Thực trạng chung về tình hình áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

Một phần của tài liệu Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1. Thực trạng chung về tình hình áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

Hiện nay nước ta đang mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, sinh sống, du lịch ngày càng nhiều. Theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có quyền cấp thị thực ký hiệu “SQ” với thời hạn không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu vào Việt Nam mà không cần có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh42. Năm 2017, có 12,7 triệu khách quốc tế đến Việt Nam. Trong 3 tháng đầu năm 2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt đến 2 triệu khách43. Bên cạnh những điểm tích cực mà người nước ngoài đem lại cho Việt Nam, thì hiện nay đã phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực từ người nước ngoài. Đó là tình trạng người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam ngày càng tăng theo chiều hướng phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi. Người nước ngoài đã thực hiện nhiều vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam như sử dụng giấy phép lao động hết hạn, cư trú quá hạn, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng44…

Năm 2014, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã xử phạt 1186 trường hợp, trong đó 777 trường hợp quá hạn tạm trú; 83 trường hợp nhập cảnh trái phép; 88

42 Hiện nay, thị thực của Việt Nam gồm 20 loại với các ký hiệu khác nhau như: NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT, DN, NN1, NN2, NN3, DH, HN, PV1, PV2, LĐ, DL, TT, VR, SQ. Trong đó, thị thực ký hiệu “SQ”

có giá trị không quá 30 ngày, được cấp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân nhân, chữa bệnh. Cụ thể, xem thêm Phụ lục 4.

43 Hà Trang, http:// dantri.com.vn/du-lich/gan-13-trieu-luot-khach-quoc-te-den-viet-nam-trong-nam- 2017.htm, truy cập 14/06/2018.

44 Phạm Hồng Vũ (2009), “Thực trạng người nước ngoài gốc Phi vi phạm pháp luật Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số ý kiến đề xuất”, Chuyên đề môn học Luật hình sự, Trường Đại học An ninh nhân dân, tr. 1.

trường hợp sử dụng công nghệ thông tin để lừa đảo; 01 trường hợp hoạt động tôn giáo trái phép, 237 trường hợp vi phạm quy phạm an ninh trật tự45.

Năm 2015, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã xử phạt 1554 trường hợp người nước ngoài vi phạm hành chính, trong đó có 1374 trường hợp quá hạn tạm trú, 15 trường hợp sử dụng dấu gia hạn tạm trú giả, 44 trường hợp cá cược thể thao qua mạng, 04 hoạt động sai mục đích nhập cảnh, 01 trường hợp nhập cảnh trái phép46...

Mặc dù tình hình vi phạm hành chính của người nước ngoài ngày càng tăng, năm sau nhiều hơn năm trước nhưng việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất lại chưa nhiều.

Năm

Người nước ngoài bị xử phạt hành

chính

Người nước ngoài bị trục xuất hành chính

Tỷ lệ phần trăm giữa người nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính và người nước ngoài bị trục

xuất hành chính

2013 1320 215 16,28 %

2014 1186 212 17,8 %

2015 1554 73 4,73 %

2016 1438 128 8,9 %

2017 1673 310 18,5 %

Tổng số vụ vi phạm hành chính của người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh từ 2013 đến 2017 và các trường hợp người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình người nước ngoài vi phạm hành chính và người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất diễn biến phức tạp và ngày càng có xu hướng tăng. Mặc dù số lượng người nước ngoài vi phạm hành chính ở thành phố Hồ Chí Minh là tương đối nhiều nhưng số lượng người bị trục xuất lại không chiếm tỷ lệ cao. Năm 2015 là năm mà Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thấp nhất (chiếm 4,7% với 73 trường hợp). Năm 2017 là năm mà Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí minh áp dụng hình thức xử phạt trục xuất nhiều nhất (chiếm 18,5% với 310 trường hợp).

45 Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác quản lý xuất nhập cảnh năm 2014, tr. 1.

46 Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác quản lý xuất nhập cảnh năm 2015, tr. 1.

Ngoài thành phố Hồ Chí Minh thì Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bình Dương là những tỉnh thành mà có số lượng người nước ngoài sinh sống, làm việc và du lịch lớn. Chính vì vậy mà tình hình vi phạm hành chính của người nước ngoài và số lượng người bị trục xuất cũng cao hơn so với các tỉnh thành khác trên cả nước47.

Tại Hà Nội, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến ngày 31/03/2014, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp phát hiện và xử phạt 4.176 người nước ngoài vi phạm pháp luật về cư trú; đã phạt tiền 3.877 trường hợp, với tổng số tiền phạt hơn 6 tỷ đồng; buộc xuất cảnh 425 trường hợp48. Trong năm 2016, Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành xử phạt 342 trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật về cư trú. Trong năm 2017, Công an thành phố Hà Nội đã xử phạt 448 trường hợp vi phạm pháp luật về cư trú. Trong đó, vi phạm phổ biến nhất là tạm trú, thường trú quá thời hạn (166 trường hợp); thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại thẻ thường trú (142 trường hợp)49.

Trong năm 2016, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Bình Dương cũng đã tiến hành xử phạt 120 trường hợp vi phạm hành chính, buộc xuất cảnh 10 người nước ngoài do vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn50.

Tháng 5/2016, Công an thành phố Đà Nẵng đã trục xuất 66 người Trung Quốc sang Việt Nam hành nghề hướng dẫn viên du lịch nhưng không có phép51. Tháng 12/2017, Công an tỉnh Quảng Ninh đã trục xuất 52 người Trung Quốc nhập cảnh du lịch để bán hàng online52. Tháng 4/2018, Công an tỉnh Khánh Hòa cũng đã trục xuất 185 lao động nước ngoài không có giấy phép lao động53. Tuy nhiên, số lượng người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất hiện nay vẫn thấp so với thực trạng người nước ngoài vi phạm hành chính tại Việt Nam. Lý giải cho

47 Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an thành phố Hồ Chí Minh) (2016), Báo cáo số 141/BC về tình hình vi phạm hành chính của người nước ngoài năm 2016 .

48 Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an thành phố Hà Nội) (2014), Báo cáo số 141/BC về tình hình vi phạm hành chính của người nước ngoài trong 10 năm 2005-2014 ngày 18/12/2014, Hà Nội.

49 Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an thành phố Hà Nội) (2017), Báo cáo số 52/BC về tình hình vi phạm hành chính của người nước ngoài trong năm 2016- 2017 ngày 12/12/2017, Hà Nội.

50 Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an tỉnh Bình Dương, Báo cáo tổng kết công tác quản lý xuất nhập cảnh năm 2016.

51 Hà Lan, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/truc-xuat-66-nguoi-trung-quoc-lam-viec-khong-phep-317195.html, truy cập ngày 07/06/2018.

52 Đức Hiếu - Khánh Nguyễn, https://tuoitre.vn/truc-xuat-52-nguoi-trung-quoc-nhap-canh-du-lich-de-ban- hang-online-20171205183008672.htm, truy cập ngày 07/06/2018.

53 Kỳ Nam, https://nld.com.vn/thoi-su/truc-xuat-lao-dong-khong-phep-o-nha-trang-2018033022434862.htm, truy cập ngày 07/06/2018.

nguyên nhân mà tỷ lệ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khiêm tốn hơn rất nhiều so với tổng số vụ người nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính là do:

Thứ nhất, so với các hình thức xử phạt còn lại được quy định trong Luật XLVPHC năm 2012 thì hình thức xử phạt trục xuất được quy định rất khiêm tốn.

Hiện nay, chỉ có 11 nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực “mạnh dạn” quy định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. So với hình thức phạt tiền - hình thức xử phạt được quy định trong tất cả các nghị định xử phạt vi phạm hành chính thì rõ ràng hình thức xử phạt trục xuất được quy định không nhiều.

Thứ hai, các quy định về hình thức xử phạt trục xuất và thực tiễn áp dụng hình thức xử phạt này còn tồn tại nhiều bất cập, mâu thuẫn. Bất cập của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật sẽ được trình bày rõ hơn ở Mục 2.2.

Thứ ba, đối tượng không hợp tác và tìm mọi cách gây khó khăn cho công tác xử phạt như: người vi phạm giấu hộ chiếu, không có giấy tờ tùy thân hay dùng ngôn ngữ ít phổ biến54 dẫn đến không thể tìm được người phiên dịch…

Tất cả những lý do trên dẫn đến thực trạng hiện nay việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)