VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.2. HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG PHẦN CÁC TỘI PHẠM BLHS
BLHS 1999 được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 21.12.1999, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 04.01.2000 và có hiệu lực kể từ lúc 00 giờ ngày 01.7.2000. Trong Phần các tội phạm của Bộ luật này, có 29 điều luật với 30 khung hình phạt có quy định hình phạt tử hình (giảm 15 điều luật so với BLHS 1985). Đây là những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, bị xã hội lên án mạnh mẽ và người phạm tội là những phần tử lưu manh, côn đồ, ngoan cố chống đối, chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng… Các điều luật có quy định hình phạt tử hình tập trung ở chương: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (7 điều), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
67
phẩm (3 điều, 4 khung hình phạt), Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (3 điều), Các tội phạm về ma tuý (3 điều), Các tội phạm về chức vụ (3 điều), Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (3 điều), Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (3 điều)…
Các tội phạm quy định hình phạt tử hình trong BLHS 1999
STT Chương Điều Tên tội danh Khoản
1.
Các tội xâm phạm
an ninh quốc gia
78 Phản bội Tổ quốc 1
2. 79 Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân 1
3. 80 Tội gián điệp 1
4. 82 Tội bạo loạn 1
5. 83 Tội hoạt động phỉ 1
6. 84 Tội khủng bố 1
7. 85 Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của
nước CHXHCN Việt Nam 1
8. Các tội xâm phạm
TM, SK, NP, DD…
93 Tội giết người 1
9. 111 Tội hiếp dâm 3
10. 112 Tội hiếp dâm trẻ em 3, 4
11. Các tội xâm phạm
sở hữu
133 Tội cướp tài sản 4
12. 139 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 4
13.
Các tội xâm phạm
TTQL kinh tế
153 Tội buôn lậu 4
14. 157
Tội sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
4 15. 180 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền
giả, ngân phiếu giả, công trái giả 3 16. Các tội
phạm về ma tuý
193 Tội sản xuất trái phép chất ma tuý 4 17. 194 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma tuý 4
18. 197 Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý 4 19. Các tội
xâm phạm ATCC,
TTCC
221 Chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ 3
20. 231 Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia 2
21. Các tội phạm về
chức vụ
278 Tội tham ô tài sản 4
22. 279 Tội nhận hối lộ 4
23. 289 Tội đưa hối lộ 4
24. Các tội 316 Tội chống mệnh lệnh 4
68
25. XP nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
322 Tội đầu hàng địch 3
26. 334 Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự 4
27. Các tội phá hoại hoà bình, chống loài
người…
341 Tội phá hoại hoà bình gây chiến tranh xâm
lược Điều
luật chỉ có
một KHP 28. 342 Tội chống loài người
29. 343 Tội phạm chiến tranh
Tuy nhiên, trên thực tế, theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao từ năm 1992 đến năm 2003, hình phạt tử hình chủ yếu áp dụng đối với các tội: mua bán trái phép chất ma tuý, giết người và hiếp dâm trẻ em31. Từ năm 2004 trở lại đây, mặc dù không có số liệu được công bố chính thức về số người bị áp dụng và thi hành án tử hình đối từng hành vi phạm tội32, nhưng dựa vào diễn biến của tình hình tội phạm có thể suy đoán thực trạng trên không có chuyển biến mới.
Trong khoảng thời gian 12 năm (1992-2003), số người bị kết án và thi hành án tử hình ở Việt Nam có sự biến động đáng kể, tuỳ thuộc vào quy định của BLHS.
Từ năm 1992 đến năm 1997, số người bị kết án tử hình tăng dần đều (từ 88 lên 162 người). Từ năm 1998 đến năm 2000, do Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS 1985 được ban hành ngày 10.5.1997 quy định hình phạt tử hình trong 44 điều luật (tăng 15 điều so với BLHS 1985, khi mới ban hành), nên số lượng người bị kết án tử hình có sự gia tăng đáng kể (luôn giữ ở mức 200 người trở lên). Từ năm 2001 đến năm 2003, số người bị kết án tử hình không ổn định (năm 2001: 159 người; năm 2002: 206 người; năm 2003: 169 người), tuỳ thuộc vào diễn biến tình hình tội phạm. Nhìn chung, tỷ lệ người phạm tội bị kết án tử hình hiện nay ở Việt Nam còn tương đối cao. Theo thống kê, từ năm 1992 đến năm 2003, năm có tỷ lệ
31Theo Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa X (năm 1997-2001), ngành Tòa án đã xử sơ thẩm 248.871 vụ án với 341.109 bị cáo, xử phạt tử hình 931 bị cáo. Trong đó có 535 người bị kết án tử hình về tội giết người, giết người và phạm tội khác (cướp tài sản), hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em; 310 người bị kết án tử hình về các tội phạm liên quan đến ma túy, 24 người bị kết án tử hình về các tội tham nhũng… [46; tr.46].
32 Ngày 05.01.2004, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 0 1 / 2 0 0 4 / Q Đ - T T g v ề “ Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của ngành Tòa án nhân dân”, trong đó bao gồm cả “báo cáo, thống kê án tử hình”. Vì vậy, trong Luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam từ năm 2003 trở về trước. Đây chính là khó khăn của tác giả khi nghiên cứu đề tài này.
69
người phạm tội bị kết án tử hình thấp nhất là 0.18%, năm cao nhất là 0.38%, tỷ lệ trung bình người phạm tội bị kết án tử hình là 0.26%.
Số người bị toà án cấp sơ thẩm kết án tử hình từ năm 1992 đến năm 200333
Năm
Số người bị xét xử sơ
thẩm
Số người bị kết án
tử hình, tỷ lệ % Số người bị thi hành án tử hình
1992 39.920 88 (0.22%) *
1993 47.237 95 (0.20%) 42
1994 47.822 88 (0.18%) 88
1995 54.105 121 (0.22%) 115
1996 62.494 117 (0.18%) 77
1997 42.440 162 (0.38%) 79
1998 75.280 200 (0.26%) 111
1999 76.663 202 (0.26%) 111
2000 61.272 208 (0.34%) 77
2001 58.454 159 (0.27%) 152
2002 61.256 206 (0.33%) 102
2003 68.365 169 (0.25%) 170
Tổng số 695.308 1.815 (0.26%) 1.064 (*) Không có số liệu
2.2.1. Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm hại sự tồn tại và sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Trong BLHS 1999, Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương XI, với 14 điều luật quy định về các tội phạm (từ Điều 78 đến Điều 91) và 01 điều luật quy định về hình phạt bổ sung (Điều 92); trong đó 7/14 (50%) tội phạm có quy định hình phạt tử hình. Đây là nhóm tội phạm có tỷ số điều luật quy
33 Theo Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án từ năm 1992 đến năm 2003; Ts. Dương Ngọc Ngưu (chủ biên), Áp dụng và thi hành hình phạt tử hình – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, 2002 (tr.45); Bộ Công an, Đề án về tử hình, 2005.
70
định hỡnh phạt tử hỡnh cao thứ hai trong BLHS (sau Chương 24 với ắ (75%) điều luật quy định hình phạt tử hình). Điều đó thể hiện tính đặc biệt nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, trên thực tế, với tinh thần cảnh giác cao độ, kiên quyết chống lại âm mưu diễn biến hoà bình và các hoạt động phá hoại khác của các thế lực thù địch; cùng với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về vấn đề này nên các âm mưu xâm phạm an ninh quốc gia đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Trong thời gian qua, mặc dù các thế lực thù địch vẫn ra sức thực hiện các hành vi chống đối, nhưng với chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước với phương châm giáo dục, thuyết phục là chủ yếu, nên số người phạm tội bị kết án tử hình về tội xâm phạm an ninh quốc gia không nhiều. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, từ năm 1997 đến năm 2001, chúng ta chỉ kết án tử hình đối với 3 trường hợp về các tội xâm phạm an ninh quốc gia (chủ yếu về tội khủng bố).
Như vậy, mặc dù chiếm một tỷ lệ cao nhất trong số 9 nhóm tội phạm có quy định hình phạt tử hình trong BLHS 1999 (7/29 điều luật, tỷ lệ 24%) nhưng số người bị kết án tử hình về các tội xâm phạm an ninh quốc gia chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (3/931 trường hợp, tỷ lệ 0.32%). Điều đó chứng tỏ: mặc dù các thế lực thù địch vẫn ra sức chống đối, nhưng tình hình an ninh, chính trị trong nước vẫn ổn định, các hành vi phạm tội này chưa đủ sức gây nguy hiểm trực tiếp đến sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân. Vì vậy, tuy số điều luật quy định hình phạt tử hình nhiều nhưng trên thực tế chúng ta không áp dụng hình phạt này mà vẫn giữ vững an ninh xã hội.
2.2.2. Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người
Tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người là những quyền và lợi ích quan trọng nhất, thiết thân nhất của con người. Vì vậy pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt và xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi coi thường tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác.
71
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Chương XII BLHS 1999, với 3/30 điều luật của Chương này có quy định hình phạt tử hình, chiếm tỷ lệ 10% tổng số điều luật. Các tội phạm đó là:
Tội giết người (khoản 1 Điều 93), Tội hiếp dâm (khoản 3 Điều 111), Tội hiếp dâm trẻ em (khoản 3 và 4 Điều 112). So với BLHS 1985, các tội phạm có quy định hình phạt tử hình trong chương này của BLHS 1999 không có gì thay đổi.
Trong những năm qua, số bản án tử hình đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người chiếm phần lớn các trường hợp. Trong số 931 người bị kết án tử hình từ năm 1997 đến năm 2001, có 535/931 người do phạm các tội giết người, giết người và phạm tội khác (cướp tài sản, hiếp dâm), hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, chiếm tỷ lệ 57%. Theo Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án, các số liệu thông kê người bị kết án tử hình về các tội phạm giết người, hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em như sau (số liệu thống kê không đầy đủ các năm) [66], [8]:
- Tội giết người: năm 1994 có 73 người, năm 1995 có 95 người, năm 2000 có 99 người bị kết án tử hình về tội giết người, giết người và cướp tài sản.
- Tội hiếp dâm: năm 1995 có 01 bị cáo bị kết án tử hình về tội hiếp dâm.
- Tội hiếp dâm trẻ em: năm 1996 có 2 người, năm 1997 có 10 người, năm 1998 có 7 người, năm 1999 có 5 người, năm 2000 có 9 người và năm 2001 có 3 người bị kết án tử hình về tội hiếp dâm trẻ em.
Những bị cáo bị kết án tử hình là những người có hành vi phạm tội dã man, đâm thuê chém mướn, trắng trợn, côn đồ, đê hèn, phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất xấu đến trật tự, an toàn xã hội, gây bất bình trong dư luận, coi thường tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác… Bản thân người phạm tội là người không thể cải tạo giáo dục được, không còn nhân tính, cần phải trừng trị nghiêm khắc để họ không thể phạm tội mới và răn đe những người khác trong xã hội. Theo quan điểm của tác giả, việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình đối với các hành vi phạm tội giết người, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em như trên là hoàn toàn thoả đáng. Tuy
72
nhiên, khi quyết định hình phạt này, chúng ta cần có sự cân nhắc cẩn trọng, bởi đây là loại hình phạt liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người.
2.2.3. Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu
Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Trong BLHS 1999, các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XIV, từ Điều 133 đến Điều 145, với 2/13 tội danh có quy định hình phạt tử hình là:
Tội cướp tài sản (Điều 133), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139). So với BLHS 1985, các tội phạm quy định hình phạt tử hình trong Chương này của BLHS 1999 giảm đáng kể (bỏ hình phạt tử hình ở hai tội trộm cắp tài sản và huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). Điều đó thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước và xuất phát từ loại hậu quả của các hành vi phạm tội này là thiệt hại về vật chất, chúng ta có thể khắc phục được, tính nguy hiểm cho xã hội của hai hành vi phạm tội này chưa đến mức phải kết án tử hình.
Trong những năm qua, số người bị kết án tử hình về tội cướp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được Toà án nhân dân tối cao thống kê trong các Báo cáo tổng kết nên không có số liệu chính xác. Theo Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Áp dụng và thi hành hình phạt tử hình – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Toà án nhân dân tối cao, từ năm 1997 đến năm 2001, Toà án các cấp đã xử tử hình 27 bị cáo về các tội chiếm đoạt tài sản (trong đó xử tử hình 2 bị cáo về tội cướp tài sản và 20 bị cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) [46; tr.49, 218-219].
Các bị cáo bị xử tử hình về tội cướp tài sản là những đối tượng cực kỳ nguy hiểm, có tiền án, tiền sự, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản có giá trị rất lớn, thủ đoạn liều lĩnh, trắng trợn, coi thường tính mạng của người khác, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân, gây mất trật tự, trị an xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, hình phạt tử hình áp dụng với tội cướp ít hơn các tội khác, vì muốn cướp được tài sản, người phạm tội phải có hành vi tác động lên thân thể người quản lý tài sản. Nếu cố ý làm chết người thì người phạm tội cướp tài sản
73
đó thường bị kết án tử hình về tội giết người. Vậy nên, đây là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội, cùng lúc xâm hại quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, nhưng số liệu thống kê cho thấy người bị kết án tử hình về tội cướp tài sản không nhiều; chủ yếu là bị kết án tử hình về hành vi giết người trong khi cướp tài sản34. Trong giai đoạn hiện nay, theo quan điểm của tác giả, chúng ta vẫn cần trừng trị nghiêm khắc hành vi cướp tài sản.
2.2.4. Hình phạt tử hình trong nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế.
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm 29 điều luật, được quy định tại Chương XVI BLHS 1999. Trong Chương này, có 3 điều luật quy định hình phạt tử hình, đó là: Tội buôn lậu (Điều 153), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157) và Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180).
Trên thực tế, thời gian qua, chúng ta áp dụng và thi hành hình phạt tử hình đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế không nhiều. Theo các Báo cáo công tác ngành Toà án, từ năm 1998 đến năm 2002, ở Việt Nam chỉ kết án tử hình đối với 3 bị cáo phạm tội buôn lậu (năm 1999: 02 bị cáo35, năm 2001: 01 bị cáo).
Sau đó, hai bị cáo (Trần Đàm và Đỗ Thị Mỹ Phượng) đã được Chủ tịch nước chấp nhận đơn xin ân giảm án tử hình và chuyển thành hình phạt tù chung thân. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả có 7 bị cáo bị kết án tử hình [46; tr.46]. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đã nhiều năm nay chúng ta không áp
34 Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2001 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2002: năm 2001, ngành Tòa án đã kết án tử hình 90 người về các tội giết người và cướp tài sản, hiếp dâm (tr.9).
35 Theo tác giả, năm 1999, Tòa án sơ thẩm chỉ tuyên án tử hình đối với 01 bị cáo là Trần Đàm. Một bị cáo khác trong vụ án buôn lậu Tân Trường Sanh này là Phùng Long Thất cũng bị tuyên án tử hình nhưng về tội nhận hối lộ, không phạm tội buôn lậu. Như vậy, từ năm 1998 đến năm 2002, không ai bị thi hành án tử hình về tội buôn lậu.