Nâng cao năng lực, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính (Trang 70 - 83)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.3. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

2.3.4. Nâng cao năng lực, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thực thi pháp luật

Muốn công tác xử phạt và thi hành hình thức xử phạt trục xuất đạt được hiệu quả cao thì việc chăm lo, đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức đóng vai trò rất quan trọng. Việc thực hiện các giai đoạn trong quá trình xử phạt trục xuất đòi hỏi cán bộ, công chức, người có thẩm quyền không chỉ có năng lực nghề nghiệp, có

trình độ nghiệp vụ, lý luận chính trị, ý thức pháp luật, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt mà còn phải giỏi kỹ năng, giỏi ngoại ngữ. Sự hạn chế về ngoại ngữ chính là một trong những rào cản trong việc nhanh chóng thi hành hình thức xử phạt trục xuất khi mà đối tượng vi phạm hành chính đến từ những quốc gia mà ngôn ngữ ít phổ biến như: Nigeria, Ghana, Congo… Do đó, Nhà nước cần tạo điều kiện, hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ, công chức có cơ hội và đủ điều kiện tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu thực thi hiệu quả hình thức xử phạt trục xuất.

Cuối cùng muốn có được đội ngũ cán bộ, công chức chuyên tâm cho công tác thì Nhà nước cần có những chính sách cải thiện đời sống của những người này như xây dựng chế độ tiền lương, công tác phí hợp lý, được hỗ trợ những phương tiện phục vụ công tác… Có thực hiện tốt những vấn đề về chính sách thì mới tạo được nguồn động lực cho các chủ thể thực hiện công tác và hạn chế những tiêu cực xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua phân tích thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

Một là, cần sớm ban hành Bộ luật về xử lý vi phạm hành chính. Trong Bộ luật này sẽ quy định thành Phần chung Phần riêng như Bộ luật hình sự của nước ta. Phần chung về cơ bản cần dựa trên các quy định của Luật XLVPHC năm 2012 để nâng lên theo mô hình tương tự như nội dung Phần chung của Bộ luật hình sự.

Còn Phần riêng sẽ quy định các vi phạm trong các lĩnh vực cụ thể. Phần riêng này sẽ được xây dựng theo nguyên tắc những loại vi phạm hành chính về các lĩnh vực cần tập trung xử lý thống nhất và hình thức xử lý cụ thể đối với chúng thì được quy định và áp dụng ngay trong luật.

Hai là, quá trình đổi mới có thể thực hiện từng bước, ngay lập tức chưa thể có ngay Bộ luật về xử lý vi phạm hành chính hoàn chỉnh. Trước mắt, cần thay đổi cách thức làm luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và về hình thức xử phạt nói riêng. Chính phủ cần tiến hành rà soát một cách cẩn trọng các hành vi vi phạm mà nhận thấy không thể cho người nước ngoài tiếp tục ở lại Việt Nam lâu hơn nữa để áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Ba là, sửa đổi về đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Trước mắt, cần bổ sung hình thức xử phạt trục xuất vào hệ thống các hình thức xử phạt được áp dụng đối với người nước ngoài chưa thành niên giúp chủ thể có thẩm quyền có nhiều lựa chọn hơn khi ban hành quyết định xử phạt. Khi người nước ngoài chưa thành niên bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì họ vẫn có thể có điều kiện học tập, rèn luyện, sinh hoạt tốt trong môi trường gia đình, cộng đồng hay xã hội tại quốc gia nơi họ mang quốc tịch hoặc quốc gia khác. Đồng thời, có thể ngăn ngừa khả năng người nước ngoài chưa thành niên tiếp tục có vi phạm hành chính mới tại Việt Nam.

Bốn là, sửa đổi về chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Chính phủ cần rà soát và bổ sung vào các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh nếu các nghị định này có quy định về việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Năm là, sửa đổi các vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Tình trạng nhiều hành vi vi phạm có cấu thành giống nhau nhưng có hành vi bị

xử phạt trục xuất, có hành vi lại không, là điều không thể kéo dài. Do đó, Chính phủ cần tiến hành rà soát và sửa đổi chế tài trong các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt trục xuất sao cho cho phù hợp với nhau. Sửa đổi này rất quan trọng nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc xác định hành vi vi phạm cũng như áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với các vi phạm cụ thể.

Sáu là, cần sửa đổi các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, các quy định về việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị trục xuất.

Cuối cùng, kiểm soát chặt chẽ thủ tục nhập cảnh bằng thiết bị nghiệp vụ kỹ thuật hiện đại, nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng pháp luật về hình thức xử phạt trục xuất nhằm đấu tranh phòng chống các vi phạm hành chính. Đây là những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình thức xử phạt trục xuất.

KẾT LUẬN

Với chính sách hội nhập và mở cửa của Việt Nam, ngày càng có nhiều người nước ngoài thuộc nhiều quốc tịch với những mục đích khác nhau đến Việt Nam. Số lượng người nước ngoài đến Việt Nam đông đảo như vậy đã đặt ra vấn đề cần quan tâm là quản lý đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Trong quá trình cư trú tại Việt Nam, nhiều người nước ngoài đã vi phạm hành chính. Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống các vi phạm hành chính của người nước ngoài, Luật XLVPHC năm 2012 quy định về hình thức xử phạt trục xuất.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, có thể nhận định các quy định pháp luật về hình thức xử phạt trục xuất đã quy định khá đầy đủ về các nội dung liên quan như: hành vi vi phạm, thẩm quyền, thủ tục, thời hiệu, thời hạn áp dụng… Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quy định về hình thức xử phạt trục xuất vẫn tồn tại nhiều bất cập. Trong Chương 1 của đề tài, tác giả đã tập trung phân tích cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về hình thức xử phạt trục xuất, đồng thời đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam về hình thức xử phạt này.

Công tác áp dụng hình thức xử phạt trục xuất hiện nay ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì vẫn tồn tại những điểm bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện. Trong Chương 2 của đề tài, tác giả đi sâu phân tích, bình luận những thành tựu và hạn chế của thực tiễn áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hình thức xử phạt trục xuất:

Một là, hoàn thiện pháp luật về hình thức xử phạt trục xuất và pháp luật liên quan. Trong đó, quan trọng nhất là việc mô hình hóa cụ thể, rõ ràng hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt này, loại bỏ các quy định mâu thuẫn nhau, đồng thời sửa đổi những quy định về thẩm quyền, thủ tục, thời hiệu, thời hạn… để phù hợp với tình hình thực tế.

Hai là, kiến nghị việc hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả của công tác áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính.

Trong giới hạn một luận văn Thạc sĩ, tác giả chưa thể phân tích hết các vấn đề pháp lý và thực tiễn về hình thức xử phạt trục xuất mà chỉ tập trung trình bày các vấn đề nổi bật. Với những giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu, khả năng tiếp

cận thực tiễn chưa sâu nên nội dung đề tài còn chưa toàn diện và không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy, Cô để đề tài này được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Hiến pháp năm 2013 ngày 28/11/2013.

2. Bộ luật Dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.

3. Bộ luật Hình sự năm 2015 (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

4. Chỉ thị số 14/2004/CT-TTg ngày 02/04/2004 về xử lý và ngăn chặn việc xuất nhập cảnh và cư trú trái phép của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

5. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (Luật số 80/2015/QH13) ngày 22/06/2015.

6. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Luật số 03/2007/QH12) ngày 21/11/2007.

7. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật số 15/2012/QH13) ngày 20/06/2012.

8. Luật Công an nhân dân năm 2014 (Luật số 73/2014/QH13) ngày 27/11/2014.

9. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (Luật số 47/2014/QH13) ngày 16/06/2014.

10. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (Luật số 76/2015/QH13) ngày 19/06/2015.

11. Luật Thi hành án hình sự 2010 (Luật số 53/2010/QH12) ngày 17/06/2010.

12. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (Luật số 14/2017/QH13) ngày 20/06/2017.

13. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Pháp lệnh số 44/2002/PL- UBTVQH10) ngày 02/07/2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008).

14. Pháp lệnh Trình tự, thủ tục, xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân năm 2014 (Pháp lệnh số 09/2014/PL-UBTVQH10) ngày 20/01/2014.

15. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009 về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

16. Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.

17. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015) về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

18. Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

19. Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/09/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

20. Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/09/2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/06/2016) quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

21. Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2016/NĐ-CP ngày 17/03/2016) quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

22. Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

23. Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

24. Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

25. Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

26. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

27. Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

28. Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

29. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

30. Nghị định số 93/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.

31. Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày 24/09/2015 về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.

32. Nghị định số 20/2016/NĐ-CP ngày 30/03/2016 quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.

33. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

34. Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25/05/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

35. Sắc lệnh số 205-SL ấn định thể lệ trục xuất ngoại kiều ngày 18/8/1948.

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

36. Asylum Act and the foreign nationals Act 1927.

37. Illegal immigration reform and immigrant responsibility Act of 1996 in American.

38. The immigration control and refugee recognition Act 1951.

B. SÁCH, GIÁO TRÌNH THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

39. Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên) (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (tập 1), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.

40. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

41. Cao Vũ Minh (2017), Quyết định quản lý nhà nước của Chính phủ - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật.

42. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trần Minh Hương (chủ biên), Nxb. Công an nhân dân.

43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Lê Minh Tâm (chủ biên), Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

44. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 1), Trần Thị Thùy Dương - Nguyễn Thị Yên (chủ biên), Nxb. Hồng Đức.

45. Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt Từ Nguyên, Nxb. Thuận Hóa.

46. Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

47. Anthony Aust (2010), Handbook of International Law, Cambridge University Press.

48. Vivienne O’Connor and Colette Rausch (editors) (2007), “Model Codes for Post-Conflict Criminal Justice, Volume 1: Model Criminal Code”, Peacebuilding and the Rule of Law.

C. CÁC BÀI VIẾT TRÊN TẠP CHÍ, LUẬN VĂN

49. Nguyễn Ngọc Bích (2013), “Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Luật học, số 12.

50. Nguyễn Cảnh Hợp - Cao Vũ Minh (2011), “Hoàn thiện pháp luật về vi phạm hành chính từ kinh nghiệm của Liên bang Nga”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18.

51. Cao Vũ Minh (2017), “Bảo đảm quyền của người nước ngoài khi bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 8.

53. Cao Vũ Minh (2013), “Bàn về quyền tùy nghi trong hoạt động của các cơ quan hành chính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11.

54. Cao Vũ Minh (2018), “Hạn chế của Luật XLVPHC năm 2015 nhìn từ góc độ kỹ thuật lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập p háp, số 03+04 (355+356).

52. Cao Vũ Minh (2018), “Hình thức xử phạt trục xuất trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1.

53. Cao Vũ Minh (2015), “Hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn vào bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11.

54. Lê Song Toàn (2014), “Phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Đề tài nghiên cứu khoa học.

55. Vũ Thị Thúy (2011), Bàn về việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3.

56. Nguyễn Thị Thủy (2003), “Những điểm mới về thời hiệu, thời hạn trong xử lí vi phạm hành chính”, Tạp chí Luật học (Đặc san về xử lí vi phạm hành chính).

Một phần của tài liệu Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)