CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRỤC XUẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.2. Thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định cụ thể của hình thức xử phạt trục xuất và giải pháp hoàn thiện
2.2.1. Về đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Về đối tượng người không quốc tịch: theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì: “người nước ngoài” là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam. Như vậy, khái niệm người nước ngoài ở đây bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và cũng có thể là người không có quốc tịch của bất cứ nước nào khác. Người có quốc tịch của một quốc gia khác vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Vậy người không quốc tịch có thể bị áp dụng hình thức xử phạt này không bởi nếu trục xuất người không quốc tịch thì sẽ đưa họ đến quốc gia nào?
Về mặt pháp lý, Điều 7 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2016/NĐ-CP) quy định: trong quyết định trục xuất phải ghi rõ
“nơi bị trục xuất đến”. Đây là quy định bắt buộc phải có để bảo đảm quyền của người bị trục xuất “biết được nơi mình sẽ bị trục xuất” và được ghi nhận ở chế định
54 Xem phần Phụ lục 3 - Phỏng vấn chuyên gia đối với Thiếu tá Nguyễn Minh Tuấn - Đội trưởng Quản lý cư trú và xuất nhập cảnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72) Công an thành phố Hồ Chí Minh.
trục xuất ở nhiều quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ…. Mặt khác, việc bảo hộ công dân, bảo vệ và tiếp nhận công dân bị trục xuất là trách nhiệm của quốc gia mà công dân đó mang quốc tịch55. Trong trường hợp, người không quốc tịch bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì không thể xác định được “nơi bị trục xuất đến” bởi họ là người không quốc tịch. Mà đã là người không quốc tịch thì không có quốc gia nào có nghĩa vụ tiếp nhận họ. Trong trường hợp này, liệu có thể áp dụng quy định trục xuất người không quốc tịch đến “nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam”hay không56? Câu hỏi này không dễ trả lời bởi vấn đề nằm ở chỗ nước này có đồng ý tiếp nhận người không quốc tịch bị trục xuất khỏi Việt Nam hay không?
Cần lưu ý rằng người không quốc tịch nếu bị trục xuất thì ít nhiều đã bị xem là nhân thân không tốt và các quốc gia khác rất “e ngại” khi tiếp nhận đối tượng này57.
Khảo sát thực tiễn tại những tỉnh thành lớn có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vượt bậc, thu hút nhiều người nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh, du lịch, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ cho thấy những tỉnh, thành phố trên đã áp dụng nhiều hình thức xử phạt hành chính khác nhau, trong đó có trục xuất. Tuy nhiên, từ khi Luật XLVPHC năm 2012 có hiệu lực đến nay, Công an thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ chưa bao giờ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người không quốc tịch mà thay vào đó khi người không quốc tịch có vi phạm hành chính sẽ áp dụng các hình thức xử phạt còn lại được quy định trong Luật XLVPHC năm 201258. Chính vì vậy, khái niệm “người nước ngoài” và “người không quốc tịch” cần được xem xét và quy định cụ thể trong Luật XLVPHC năm 2012.
Do vậy, tác giả kiến nghị Luật XLVPHC năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành cần giải thích rõ nội hàm của thuật ngữ “người nước ngoài” để từ đó có cơ sở khách quan và thống nhất trong việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Nếu đồng ý với cách hiểu “người nước ngoài” đã bao gồm người không có quốc tịch theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người
55 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Trần Thị Thùy Dương - Nguyễn Thị Yên (đồng chủ biên) (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển I), Nxb. Hồng Đức, tr. 455.
56 Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP quy định: “Quyết định xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành”.
57 Cao Vũ Minh (2018), “Hình thức xử phạt trục xuất trong Luật XLVPHC năm 2012”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1.
58 Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) (2017), Báo cáo số 2989/BC-A72-P1 về tình hình công tác xuất nhập cảnh giai đoạn 2013 - 2017, tr. 1.
nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì phải tính đến tính khả thi trong việc thi hành hình thức xử phạt này.
Về đối tượng người nước ngoài chưa thành niên, theo Điều 135 Luật XLVPHC năm 2012 thì người chưa thành niên vi phạm hành chính có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt: (i) cảnh cáo; (ii) phạt tiền; (iii) tịch thu tang vật, phương tiện hành chính. Như vậy, người chưa thành niên vi phạm hành chính ở Việt Nam sẽ không bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính là trục xuất. Theo tác giả, đây là một bất cập khá lớn. Việc loại trừ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài chưa thành niên vi phạm hành chính sẽ không bảo đảm hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng ngừa các vi phạm hành chính bởi trên thực tế, việc người nước ngoài chưa thành niên vi phạm hành chính tại Việt Nam khá phổ biến.
Ví dụ: ngày 04/01/2018, ông Wang Yang (sinh năm 1972) và con trai Wang Qui (sinh năm 2001), cùng có quốc tịch Malaysia có hành vi sử dụng hộ chiếu giả để nhập cảnh cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hành vi này. Ngày 04/01/2018, lực lượng công an đã lập Biên bản vi phạm hành chính số 06/BB-VPHC về hành vi “sử dụng hộ chiếu giả để nhập cảnh cửa khẩu Tân Sơn Nhất” của Wang Yang và con trai Wang Qui. Với hành vi vi phạm này, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hồ Chí Minh đề nghị áp dụng hình thức phạt xử phạt chính là phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất đối với Wang Yang, Wang Qui59. Tuy nhiên, do Wang Qui là người chưa thành niên nên không thể áp dụng hình thức xử phạt trục xuất60.
Tác giả cho rằng việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài chưa thành niên là hợp lý vì:
Thứ nhất, trong trường hợp này, nếu xử phạt cảnh cáo thì quá nhẹ, không có tác dụng trong đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính và trên thực tế thì cũng ít được áp dụng61. Trong khi đó, nếu người nước ngoài chưa thành niên bị phạt tiền thì chỉ áp dụng với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính và mức phạt tiền thì không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với đã người thành niên vi
59 Công văn số 13/CV-CA ngày 09/02/2018 của Công an thành phố Hồ Chí Minh trao đổi ý kiến với Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh về một số vướng mắc trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính.
60 Xem phần Phụ lục 3 phỏng vấn chuyên gia: Nguyễn Minh Tuấn, Đội trưởng Quản lý cư trú và xuất nhập cảnh, Phòng quản lý xuất nhập cảnh (PA72) Công an thành phố Hồ Chí Minh.
61 Cao Vũ Minh, (2018), “Hình thức xử phạt trục xuất trong Luật XLVPHC năm 2012”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tr. 24.
phạm62. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một hình thức xử phạt tương đối hiệu quả nhưng không phải vi phạm hành chính nào cũng có thể tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Do đó, việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất sẽ có ý nghĩa trong việc đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.
Thứ hai, việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài chưa thành niên vi phạm hành chính sẽ giúp cho họ nhận thức được sai lầm của mình từ đó sửa đổi và hoàn thiện bản thân. Khi bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì người nước ngoài chưa thành niên vi phạm vẫn có thể có điều kiện học tập, rèn luyện, sinh hoạt tốt trong môi trường gia đình, cộng đồng hay xã hội tại quốc gia nơi họ mang quốc tịch hoặc quốc gia khác. Chính điều này đã làm cho trục xuất - vốn là một hình thức xử phạt nhưng lại không mang nặng tính trừng trị mà có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục đồng thời có thể ngăn người nước ngoài chưa thành niên tiếp tục vi phạm hành chính mới tại Việt Nam.
Chính vì các lý do trên, tác giả kiến nghị, Luật XLVPHC năm 2012 cần bổ sung hình thức xử phạt trục xuất vào hệ thống các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với người nước ngoài chưa thành niên để giúp chủ thể có thẩm quyền có nhiều lựa chọn hơn khi ban hành quyết định xử phạt. Tuy nhiên, các nhà làm luật cũng nên cân nhắc chỉ nên áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài chưa thành niên khi cha, mẹ hay người giám hộ của họ không thường xuyên cư trú, sinh sống tại Việt Nam. Nếu cha, mẹ hay người giám hộ của họ thường xuyên sinh sống tại Việt Nam thì không nên áp dụng vì sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và sự phát triển tâm, sinh lý của người chưa thành niên ở giai đoạn này63.