Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP KÊ BIÊN TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ TIỀN PHẠT ĐỂ BÁN ĐẤU GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.1. Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về các nội dung cụ thể của biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá và giải pháp hoàn thiện
2.1.4. Về biểu mẫu, nội dung của biên bản, quyết định kê biên tài sản
75 Khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 3 Điều 24, khoản 3 Điều 25, khoản 2 Điều 26 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP; khoản 1 Điều 50, khoản 1 Điều 52, khoản 3 Điều 53, khoản 4 Điều 54, khoản 2 Điều 57 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP; khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 41, khoản 3 Điều 42, khoản 4 Điều 43, khoản 2 Điều 46 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP.
khá lớn của các Nghị định nói trên76. Chính sự thiếu sót này đã gây ra sự lúng túng cho các chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế KBTS cũng như tạo ra sự thiếu thống nhất khi áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Xin dẫn ra một số ví dụ để làm rõ lập luận trên như sau:
Vụ việc thứ nhất: Ngày 28/3/2016, Chủ tịch UBND phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định xử phạt VPHC số 77/QĐ- XPVPHC xử phạt bà Nguyễn Thị Sinh số tiền 3.500.000 đồng (Ba triệu năm trăm nghìn đồng) về hành vi gây cản trở việc sử dụng đất của người khác. Ngày 09/12/2016, ông Nguyễn Văn Quân, Chủ tịch UBND phường Đông Hải 2 ban hành Quyết định số 257/QĐ-CC cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC số 77/QĐ- XPVPHC đối với bà Nguyễn Thị Sinh bằng việc áp dụng biện pháp kê biên container và các TS có giá trị tương ứng với số tiền phạt để BĐG. Về cơ bản, Quyết định cưỡng chế số 257/QĐ-CC đáp ứng đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, chỉ thiếu nội dung số tiền bị xử phạt là 3.500.000 đồng (Ba triệu năm trăm nghìn đồng). Vấn đề đặt ra là việc ghi thiếu số tiền bị xử phạt trong Quyết định số 257/QĐ-CC có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của Quyết định này hay không? Câu hỏi này cần có một sự giải đáp từ các nhà soạn thảo Nghị định.
Vụ việc thứ hai: Ngày 14/9/2016, bà Trần Thị Bích Liên - Chủ tịch UBND Quận 11 ban hành Quyết định số 163/QĐ-CC cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC số 47/QĐ-XPVPHC ngày 29/3/2016 đối với ông Liu A Ky vì lý do hết thời hạn thi hành Quyết định xử phạt VPHC nhưng ông Liu A Ky không chấp hành.
Biện pháp cưỡng chế được áp dụng là kê biên 01 máy trộn hồ, 20 bao xi măng Hà Tiên để BĐG sau đó khấu trừ vào số tiền bị phạt do ông Liu A Ky chưa chấp hành nộp phạt. Tuy nhiên, so với quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, nội dung Quyết định số 163/QĐ-CC lại không đề cập nội dung
“nơi cư trú” và “số tiền bị xử phạt” đối với ông Liu A Ky.
Chính vì lý do chưa có biểu mẫu thống nhất nên các quyết định cưỡng chế KBTS nói trên không thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, chính điều này dẫn đến khả năng làm phát sinh nhiều khiếu nại, khởi kiện trên thực tế liên quan đến tính hợp pháp của các quyết định cưỡng chế này.
76 Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP Phụ lục về các loại biểu mẫu trong xử phạt VPHC. Phụ lục này có 20 biểu mẫu các loại quyết định, 11 biểu mẫu các loại biên bản và 1 biểu mẫu về văn bản giao quyền xử lý VPHC.
Bên cạnh đó, khi quy định về nội dung của quyết định cưỡng chế KBTS thì giữa Nghị định số 166/2013/NĐ-CP với Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP cũng chưa có sự thống nhất. Cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định quyết định cưỡng chế bằng biện pháp KBTS bao gồm những nội dung sau: “Số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị KBTS; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định”.
Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định: “Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp KBTS phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị KBTS; số tiền bị xử phạt; TS bị kê biên; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định”.
Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định: “Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp KBTS phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của tổ chức, cá nhân bị KBTS; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định”.
Như vậy, so sánh 3 quy định về nội dung của quyết định KBTS giữa Nghị định số 166/2013/NĐ-CP với Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP có thể phát hiện một số điểm khác biệt. Trong khi Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định nội dung quyết định KBTS phải có “số quyết định” thì Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP lại không quy định nội dung này. Bên cạnh đó, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định phải có nội dung “TS bị kê biên” trong quyết định KBTS trong khi Nghị định số 166/2013/NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP không quy định nội dung này.
Do đó, khi các chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế KBTS sẽ gặp khó khăn trong việc thể hiện các nội dung của quyết định. Để hạn chế thấp nhất khả năng bị khiếu nại, khởi kiện liên quan đến nội dung của quyết định KBTS, thiết nghĩ các nhà làm luật phải cân nhắc giải quyết những điểm chưa thống nhất này.
Do đó, để khắc phục bất cập trên, theo tác giả, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, cần bổ sung vào Nghị định số 166/2013/NĐ-CP Phụ lục quy định về
biểu mẫu các loại biên bản, quyết định khi áp dụng biện pháp cưỡng chế KBTS có giá trị tương ứng với số tiền phạt để BĐG như Nghị định số 81/2013/NĐ-CP để tạo ra sự thống nhất khi áp dụng pháp luật trong thực tiễn và đảm bảo tính hợp pháp của các biên bản, quyết định này.
Hai là, ban hành quy định để giải quyết những điểm chưa thống nhất giữa Nghị định số 166/2013/NĐ-CP với Nghị định số 127/2013/NĐ-CP và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP về nội dung của quyết định KBTS. Giải pháp cụ thể của nội dung này sẽ được tác giả trình bày một cách cụ thể và rõ ràng ở mục 2.2.1.