Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản

Một phần của tài liệu Biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Trang 80 - 102)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP KÊ BIÊN TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ TIỀN PHẠT ĐỂ BÁN ĐẤU GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.2. Một số giải pháp chung góp phần hoàn thiện biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá

2.2.3. Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản

Mặc dù Luật XLVPHC 2012 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP đã quy định khá rõ ràng về thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế KBTS, tuy nhiên thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế này cho thấy vẫn còn tồn tại những sai phạm dẫn đến một số quyết định cưỡng chế KBTS phải bị hủy bỏ. Bất cập này xuất phát từ lý do một số chủ thể có thẩm quyền cưỡng chế còn hạn chế về năng lực nhận thức và áp dụng pháp luật.

Điểm lại vụ việc xử phạt VPHC đối với bà Nguyễn Thị Sinh tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Như đã trình bày, ngày 28/3/2016, ông Nguyễn Văn Quân - Chủ tịch UBND phường Đông Hải 2 ban hành Quyết định xử phạt VPHC số 77/QĐ-XPVPHC xử phạt bà Nguyễn Thị Sinh số tiền 3.500.000 đồng (Ba triệu năm trăm nghìn đồng) về hành vi gây cản trở việc sử dụng đất của

95 Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (tập 1), Nxb.

Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 177: Bộ luật về vi phạm hành chính năm 2001 của Liên bang Nga quy định hình thức phạt giam hành chính (административный арест) là cách ly người vi phạm với xã hội thời hạn đến 30 ngày đêm do thẩm phán quyết định, ; hình thức cấm đảm nhiệm chức vụ (дисквалификация) từ 6 tháng đến 3 năm (Chương 3 Thiên 1).

96 Có thể quy định vừa là hình thức xử phạt chính vừa là hình thức xử phạt bổ sung tương tự như hình thức xử phạt “Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính”.

97 Về lâu dài có thể tiếp thu quy định của Bộ luật về VPHC của Liên bang Nga khi Bộ luật này chỉ quy định các hình thức xử phạt, không quy định các biện pháp khắc phục hậu quả VPHC vì nhà lập pháp quan niệm rằng đó là điều đương nhiên, “sai thì phải sửa”, hơn nữa phải “sửa toàn bộ”. Xem: Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (tập 1), Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 179.

98 Điểm b khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC 2012.

người khác. Cho rằng bà Nguyễn Thị Sinh không chấp hành quyết định xử phạt, ngày 09/12/2016, ông Nguyễn Văn Quân ban hành Quyết định số 257/QĐ-CC cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC số 77/QĐ-XPVPHC đối với bà Nguyễn Thị Sinh bằng việc áp dụng biện pháp kê biên container và các TS có giá trị tương ứng với số tiền phạt để BĐG. Tuy nhiên, ngày 26/12/2016, ông Nguyễn Văn Quân lại ban hành Quyết định số 265/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định cưỡng chế đối với bà Nguyễn Thị Sinh với lý do Quyết định số 257/QĐ-CC ngày 09/12/2016 ban hành chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 166/2013/NĐ- CP. Theo quy định tại khoản này, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật XLVPHC 2012, chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định trước hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế. Trong vụ việc trên, mặc dù chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm nhưng chủ tịch UBND phường Đông Hải 2 đã áp dụng biện pháp KBTS là không đúng thứ tự theo quy định của Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra, phân tích khoản 3 Điều 3 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP có thể hiểu việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế là áp dụng độc lập từng biện pháp cưỡng chế theo thứ tự tại khoản 2 Điều 86 Luật XLVPHC 2012. Trong khi đó, khảo sát 6 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC do ông Lê Văn Khoa - Phó chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 26/8/2016 bao gồm: Quyết định số 4463, 4465, 4469, 4471, 4472 và 4473/QĐ-CC, có thể thấy các quyết định cưỡng chế này không áp dụng từng biện pháp một cách độc lập theo thứ tự như quy định nói trên mà ghi một cách chung chung: “Áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định để thu tiền phạt với số tiền là …”. Rõ ràng quy định này là chưa đúng với tinh thần của khoản 3 Điều 3 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.

Thực tế cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC nói chung và biện pháp KBTS nói riêng hiện nay là rất hạn chế và chưa có chiều sâu. Mặc dù các cơ quan nhà nước trong đó Bộ Tư pháp với vai trò cơ quan chủ trì đã tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý VPHC với các hình thức khá đa dạng như: Ở Bộ Tư pháp, thực hiện cập nhật các tin, bài liên quan đến công tác xử lý VPHC để đăng tải lên Trang thông tin tình hình thi hành pháp luật và chuyên mục Triển khai Luật XLVPHC của Cổng Thông tin điện tử của Bộ. Ở các địa phương đã

tiến hành tổ chức hội nghị; mở chuyên mục hỏi đáp pháp luật trên đài phát thanh, truyền hình địa phương, tập san, bản tin; lồng ghép trong các buổi sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng; ngày pháp luật hàng tháng; tuyên truyền lưu động, tờ rơi, tờ bướm về các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC...99 Tuy nhiên, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu về việc tuyên truyền về xử phạt VPHC trong đó trọng điểm là các nội dung về lĩnh vực vi phạm, hành vi vi phạm, mức xử phạt,… Trong khi đó, nội dung liên quan tới các biện pháp cưỡng chế nhất là KBTS ít được coi trọng. Đây chính là lý do khiến các chủ thể thực thi pháp luật chưa có kiến thức đầy đủ về biện pháp cưỡng chế này.

Qua sự trình bày trên, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu về biện pháp cưỡng chế KBTS với những nội dung hết sức cụ thể như: các quy định pháp luật điều chỉnh về biện pháp KBTS, cách thức ban hành quyết định KBTS, hướng dẫn thủ tục tiến hành kê biên, kinh nghiệm xử lý các tình huống pháp lý phát sinh trong quá trình tiến hành KBTS… để nâng cao khả năng áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền, phải bảo đảm được tất cả các chức danh đều hiểu đúng nội dung quy định của pháp luật trước khi áp dụng trong thực tiễn, tránh trường hợp áp dụng không đúng quy định của pháp luật hoặc có hành vi lạm quyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân./.

99 Trang 5, 6 Báo cáo số 172/BC-BTP ngày 11/7/2016 của Bộ Tư pháp về công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC 06 tháng đầu năm 2016.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật cũng như công tác áp dụng pháp luật trong thực tiễn về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, tác giả đưa ra một số kết luận như sau.

Thứ nhất, mặc dù đã có khung pháp lý khá cụ thể nhưng các quy định pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập về các vấn đề như: (i) tên gọi và điều kiện áp dụng; (ii) xác minh tài sản kê biên; (iii) các tài sản không được kê biên; (iv) biểu mẫu, nội dung của biên bản, quyết định kê biên tài sản; (v) thẩm quyền cưỡng chế kê biên tài sản của cấp trên đối với quyết định xử phạt của cấp dưới; (vi) xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan không phối hợp trong việc thực hiện cưỡng chế; (vii) thời hạn ban hành và thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản; (viii) quy định về báo cáo công tác áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản; (ix) sự thiếu thống nhất giữa các Nghị định của Chính phủ về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản.

Thứ hai, trong thời gian qua, công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản trong thực tiễn vẫn còn một số tồn tại như sau: (i) thái độ chấp hành quyết định của các chủ thể vi phạm chưa cao, nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, không có tài sản nên không thể cưỡng chế; (ii) nhận thức và năng lực của các chủ thể có thẩm quyền còn hạn chế, vẫn còn tồn tại những sai sót và tùy tiện khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản; (iii) công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về biện pháp cưỡng chế này chưa được chú trọng...

Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, tác giả đã đưa ra các kiến nghị rất cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật cũng như đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cưỡng chế này trong thực tế.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong những năm qua, công tác xử phạt vi phạm hành chính đã đạt được những kết quả tích cực nhờ những cải cách không ngừng về mặt hoàn thiện pháp luật cũng như nỗ lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, số lượng các quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị trì hoãn hoặc không thể thi hành còn rất nhiều. Do vậy, biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước cũng như tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của đối tượng bị xử phạt. Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như đưa ra các kiến nghị cho công tác áp dụng pháp luật về biện pháp cưỡng chế này trong thực tiễn có ý nghĩa không chỉ đối với hoạt động quản lý nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Nội dung của luận văn này đã giải quyết được các vấn đề lý luận, pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá cũng như chỉ ra những bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp cưỡng chế này. Bên cạnh đó, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị mới cụ thể và mang tính ứng dụng cao, những kiến nghị được đưa ra trong luận văn sẽ là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cưỡng chế này trong thực tiễn.

Trong giới hạn của một Luận văn Thạc sĩ, tác giả chưa thể mổ xẻ, phân tích hết tất cả các vấn đề pháp lý và thực tiễn về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản mà chỉ tập trung trình bày các vấn đề nổi bật nhất. Với những đóng góp nhất định, tác giả tin tưởng rằng các kết quả nghiên cứu trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhất là trong việc bảo đảm thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và hạn chế đến mức thấp nhất việc vi phạm quyền con người, quyền công dân qua việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

2. Bộ luật Dân sự (Số: 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005;

3. Bộ luật Dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015;

4. Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số: 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015;

5. Bộ luật Tố tụng hình sự (Luật số: 101/2015/QH13) ngày 27/11/2015;

6. Luật Thi hành án dân sự (Luật số: 26/2008/QH12) ngày 14/11/2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014);

7. Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số: 15/2012/QH13) ngày 20/6/2012;

8. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số: 17/2008/QH12) ngày 03/6/2008;

9. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số: 80/2015/QH13) ngày 22/6/2015;

10. Luật Nhà ở (Luật số: 65/2014/QH13) ngày 25/11/2014;

11. Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (Số: 04/2007/QH12) ngày 21/11/2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014);

12. Pháp lệnh số 28-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ngày 07/12/1989 về xử phạt vi phạm hành chính;

13. Pháp lệnh số 41-L/CTN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 06/7/1995 về xử lý vi phạm hành chính;

14. Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 02/7/2002 xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008);

15. Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/6/2004 về tín ngưỡng, tôn giáo;

16. Nghị định số 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ phạt vi cảnh;

17. Nghị định số 37/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 quy định thủ tục

áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

18. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

19. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/5/2016);

20. Nghị định số 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

21. Nghị định số 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 quy định về các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

22. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

23. Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/03/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;

24. Thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT-BTP-VKSNDTC ngày 26/02/2001 của Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định pháp luật về thi hành án dân sự;

25. Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự;

26. Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;

27. Thông tư số 10/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 31/08/2015 quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật;

28. Thông tư số 05/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/01/2017 hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

29. Quyết định số 996/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/6/2014 về việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

30. Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa;

31. Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố được Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội;

32. Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành quy định về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

33. Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 17/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

34. Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 20/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

35. Quyết định số 62/2014/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở;

Một phần của tài liệu Biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Trang 80 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)