơ thẩm VAHC của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao trong hai năm gần đây (năm 2007, 2008):
Năm 2007: tổng số vụ giải quyết là 298 vụ, trừ những trường hợp như chuyển hồ sơ vụ án (4 vụ), đình chỉ (57 vụ), tạm đình chỉ (4 vụ) thì còn lại là 233 vụ. Trong 233 vụ có 206 vụ Tòa án hủy quyết định và 27 vụ Tòa án bác đơn yêu cầu.
Năm 2008: tổng số vụ giải quyết là 171 vụ, trừ những trường hợp như chuyển vụ án (7 vụ), đình chỉ (44 vụ), tạm đình chỉ (21 vụ) thì còn lại là 99 vụ. Trong đó, có 67 vụ Tòa án hủy quyết định và 32 vụ Tòa án bác đơn yêu cầu.
Qua số liệu thống kê này ta có thể nhận thấy tỷ lệ đơn khiếu kiện bị bác trong hai năm gần đây là không lớn: năm 2007 chiếm tỷ lệ là 11.59%, năm 2008 tỷ lệ này là 32.32% (so với tỷ lệ vụ án hủy quyết định: 88.41% năm 2007, 67.68% năm 2008). Trong những vụ án mà người khởi kiện bị bác đơn, mỗi vụ án sẽ có một lý do cụ thể, tuy nhiên nhìn chung thì việc họ bị bác đơn kiện là do:
Thứ nhất, QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính giải quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày trong quản lý nhà nước. Các quyết định, hành vi này thường động chạm đến các lợi ích thiết thực nhất của người dân. Khi các quyết định, hành vi này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân thì bất chấp là quyết định đúng, hành vi đúng, họ vẫn muốn tìm một cách thức để phản đối khi hình thức khiếu nại không được chấp nhận và khởi kiện ra Tòa án là phương thức họ lựa chọn. Điều này thể hiện ý thức pháp luật của người dân còn chưa cao khi mà họ chỉ nhìn thấy lợi ích của họ bị ảnh hưởng mà không ý thức được rằng việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước là hợp pháp và cũng hợp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước (xét trường hợp các QĐHC, HVHC là hợp pháp). Các trường hợp này người khởi kiện đương nhiên bị bác đơn kiện.
Thứ hai, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước ra quyết định căn cứ theo luật nên sẽ có những quyết định hợp pháp mà không hợp lý. Người dân lại không biết rõ quy định pháp luật, xét thấy vô lý đối với trường hợp của mình thì họ phản đối và khởi kiện ra Tòa án. Như vậy, người khởi kiện vụ án hành chính không phải vì họ nhận biết được QĐHC, HVHC đó trái với pháp luật, họ cần bảo vệ quyền lợi cho mình mà động lực để họ đi kiện là do họ không đồng ý hay bất bình trước quyết định của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Và việc khởi kiện ra Tòa án là cách thức để họ thể hiện thái độ đối với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của
54
cơ quan nhà nước mà không quan tâm đến tính hợp pháp của quyết định hay hành vi của cơ quan hành chính đó. Chính vì vậy mà khả năng thua kiện của người khởi kiện là rất lớn và thực tế đã chứng minh điều đó.
Thứ ba, lĩnh vực quản lý nhà nước là lĩnh vực mà có rất nhiều các quy định với số lượng các văn bản luật, dưới luật khá đồ sộ, bản thân cơ quan nhà nước mới có thể nắm được hết các quy định có liên quan. Đối với người dân họ khó có thể biết được các văn bản được ban hành khi nào, hiệu lực bắt đầu và kết thúc lúc nào, quy tắc áp dụng các văn bản pháp luật, và như vậy, khi người dân không nắm được hết các quy định này thì việc đánh giá tính đúng đắn của QĐHC, HVHC cũng không thể chính xác. Do đó, khi họ khởi kiện khả năng thua kiện của họ cũng sẽ lớn hơn.
Thứ tư, thực tiễn có nhiều trường hợp trong quá trình giải quyết vụ án thì cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền nhận thấy sai sót trong quyết định bị khởi kiện nên đã chủ động sửa chữa, bổ sung quyết định đó. Trong trường hợp này nếu người khởi kiện không rút đơn kiện thì theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn một số điều của PLTTGQCVAHC năm 2006 thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử. Kết quả là Tòa án sẽ bác đơn kiện của người khởi kiện, như vậy trong những vụ án có xảy ra trường hợp này ngưởi khởi kiện thường là người thua kiện.
Thứ năm, trong VAHC nguyên nhân mà người khởi kiện bị bác đơn là do Tòa án đã không công minh khi xét xử, hay nói cách khác là Tòa án đã thiên vị cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Điều này xuất phát từ việc Tòa án không độc lập với cơ quan nhà nước khác, dẫn đến tình trạng Thẩm phán vị nể, e ngại và có xu hướng là “biện hộ” cho việc ra quyết định bị kiện của cơ quan nhà nước.
Chất lƣợng xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết các vụ án hành chính không phải bao giờ cũng đúng, được các bên chấp nhận, được Viện kiểm sát đồng ý. Do đó nó vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị, nếu nó đã có hiệu lực pháp luật thì có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Số lượng các bàn án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng nghị, kháng cáo là rất phổ biến nếu không nói là hầu hết các bản án, quyết định cấp sơ thẩm đều bị kháng cáo kháng nghị. Có thể nhận thấy được thực trạng này qua số liệu thống kê trong Báo cáo tổng kết của TANDTC năm 2007, 2008:
Năm 2007, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sơ thẩm giải quyết 298 vụ, Tòa phúc thẩm TANDTC thụ lý 229 vụ.
55
Năm 2008, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sơ thẩm giải quyết 171 vụ, Tòa phúc thẩm TANDTC thụ lý 90 vụ.
Ta có thể làm thêm một phép tính nữa để thấy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị rất nhiều: năm 2007 số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị là 229/298 chiếm đến 76.85%, năm 2008 là 90/171 chiếm 52.63% (đó là chưa kể trường hợp kháng cáo, kháng nghị không được Tòa phúc thẩm TANDTC chấp nhận). Đây là tổng kết trên cả nước, khi tìm hiểu ở một số địa phương cụ thể ta có thể thấy rõ hơn về thực tiễn này.Theo Báo cáo tổng kết 12 năm thực hiện PLTTGQCVAHC của Tòa án TP Đà Nẵng thì Tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm 47 vụ đã có đến 45 vụ kháng cáo (người khởi kiện kháng cáo 43 vụ, người bị kiện kháng cáo 2 vụ). Ở Tòa án tỉnh Khánh Hòa từ năm 2005 đến năm 2008 có 10 vụ xét xử sơ thẩm thì có đến 7 vụ bị kháng cáo (số liệu thống kê tại tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa). Qua các số liệu thống kê trên có thể thấy đương sự, nhất là người khởi kiện nếu thua kiện thường không đồng ý với phán quyết của Tòa án sơ thẩm, hầu hết đều thực hiện thủ tục kháng cáo phúc thẩm.
Nguyên nhân mà thực tiễn xét xử vụ án hành chính bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo nhiều là vì:
- Đương nhiên do họ không đồng ý với phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm. Thế nhưng về mặt tâm lý, đối với người khởi kiện thì cho rằng phán quyết của HĐXX sơ thẩm không công bằng mà bao che cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, dù sao cũng là cơ quan nhà nước với nhau. Sở dĩ người dân có tâm lý này là vì họ nghĩ rằng Tòa án chưa độc lập với các cơ quan nhà nước khác, Tòa án rất dễ bỏ qua cho những sai sót cũng như là e ngại động chạm đến cơ quan cùng trên lãnh thổ hành chính với Tòa án. Do đó, bản án, quyết định sơ thẩm không khách quan. Khi kháng cáo để xét xử phúc thẩm thì Tòa án xét xử là Tòa phúc thẩm TANDTC, không bị chi phối bởi cơ quan hành chính địa phương nên sẽ công bằng hơn, phán quyết của Tòa phúc thẩm có thể sẽ thay đổi bản án sơ thẩm.chính suy nghĩ này đã khiến người dân nếu thua trong vụ kiện hành chính thường hay kháng cáo.
- Mặc khác, về tâm lý sau cấp sơ thẩm còn có cấp phúc thẩm, kháng cáo là quyền của đương sự và để thực hiện thủ tục kháng cáo cũng không có gì phức tạp khó khăn, tâm lý còn cấp xét xử thì còn khiếu kiện đến khi thỏa mãn quyền lợi dù sao cũng không sợ phải trả án phí nhiều nếu tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm (án phí phúc thẩm chỉ là 50 nghìn đống cho tất cả các vụ án).
56
- Việc kháng cáo, kháng nghị nhiều cũng xuất phát từ sai sót của chính Tòa án trong việc giải quyết VAHC, chẳng hạn như có sự vi phạm về thủ tục tố tụng, áp dụng quy định của pháp luật không đúng, xác minh thu thập chứng cứ không đầy đủ…
* Kết quả giải quyết kháng cáo, kháng nghị của Tòa phúc thẩm - TANDTC: theo Báo cáo tổng kết của TANDTC: Năm 2007, trong 233 vụ thì có 174 vụ y án, 6 vụ Tòa phúc thẩm quyết định sửa (2.5%) , hủy án sơ thẩm (17.16%); và năm 2008, trong 81 vụ thì có 58 vụ y án, 8 vụ Tòa phúc thẩm sửa (9.87%), 10 vụ hủy án (12.34%). Kết quả phúc thẩm cho thấy tỷ lệ án sơ thẩm bị cải sửa, hủy là khá lớn, điều này cũng phản ánh được chất lượng xét xử sơ thẩm hiện nay là chưa cao, vẫn còn nhiều sai sót trong việc giải quyết vụ án hành chính.
Ví dụ: Ngày 11/10/2004 Đội quản lý thị trường tỉnh ĐN lập biên bản vi phạm hành chính đối với Cty TNHH TL vì có hành vi vi phạm hành chính. Ngày 15/10/2004 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh ĐN ban hành Quyết định số 0107622/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Cty TNHH TL với các hình thức sau:
- Phạt tiền 10.000.000 đồng (5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép, 5.000.000 đối với hành vi vi phạm hàng giả);
- Đình chỉ hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại BH.
Ngày 11/11/2004 Cty TNHH TL khiếu nại Quyết định 0107622/QĐ-XPHC ngày 15/10/2004 của Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh ĐN.
Ngày 14/12/2004 Cty TNHH TL khởi kiện vụ án Ngày 16/12/2004 Tòa án tỉnh ĐN thụ lý vụ án.
Ngày 27/1/2005 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường ban hành Quyết định số 04/QĐXP điều chỉnh QĐ số 0107622/QĐ-XPHC ngày 15/10/2004 như sau: không xử phạt 5.000.000 đồng hành vi vi phạm không có giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh của Cty và hủy bỏ hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động kinh doanh của chi nhánh tại phường TP, thành phố BH đã ghi trong QĐ số 0107622.
Tại bản án hành chính sơ thẩm số 01/HCST ngày 17/03/2005 TAND tỉnh ĐN đã bác yêu cầu khởi kiện của Cty TNHH TL giữ nguyên mức phạt 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm hàng giả của QĐ số 0107622/QĐ-XPHC và QĐ số 04/QĐXP của Cục quản lý thị trường của tỉnh ĐN.
Tại bản án hành chính cấp phúc thẩm số 17/HCPT ngày 13/06/2005 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã tại thành phố H đã hủy Điều 2 khoản 2 của Điều 3 QĐ số 04/QĐXP (phần nói về hành vi vi phạm làm hàng giả với mức phạt 5.000.000 đồng). Vấn
57
đề ở đây là cách tiếp cận và đánh giá chứng cứ có ảnh hưởng đến đường lối giải quyết vụ án
Sau khi kiểm tra các chứng cứ tại hồ sơ cho thấy: QĐ số 0107622/QĐ-XPHC ở 2 khoản (5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép, 5.000.000 đối với hành vi làm hàng giả) đã được điều chỉnh bởi QĐ số 04/QĐXP, chỉ còn phạt Cty TL về hành vi làm hàng giả.
Về hành vi vi phạm làm hàng giả mà bản án phúc thẩm đã hủy có căn cứ là vì:
Tại công văn số 704 ngày 09/05/2005, Cục sở hữu trí tuệ có nội dung xuất xứ nước mắm Phú Quốc mới đăng bạ chứ hiện nay chưa có quyết định cấp giấy chứng nhận cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Nhiều doanh nghiệp ở các địa phương khác vẫn mua nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc về đóng chai và bán lại không làm thay đổi sản phẩm; chưa đủ cơ sở pháp luật và thực tiễn để kết luận Cty TL đã có hành vi làm hàng giả.
Tại công văn số 2828 ngày 06/12/2004, Bộ thủy sản có nội dung: sau năm 2007 thì chỉ có sản phẩm nước mắm được sản xuất và đóng chai tại tại Phú Quốc mới được sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa “ nước mắm Phú Quốc” trên bao bì.
Với căn cứ trên Tòa hành chính đã trả lời Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường tỉnh ĐN là bản án phúc thẩm số 17/HCPT ngày 13/06/2005 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại thành phố H là đúng và có căn cứ.
Nhận xét đối với vụ án:
Tòa án sơ thẩm đã không thận trọng trong việc đánh giá chứng cứ, bỏ sót chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính hợp pháp của quyết định bị khiếu kiện.
Chính sự thiếu sót này mà Tòa án sơ thẩm đã ra bản án không chính xác.