CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT
1.2. Quy định pháp luật về hình thức xử phạt trục xuất
1.2.6. Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi trái pháp luật thỏa mãn điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải gửi ngay tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ có liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra vi phạm hành chính để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Đối với vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Hồ sơ gồm: (i) tóm tắt lý lịch và hành vi của người bị đề nghị trục xuất; (ii) tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính; (iii) các hình thức xử lý đã áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm); (iv) văn bản đề nghị trục xuất.
Bước 2: ban hành quyết định trục xuất theo thủ tục hành chính
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục quản lý Xuất nhập cảnh, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Việc ban hành quyết định trục xuất là yêu cầu với mọi trường hợp trục xuất hành chính. Về mặt thể thức, kỹ thuật trình bày áp dụng theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/08/2017 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC năm 2012).
Khi Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì quyết định xử phạt trục xuất phải phải ghi rõ những nội dung sau: (i) ngày, tháng, năm ra quyết định; (ii) họ tên, chức
vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định; (iii) họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/ giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất; (iv) hành vi vi phạm của người bị trục xuất; (v) điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng, hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); (vi) thời gian thi hành quyết định trục xuất; (vii) nơi bị trục xuất đến; (viii) cửa khẩu thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
(ix) cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định xử phạt trục xuất; (x) nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất; (xi) chữ ký của người ra quyết định xử phạt trục xuất28. Quyết định trục xuất phải được thể hiện bằng quyết định tiếng Việt và tiếng Anh.
Bước 3: thông báo quyết định trục xuất
Quyết định trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành. Đây là quy định hợp lý nhằm tạo ra sự phối hợp trong cơ chế thực hiện giữa Việt Nam với các quốc gia có công dân là người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Bước 4: quản lý người bị áp dụng hình thức trục xuất
Khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ bỏ trốn hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất và để ngăn chặn người đó tiếp vi phạm hành chính thì Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Cụ thể, các biện pháp đó là: (i) hạn chế việc đi lại của người bị quản lý; (ii) chỉ định chỗ ở của người bị quản lý; (iii) tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
Nhằm hướng dẫn thi hành chi tiết điều này thì khoản 2 Điều 30 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2016/NĐ-CP) cũng quy định các trường hợp quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp: (i) hạn chế việc đi lại của người bị quản lý; (ii) chỉ định chỗ ở của người bị quản lý; (iii) tạm giữ hộ chiếu
28 Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2016/NĐ-CP).
hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu; (iv) bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý.
Như vậy, so với khoản 2 Điều 130 Luật XLVPHC năm 2012 thì khoản 2 Điều 30 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2016/NĐ-CP) đã bổ sung thêm biện pháp: “bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý”. Biện pháp “bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý” được áp dụng đối với trường hợp: (i) người bị trục xuất không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực...); (ii) không có nơi thường trú, tạm trú; (iii) vi phạm quy định pháp luật hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; (iv) có vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh; (v) có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất; (vi) mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; (vii) tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
Trong trường hợp, người bị trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý là bắt buộc lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý thì các chế độ sinh hoạt, ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh của họ được quy định tại Điều 30 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2016/NĐ-CP).
Bước 5: lập hồ sơ thi hành quyết định xử phạt trục xuất
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành quyết định xử phạt trục xuất. Hồ sơ thi hành quyết định xử phạt trục xuất gồm: (i) quyết định xử phạt hành chính theo thủ tục hành chính; (ii) bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất; (iii) giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (dân sự, hành chính, kinh tế…
nếu có); (iv) các tài liệu khác có liên quan.
Việc lập hồ sơ này chính là cơ sở quan trọng ghi nhận mọi diễn biến, tình hình xảy ra trong suốt thời gian tiến hành việc trục xuất đối tượng kể từ thời điểm ra đề nghị trục xuất, ban hành quyết định trục xuất, thông báo về việc trục xuất, quản lý người nước ngoài bị trục xuất trong trường hợp lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý... Do vậy, hồ sơ thi hành quyết định trục xuất được xác định là tài liệu quan trọng trong quá trình áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
Bước 6: hoãn thi hành quyết định trục xuất và thi hành quyết định trục xuất
* Hoãn thi hành quyết định trục xuất
Người bị trục xuất được hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất trong hai trường hợp sau đây: (i) bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác không thể thực hiện được quyết định xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế cấp huyện trở lên hoặc các trường hợp bất khả kháng khác; (ii) phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh đề nghị Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh đề nghị Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất. Quy định này cũng thể hiện yếu tố nhân đạo trong việc bảo đảm quyền của người bị trục xuất, tạo điều kiện thuận lợi về thể chất lẫn tinh thần để họ có thể chấp hành hình thức xử phạt này một cách tích cực, thuận tiện nhất.
* Thi hành quyết định trục xuất
Người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải thi hành quyết định trục xuất. Nếu không tự giác chấp hành sẽ bị áp giải theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 24 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2016/NĐ-CP).