Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 40)

1.3 HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

1.3.2. Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay

* Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ 1945 – 1985

Đây là thời kỳ có nhiều biến động trong lịch sử Dân tộc ta. Không lâu sau ngày độc lập 02.9.1945, chúng ta lại bắt đầu chín năm kháng chiến chống Pháp, ba mươi năm kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam… Vì vậy, đến năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới được ra đời, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam nói chung và lịch sử luật hình sự Việt Nam nói riêng.

Trong giai đoạn này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự (sắc luật, sắc lệnh, pháp lệnh, thông tư…) để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội, ổn định tình hình, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, chống thù trong, giặc ngoài…

Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự trên, chúng ta thấy hình phạt tử hình trong giai đoạn này chủ yếu được áp dụng đối với Việt gian, địa chủ chống chính sách cải cách ruộng đất, các tội xâm phạm an ninh quốc gia như:

- Sắc lệnh số 133-SL ngày 20.01.1953 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về trừng trị bọn Việt gian phản động, quy định xử tử hình đối với những người chủ mưu, tổ chức, chỉ huy các đảng phái, các tổ chức Việt gian phản động, tuyên truyền lôi kéo nhân dân theo địch, hoặc hoạt động gián điệp cho địch; tổ chức nhân dân chống sự thực hiện chủ trương, chính sách và những cuộc vận động của Chính phủ và Mặt trận (như tổng động viên, thuế nông nghiệp, dân công, sản xuất tiết kiệm, giảm tô, giảm tức…).

- Sắc lệnh 151/SL ngày 12.4.1953 của Chủ tịch nước trừng trị địa chủ chống pháp luật ở những nơi thực hiện chính sách cải cách ruộng đất: Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1. Câu kết với đế quốc, nguỵ quyền, gián điệp, thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên; 2.

Câu kết với đế quốc, nguỵ quyền, thành lập hay cầm đầu những tổ chức vũ trang để bạo động; 3. Đánh bị thương, đánh chết, ám sát nông dân, cán bộ và nhân viên; 4.

31

Đốt phá nhà cửa, kho tàng, lương thực, hoa mầu, công trình thuỷ lợi; 5. Xúi giục hoặc cầm đầu một số người để gây phiến loạn thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc bị xử tử hình.

- Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967 quy định hình phạt tử hình đối với các hành vi phản bội Tổ quốc, tội gián điệp, xâm phạm an ninh lãnh thổ, bạo loạn, hoạt động phỉ; tội trốn theo địch hoặc vì mục đích phản cách mạng mà trốn ra nước ngoài; tội giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, doạ giết người vì mục đích phản cách mạng; kích động, xúi giục, lôi kéo người khác phá hoại kỷ luật lao động, kỷ luật quân đội, tinh thần chiến đấu…

- Ngoài ra, hình phạt tử hình còn được áp dụng đối với một số trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khác như: phạm tội về bảo vệ đê điều, công trình thuỷ nông gây thiệt hại cho nhiều tỉnh; tội đào ngũ, tội đầu hàng địch; tội giết người có dự mưu; cướp tài sản XHCN, trộm cắp tài sản XHCN, tham ô tài sản XHCN, huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản XHCN (Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN năm 1967); tội cướp tài sản của công dân (Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970)…

Ngay khi vừa thành lập, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quan tâm đến hình thức thi hành hình phạt tử hình. Ngày 31.10.1946, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 498-P4 quy định: “thi hành án tử hình từ nay dùng súng thay thế cho máy chém”. Điều đó thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước đối với tử tội, giảm thiểu những đau đớn mà họ phải gánh chịu khi bị thi hành án, đồng thời cũng giảm gánh nặng tâm lý cho người thi hành án tử hình.

Qua một số quy định trên, chúng ta thấy trong giai đoạn này hình phạt tử hình được quy định tương đối nhiều, còn nặng về trừng trị (đặc biệt là trong thời chiến). Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, thù trong giặc ngoài luôn đe doạ, chính quyền cách mạng non trẻ… thì việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình như trên đã phát huy tác dụng mạnh mẽ trong việc trừng trị, răn đe tội phạm và có ý nghĩa giáo dục chung, góp phần làm giảm các tội đặc biệt nghiêm trọng trong xã hội [42; tr.40].

32

* Hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985

Ngày 27.6.1985, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua BLHS đầu tiên của Nhà nước ta (sau đây gọi tắt là BLHS 1985). Bộ luật này là sự kế thừa kinh nghiệm lập pháp hình sự trong bốn mươi năm kể từ ngày giành được độc lập và đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lập pháp hình sự Việt Nam.

BLHS 1985 có hiệu lực kể từ ngày 01.01.1986 và mất hiệu lực lúc 00 giờ ngày 01.7.2000. Trong Bộ luật này, lần đầu tiên nhà làm luật đã quy định về hệ thống hình phạt, cũng như nội dung, điều kiện áp dụng và phạm vi áp dụng của từng loại hình phạt. Đối với hình phạt tử hình, Điều 27 BLHS 1985 quy định:

“Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Không áp dụng tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thân.

Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử”.

Như vậy, lần đầu tiên trong BLHS, nhà làm luật đã quy định cụ thể, chặt chẽ về điều kiện và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình (chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi xét xử). Quy định này thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội.

Trong Phần các tội phạm, hình phạt tử hình chủ yếu được quy định đối với hành vi phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội như: các tội xâm phạm an ninh quốc

33

gia (14 điều luật quy định hình phạt tử hình), các tội xâm phạm sở hữu XHCN (6 điều), các tội phạm về ma tuý (7 điều), các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (4 điều), các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (4 điều), các tội xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác9.

Trong mười lăm năm có hiệu lực thi hành, BLHS 1985 đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997 với nhiều quy định của BLHS được chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung này, một số hành vi phạm tội mới đã được quy định trong đó có hình phạt tử hình; một số tội phạm cũ đã được nhà làm luật nâng mức cao nhất của khung hình phạt lên thành hình phạt tử hình. Cụ thể là:

- Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS lần thứ nhất, được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 28.12.1989, nhà làm luật đã bổ sung Điều 96a – “Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý”, trong đó khoản 4 có quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình.

- Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS lần thứ hai, được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 12.8.1991, nhà làm luật đã quy định thêm hình phạt tử hình đối với ba tội danh: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN (Điều 134), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 157), Tội nhận hối lộ (Điều 226).

- Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS lần thứ ba, được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 22.12.1992, nhà làm luật đã nâng mức hình phạt cao nhất của tội Buôn lậu hoặc vận chuyển trái pháp hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 97) lên thành hình phạt tử hình.

- Lần cuối cùng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 10.5.1997, nhà làm luật đã tách bốn hành vi phạm tội trong tội “Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý” (Điều 96a) thành bốn tội danh quy định trong bốn điều luật khác nhau và giữ nguyên mức hình phạt cao nhất của mỗi tội phạm là tử hình (Điều

9 Xem Phụ lục 1, Bảng 1.

34

185b - Tội sản xuất trái phép chất ma tuý; Điều 185c - Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý; Điều 185d - Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý; Điều 185đ - Tội mua bán trái phép chất ma tuý); tách tội Hiếp dâm trẻ em (Điều 112a) ra khỏi tội Hiếp dâm (Điều 112) và giữ nguyên hình phạt tử hình ở cả hai tội này. Ngoài ra, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS lần thứ tư này, nhà làm luật bổ sung bốn hành vi phạm tội mới và quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN - Điều 134a; Tội chiếm đoạt chất ma tuý - Điều 185e; Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý - Điều 185i; Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý - Điều 185m). Đồng thời, nhà làm luật còn nâng mức hình phạt cao nhất của một số tội phạm lên thành hình phạt tử hình (Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân – Điều 156; Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ – Điều 227).

Như vậy, nếu năm 1985, khi BLHS vừa được Quốc hội thông qua chỉ quy định 29/195 (15%) điều luật về các tội phạm cụ thể quy định hình phạt tử hình thì đến năm 1997, đã tăng lên thành 44/214 (21%) điều luật về các tội phạm cụ thể quy định hình phạt tử hình. Qua bốn lần sửa đổi, bổ sung, hình phạt tử hình trong BLHS đã tăng lên cả về số lượng (từ 29 lên 44) và tỷ lệ (15% lên 21%). Việc tăng số điều luật quy định hình phạt tử hình này chủ yếu tập trung vào nhóm các tội phạm về ma tuý (7 điều); các tội phạm về chức vụ (2 điều); các tội xâm phạm sở hữu XHCN và công dân (4 điều); ngoài ra còn có các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm (1 điều) và các tội phạm khác xâm phạm an ninh quốc gia (1 điều)10.

* Hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

BLHS 1985 ra đời được đánh giá là một thành tựu lớn trong lịch sử lập pháp hình sự của nước ta. Tuy nhiên, BLHS 1985 được xây dựng trên “nền” của chế độ quản lý kinh tế tập trung, bao cấp nên tỏ ra bất cập khi chúng ta đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng: “xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN”11. Vì vậy, việc sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện BLHS 1985 là một nhu cầu khách quan

10 Xem Phụ lục 1, Bảng 1.

11 Điều 15 Hiến pháp 1992.

35

và bức thiết. Trong bối cảnh đó, ngày 21.12.1999, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua BLHS mới (sau đây gọi tắt là BLHS 1999).

Trong số những sửa đổi cơ bản và toàn diện của BLHS 1999, trong phạm vi đề tài này, chúng ta quan tâm đến những sửa đổi liên quan đến hình phạt tử hình.

Điều 35 BLHS 1999 quy định:

Tử hình là hình phạt đặc biệt, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân”.

Như vậy, so với Điều 27 BLHS 1985, Điều 35 BLHS 1999 đã thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, khoan dung hơn qua việc quy định mở rộng phạm vi không áp dụng hình phạt tử hình đối với “phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử” (BLHS 1985 quy định chỉ không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử); bổ sung thêm quy định: “Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi”. Với quy định này, BLHS 1999 đã thu hẹp đáng kể phạm vi áp dụng hình phạt tử hình.

Ngoài ra, số điều luật quy định hình phạt tử hình trong Phần các tội phạm cũng giảm đáng kể. Theo thống kê, số điều luật quy định hình phạt tử hình trong BLHS 1999 là 29/263 điều quy định về các tội phạm cụ thể, chiếm tỷ lệ 11%12. Tỷ

12 Xem Phụ lục 1, Bảng 2.

36

lệ này, so với BLHS năm 1985 khi mới được ban hành giảm 4% và so với BLHS 1985 được sửa đổi, bổ sung năm 1997 giảm 10%13. Sự thay đổi này có nhiều nguyên nhân khác nhau, theo quan điểm của tác giả, nguyên nhân quan trọng nhất là do chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước, do sự chuyển biến của tình hình kinh tế – xã hội làm cho một số hành vi phạm tội giảm tính nguy hiểm cho xã hội và do xã hội đã thiết lập được hệ thống cơ chế kiểm soát hành vi của con người hiệu quả hơn.

***

Tóm lại, nghiên cứu hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ, chúng ta thấy được sự phát triển của pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng (trong đó có các quy định liên quan đến hình phạt tử hình) từ thời Văn Lang – Âu Lạc, trải qua ngàn năm Bắc thuộc, đến các triều đại Đinh, Lý Trần, Lê, Nguyễn, thời kỳ Pháp thuộc cho đến luật hình sự thời hiện đại. Quá trình này gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của Dân tộc ta. Qua những quy định này, chúng ta thấy rằng: thông thường khi đất nước thanh bình, hưng thịnh thì các chế tài hình sự khoan dung, nhân đạo hơn, phạm vi áp dụng hình phạt tử hình được thu hẹp (triều Lý, thời Lê sơ…); khi vận nước lâm nguy, tình hình chính trị bất ổn hoặc trong các triều đại suy vong thì chế tài hình sự hà khắc, hình phạt tử hình bị quy định và áp dụng rộng rãi (thời kỳ nhà Đinh, tiền Lê, nhà Hồ, Lê mạt và nhà Nguyễn).

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)