Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP KÊ BIÊN TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ TIỀN PHẠT ĐỂ BÁN ĐẤU GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.1. Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về các nội dung cụ thể của biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá và giải pháp hoàn thiện
2.1.7. Về thời hạn ban hành và thời hiệu thi hành quyết định kê biên tài sản
Luật XLVPHC 2012 quy định rất rõ ràng thời hạn ban hành cũng như thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC. Theo đó, Điều 66 Luật XLVPHC quy định người có thẩm quyền xử phạt VPHC phải ra quyết định xử phạt VPHC trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 mà cần có thêm thời gian để xác minh,
80 Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Đồng thời, Điều 74 Luật này quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Trong khi đó, Luật XLVPHC 2012 và các văn bản hướng dẫn lại chưa đề cập vấn đề thời hạn ban hành cũng như thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC. Theo Điều 86 Luật XLVPHC 2012 và Điều 2 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP thì cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Và Luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm của người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện cưỡng chế. Tuy nhiên, Luật XLVPHC 2012 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP lại không quy định rõ thời hạn ban hành quyết định cưỡng chế là bao nhiêu ngày kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Các văn bản này cũng không quy định thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế là bao lâu kể từ ngày ban hành quyết định. Do vậy đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau giữa các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC.
Thời hạn ban hành quyết định cưỡng chế KBTS
Liên quan đến vấn đề này, đa số ý kiến cho rằng việc ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC phải được thực hiện ngay sau khi hết thời hạn quy định mà người vi phạm vẫn không tự nguyện thi hành và tối đa chỉ trong 01 năm, có như vậy mới đảm bảo tính kịp thời, tính răn đe và giảm bớt hậu quả có thể xảy ra. Quan điểm này dựa vào quy định tại Điều 74 Luật XLVPHC 2012. Theo đó thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC là 01 năm, quá thời hạn đó thì không thi hành nữa. Do đó, nếu quyết định xử phạt đã không thi hành thì đương nhiên sẽ không ban hành quyết định cưỡng chế được, nên có thể hiểu chỉ ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC trong 01 năm kể từ
ngày ban hành quyết định xử phạt. Đối với trường hợp có hình thức xử phạt bổ sung, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì thời hạn ban hành quyết định cưỡng chế có thể kéo dài hơn 01 năm.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng do Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng về thời gian ban hành nên quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC có thể được ban hành bất cứ lúc nào và trên thực tế có những quyết định xử phạt đã ban hành hai, ba năm người có thẩm quyền mới ban hành quyết định cưỡng chế81.
Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế KBTS
Thời hiệu là một phương sách cho phép một người sau một khoảng thời gian được giải phóng khỏi những nghĩa vụ hay trách nhiệm82. Thời hiệu xử phạt VPHC là khoảng thời gian do pháp luật quy định trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC đối với cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi VPHC83. Mặc dù Luật XLVPHC 2012 không đưa ra giải thích thời hiệu một cách cụ thể nhưng qua các định nghĩa về thời hiệu nói trên có thể đưa ra định nghĩa thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế hành chính là khoảng thời gian do pháp luật quy định trong đó cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền tổ chức thi hành các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức VPHC để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt VPHC. Việc quy định về thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế là hết sức quan trọng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành các biện pháp cưỡng chế một cách nhanh chóng và kịp thời để đảm bảo quyết định xử phạt VPHC được thi hành nhằm khôi phục lại trật tự quản lý của Nhà nước, hạn chế thiệt hại do hành vi VPHC gây ra và đảm bảo cho hoạt động đấu tranh phòng chống VPHC được hiệu quả. Vì những lý do này mà vấn đề thời hiệu luôn được các nhà làm luật chú trọng nhằm đảm bảo cho thời hiệu được quy định một cách rõ ràng, cụ thể nhất.
Nghị định số 37/2005/NĐ-CP có quy định về thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế hành chính trong đó có biện pháp KBTS có giá trị tương ứng với số tiền phạt để BĐG tại Điều 9. Theo đó, quyết định cưỡng chế hành chính có hiệu lực thi
81 Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật XLVPHC của UBND tỉnh Sóc Trăng theo Quyết định số 582/QĐ- BTP ngày 25/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật XLVPHC.
82 Đoàn Trọng Truyến (chủ biờn) (1992), Từ điển Phỏp - Việt phỏp luật - hành chớnh (Dictionnaire Franỗais - Vietnamien droit – administration), Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 278.
83 Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, phần Luật Hành chính và Tố tụng Hành chính, Nxb. Công an nhân dân, tr. 115.
hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
Như đã phân tích ở trên, quy định về thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế hành chính nói chung và quyết định KBTS nói riêng là cần thiết, góp phần tăng cường trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành các quyết định xử phạt VPHC. Tuy nhiên, quy định tiến bộ này lại không được kế thừa trong Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
Nghị định số 166/2013/NĐ-CP chỉ quy định về thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế như sau: “thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”84. Tuy nhiên, theo tác giả cách quy định về thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là chưa rõ ràng, dẫn tới có nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật thiếu thống nhất. Cách hiểu thứ nhất, thời hạn này dành cho đối tượng bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định. Cách hiểu thứ hai, thời hạn này dành cho cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Đây là một trong những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trên thực tế cần sớm được giải quyết85.
Đồng thời, quy định về thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế như trên chỉ là thời hạn tối thiểu để thi hành quyết định cưỡng chế trong khi Luật XLVPHC 2012 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP lại không quy định thời hạn tối đa để thi hành quyết định cưỡng chế, như vậy sẽ dẫn đến sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật.
Xin dẫn ra ví dụ sau để chứng minh cho lập luận nêu trên: Trong Quyết định cưỡng chế số 257/QĐ-CC ngày 09/12/2016 của Chủ tịch UBND phường Đông Hải 2 đối với bà Nguyễn Thị Sinh quy định thời gian thực hiện cưỡng chế “Bắt đầu từ 8 giờ 00 phút ngày 28/12/2016, kể từ ngày nhận được quyết định này”. Trong 06 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC do ông Lê Văn Khoa - Phó chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 26/8/2016 dựa trên Quyết định số 3917/QĐ-UBND ngày 02/8/2016 của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh về giao quyền xử phạt VPHC bao gồm: Quyết định số 4463/QĐ-CC,
84 Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
85 Xem trang 33 Phụ lục số 03 - bản tổng hợp những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ quy định của pháp luật về xử lý VPHC kèm theo Báo cáo số 172/BC-BTP ngày 11/7/2016 của Bộ Tư pháp về công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC 06 tháng đầu năm 2016.
Quyết định số 4465/QĐ-CC, Quyết định số 4469/QĐ-CC, Quyết định số 4471/QĐ- CC, Quyết định số 4472/QĐ-CC và Quyết định số 4473/QĐ-CC lại quy định “Thời gian thực hiện theo quy định của pháp luật kể từ ngày nhận được quyết định này”.
Còn Quyết định số 2598/QĐ-CC do bà Trần Thị Thu Hà – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ban hành ngày 27/7/2015 cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với ông Đỗ Minh Hoàng lại quy định “Thời gian thực hiện 01 năm, kể từ ngày nhận được quyết định này”. Chính thực tế này vô tình đã tạo ra sự lạm quyền, chủ quan duy ý chí của các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật và vô hình trung làm giảm hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật về biện pháp cưỡng chế KBTS.
Do vậy, để hiểu và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC trong đó có biện pháp cưỡng chế KBTS có giá trị tương ứng với số tiền phạt để BĐG được thống nhất, tác giả cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể thời hạn ban hành quyết định cưỡng chế. Đồng thời, Nghị định số 166/2013/NĐ-CP cũng cần bổ sung quy định về thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế và nên giới hạn thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 01 năm để khắc phục những bất cập đã nêu khi thi hành quyết định cưỡng chế trong thực tế.
Vì lẽ đó, Nghị định số 166/2013/NĐ-CP cần bổ sung quy định về thời hạn ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC và tiếp thu quy định tiến bộ của Nghị định số 37/2005/NĐ-CP để quy định rõ về thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế trong đó có quyết định cưỡng chế bằng biện pháp KBTS. Có thể tiếp thu lại quy định của Điều 9 của Nghị định số 37/2005/NĐ-CP và quy định như sau:
“1. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
3. Đối với trường hợp cưỡng chế hành chính bằng biện pháp khắc phục hậu quả thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này.”