CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT
1.3. Phân biệt giữa hình thức xử phạt trục xuất và một số biện pháp cưỡng chế khác
1.4.3. Trục xuất theo luật Nhật Bản
Theo pháp luật hình sự Nhật Bản, trục xuất không quy định là hình phạt.
Việc trục xuất người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Nhật Bản xem như biện pháp cưỡng chế hành chính được điều chỉnh bằng các quy định Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn Nhật Bản năm 1951 (The immigration control and refugee recognition Act in 1951).
Điều 24 Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn Nhật Bản năm 1951 quy định các đối tượng bị trục xuất (deported) gồm: người xâm nhập vào Nhật Bản vi phạm quy định tại Điều 3 (cấm nhập cảnh)41; người hạ cánh tại Nhật Bản nhưng không được phép hạ cánh; người bị thu hồi giấy phép cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo để nhập cảnh. Những người trục xuất sẽ không được phép nhập cảnh vào Nhật Bản 5 năm kể từ ngày bị trục xuất nếu rơi vào quy định điểm b khoản 9 Điều 5 và 10 năm kể từ ngày bị trục xuất nếu rơi vào quy định tại điểm c khoản 9 Điều 5 Luật này.
Khác với pháp luật Việt Nam, nơi trục xuất là nơi người đó có quốc tịch, ở Nhật Bản, người bị trục xuất còn có thể lựa chọn nơi bị trục xuất. Điều này xuất phát từ việc hiện nay có rất nhiều người nhập cư đến Nhật Bản qua con đường du lịch, du học, đi lao động xuất khẩu…
Việc trục xuất và lệnh trục xuất do người có thẩm quyền của cơ quan này quyết định, giao cho cán bộ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn
40 Cao Vũ Minh (2018), “Trục xuất trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nội Chính, số 53.
41 Điều 3 Cấm nhập cảnh của Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn Nhật Bản năm 1951 quy định:
Cấm nhập cảnh đối với các đối tượng sau: không có hộ chiếu hợp lệ; người bị từ chối hạ cánh tại Nhật Bản (bị bệnh truyền nhiễm, bị dị tật bẩm sinh, tâm thần, người thu nhập thấp hoặc không có nơi ở ổn định và có khả năng trở thành gánh nặng cho Chính phủ Nhật Bản; người đã bị kết án vì vi phạm pháp luật Nhật Bản hoặc nước ngoài vì các tội liên quan đến kiểm soát cần sa, ma túy, thuốc phiện, chất kích thích; người đã bị kết án vì vi phạm pháp luật Nhật Bản và vi phạm pháp luật nước ngoài hoặc không có việc làm 1 năm hoặc nhiều hơn hoặc bị kết án phạt tù hoặc hình phạt nặng hơn; người bị trục xuất khỏi Nhật Bản; trước đây đã bị trục xuất khỏi Nhật Bản thuộc bất kỳ mục nào của Điều 24 (trừ mục (iv), tiểu mục (l) đến (o), và mục (iv) 10 năm kể từ ngày trục xuất).
thực hiện. Chi phí về phương tiện xuất cảnh do người bị trục xuất chi trả hoặc cơ quan đại diện ngoại giao hoặc do cá nhân, tổ chức bảo lãnh nhập cảnh vào Nhật Bản chi trả, nếu các chủ thể này không đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí về phương tiện xuất cảnh thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn của Nhật Bản chi trả.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật về hình thức xử phạt trục xuất, tác giả đi đến một số kết luận sau:
Thứ nhất, về khái niệm hình thức xử phạt trục xuất: trục xuất là một hình thức xử phạt trong hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, được áp dụng với tính chất là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung nhằm buộc người nước ngoài thực hiện vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai, hình thức xử phạt trục xuất có những đặc điểm sau: (i) trục xuất là một hình thức xử phạt được quy định trong Luật XLVPHC năm 2012; (ii) đối tượng áp dụng đối với hình thức xử phạt trục xuất là người nước ngoài vi phạm hành chính tại Việt Nam; (iii) hình thức xử phạt trục xuất có mức độ hạn chế quyền tự do cao hơn so với các hình thức xử phạt hành chính còn lại hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng theo thủ tục hành chính; (iv) hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng theo thủ tục hành chính, thuộc thẩm quyền của Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh; (v) hình thức xử phạt trục xuất chỉ được áp dụng đối với một số vi phạm hành chính nhất định.
Thứ ba, việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có những mục đích sau: (i) trừng phạt những hành vi xâm phạm đến quan hệ pháp luật hành chính mà nhà nước Việt Nam bảo vệ; (ii) hình thức xử phạt trục xuất không tác động đến kinh tế và buộc người nước ngoài bị trục xuất trở về nơi họ có quốc tịch hoặc quốc gia khác vì vậy có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục, giúp đỡ người vi phạm hành chính sửa chữa sai lầm; (iii) áp dụng hình thức xử phạt trục xuất là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước.
Thứ tư, Luật XLVPHC năm 2012 và những văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đã quy định khung pháp lý khá đầy đủ về hình thức xử phạt trục xuất như: đối tượng bị áp dụng, quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất, thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất… Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định và sẽ được tác giả phân tích cụ thể trong nội dung của Chương 2.
Thứ năm, hình thức xử phạt trục xuất có mối quan hệ những cũng có sự khác biệt với hình phạt trục xuất trong luật hình sự, biện pháp buộc xuất cảnh. Do đó, cần
có những nhận thức khoa học về hình thức xử phạt trục xuất để có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất, chính xác.
Thứ sáu, pháp luật các quốc gia trên thế giới quy định rất khác nhau về trục xuất. Có quốc gia xem trục xuất là hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế hành chính quy định trong luật hình sự hoặc luật hành chính về di trú. Nắm vững quy định pháp luật về trục xuất của các quốc gia trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm, đồng thời hoàn thiện pháp luật về hình thức xử phạt trục xuất ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2