* Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới thời kỳ cổ đại - Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ cổ đại ở Phương Đông
13 Việc giảm các điều luật quy định hình phạt tử hình này chỉ mang tính tương đối. Ví dụ: bốn hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, trong BLHS 1985 quy định trong bốn điều luật khác nhau (Điều 185c, 185d, 185đ, 185e) với mức hình phạt cao nhất đều là tử hình thì trong BLHS 1999 gộp lại chỉ trong một điều luật (Điều 194). Trường hợp này, xét trên con số thống kê thì số lượng điều luật quy định hình phạt tử hình có giảm, nhưng xét về bản chất thì không giảm (Xem Phụ lục 1, Bảng 3).
37
Thời kỳ này, ở Phương Đông đã sớm xuất hiện hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ sơ khai đầu tiên. Do được hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng nhưng vô cùng khắc nghiệt và được xây dựng trên nền tảng chế độ thủ lĩnh độc đoán, gia trưởng với tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo đa thần, coi người đứng đầu nhà nước là thánh nhân, con của các vị thần, có quyền uy và phép lạ, nhà nước và pháp luật ở các nước Phương Đông thời kỳ này thể hiện bản chất độc tài, chuyên chế, các quy phạm hình luật khắc nghiệt và cứng nhắc. Điều đó thể hiện rõ qua hai bộ luật của Phương Đông thời kỳ này là Bộ luật Hammurapi và Bộ luật Manu.
Bộ luật Hammurapi là Bộ luật cổ nhất của người Babilon, được tạc vào thời vua Hammurapi (1792-1750 tr.CN) trên một phiến đá bazan cao 2.25m và đường kính đáy gần 2m. Bộ luật có 282 điều, trong đó có nhắc tới 30 trường hợp bị xử tử hình đối với phạm nhân [26; tr.43]. Các điều luật về hình sự thể hiện rõ tính báo thù nguyên khai với quan niệm mức hình phạt phải luôn tương xứng với mức độ tội ác.
Điều 229 Bộ luật này quy định: “Nếu người thợ xây, xây nhà cho một người khác mà người thợ xây không chắc chắn để nhà đổ và chủ nhà bị chết, người thợ xây đó bị giết”. Hay tại Điều 1 và Điều 3 quy định: “kẻ nào buộc tội vô cớ về tội giết người cho người khác thì chính kẻ đó bị giết”; “nếu ai chứa chấp hay giúp đỡ nô lệ chạy trốn thì cũng bị tội chết”… [58; tr.29-30]. Hình thức thi hành hình phạt tử hình thời kỳ này rất khắc nghiệt như đốt, dìm dưới nước hoặc đóng cọc…
Vào khoảng thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ I tr.CN, ở Ấn Độ cổ đại, các giáo sĩ Bàlamôn đã soạn ra các luật Manu. Tên gọi Manu được lấy từ tên của vị thần sinh ra con người theo truyền thuyết Ấn Độ. Các luật Manu gồm 2.650 điều, chia làm 12 chương, được trình bày dưới dạng câu song vần. Về hình luật, trong các luật Manu thể hiện rõ tính giai cấp và sự khắc nghiệt. Các đẳng cấp dưới như Vaisia và Sudra không được hưởng sự khoan dung, mọi vi phạm do họ gây ra đều phải chịu hình phạt rất nặng như bị cắt lưỡi, bị đổ dầu đun sôi vào miệng. Trong khi đó, đẳng cấp Bàlamôn và Kxatơria nếu vi phạm như kẻ dưới thì chỉ bị phạt tiền. Luật Manu trừng phạt rất nặng hành vi xâm phạm sở hữu: trộm cắp đến lần thứ 3 thì bị tử hình, nếu trộm cắp vào ban đêm thì bị đóng cọc, trộm cắp tài sản của nhà vua hay nhà
38
chùa thì bị giết ngay lập tức. Tội cướp được coi như tội phạm đặc biệt. Nếu cướp công khai và có sử dụng bạo lực đối với người bị hại thì “bị giết cùng với bạn bè và người thân theo họ bố và họ mẹ”. Tội giết người ít được nói tới trong các luật Manu, nhưng trong luật Arhasastra thì nêu rõ: “nếu kẻ nào dùng bạo lực giết đàn ông hoặc đàn bà… thì kẻ đó bị thiêu trên cọc”. Tội hiếp dâm cũng bị trừng trị như vậy. Kẻ nào vô ý làm chết người thì bị xử tử bằng cách thông thường [26; tr.47-48].
Trong pháp luật Phương Đông cổ đại không phân định rõ ranh giới giữa hình luật, dân luật và luật tố tụng. Các quy phạm hình luật thời kỳ này mang nặng tính trấn áp, báo thù, khắc nghiệt và tàn khốc.
- Hình phạt tử hình trong luật hình sự thời kỳ cổ đại ở Phương Tây
Bộ luật nổi tiếng và điển hình cho pháp luật phương Tây thời cổ đại là luật La Mã. Trong thời kỳ cộng hoà sơ kỳ, do phong trào đấu tranh của bình dân nên năm 450 tr.CN, một uỷ ban biên soạn pháp luật được thành lập gồm 5 quý tộc và 5 bình dân. Sau một năm làm việc, uỷ ban này đã soạn thảo xong bộ luật và được ghi trên 12 bảng đồng đặt tại quảng trường thành phố (nên còn gọi là Luật 12 bảng). Bộ luật này phản ánh sâu sắc quan hệ kinh tế và xã hội giai đoạn đầu của nhà nước cộng hoà La Mã: vẫn thừa nhận hình thức trả thù ngang bằng (đây là tàn dư của chế độ thị tộc), thừa nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản. Trong Luật 12 bảng, các chế định liên quan đến hình sự chủ yếu bảo vệ quyền sở hữu của giai cấp quý tộc: nếu đánh gãy tay người khác thì thủ phạm cũng bị đánh gãy tay… Kẻ nào xâm phạm tài sản của người khác như đốt nhà, trộm cắp, phá hoại hoa màu thì sẽ bị xử tử. Nếu kẻ nào đương đêm ăn trộm mà bị giết ngay tại chỗ thì hành vi giết người ấy được coi là hợp pháp (Bảng 8 Điều 12). Điều kiện để đảm bảo hợp đồng vay nợ là thịt, da và máu của con nợ. Nếu con nợ không trả nợ đúng hạn thì Toà án cho phép chủ nợ có quyền tạm giữ con nợ. Nếu quá 60 ngày mà không trả được nợ thì chủ nợ có thể xẻo thịt thân thể con nợ, chủ nợ không phải chịu trách nhiệm về việc con nợ bị xẻo thịt nhiều hay ít. Sau đó nếu con nợ vẫn không trả được nợ thì bị kết án tử hình.
Trường hợp con nợ vay nợ của nhiều người, các chủ nợ băm con nợ ra thành nhiều mảnh (Bảng 3 Điều 6). Những quy định này bảo vệ tuyệt đối quyền sở hữu của giai
39
cấp quý tộc, đồng thời đó cũng là mối đe doạ khủng khiếp đối với người lao động nghèo khổ ở La Mã.
Đến thời kỳ cộng hoà hậu kỳ, nền luật học La Mã đã bước sang giai đoạn thịnh vượng nhất, luật 12 bảng trở nên lạc hậu, nguyên tắc công bằng, bình đẳng trước pháp luật đã dần dần được chấp nhận. Các chế định về luật dân sự trong thời kỳ này rất phát triển. Về hình sự, phần lớn các quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh các quan hệ chính trị. Ví dụ: trong thời kỳ độc tài Xila, những người bị nghi vào danh sách “kẻ thù của nhân dân” thì bất kỳ người dân La Mã nào cũng có thể giết. Hình phạt tử hình thời kỳ này vẫn mang tính chất cực hình và ô nhục, tuỳ thuộc vào giai cấp mà hình phạt được áp dụng theo cách thức khác nhau: nếu quý tộc và binh lính thì bị chém bằng gươm, dân tự do bị chết thiêu hoặc cho ngựa xé, còn nô lệ thì bị giết chết dần rất khủng khiếp như đóng cọc xuyên qua người, dìm xuống nước cho đến chết... [26; tr.69-75].
* Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới thời kỳ trung đại
Trong thời kỳ này, ở Phương Đông, pháp luật của các triều đại phong kiến Trung Quốc phát triển mạnh và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia trong khu vực (Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản…), đã xuất hiện các học thuyết pháp lý như thuyết nhân trị của Khổng Tử, thuyết pháp trị của Quản Trọng, Tử Sản và Hàn Phi Tử. Tuỳ thuộc vào từng triều đại bị ảnh hưởng bởi thuyết nhân trị hay thuyết pháp trị mà tính nghiêm khắc của hình phạt trong luật hình sự được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, các triều đại phong kiến Trung Quốc đều quy định hệ thống hình phạt “ngũ hình” bao gồm các hình phạt: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Trong đó hình phạt tử hình có ba bậc: chém hay thắt cổ; chém bêu đầu và lăng trì. Hình phạt chém bêu đầu có nguồn gốc tại Trung Quốc và có lịch sử trên 3.000 năm (năm 1154 tr.CN, Trụ Vương đã bị Võ Vương giết rồi bêu đầu trên một lá cờ trắng) và nó còn tồn tại trong bộ “Đại Thanh luật lệ” được vua Càn Long ban hành năm 1740. Hình phạt lăng trì (tùng xẻo) được thi hành bằng cách xẻo từ miếng thịt phạm nhân theo nhịp trống rồi mổ bụng, moi ruột cho đến chết. Sau đó, thi thể tử tội bị chặt chân tay và bẻ gãy hết xương [74; tr.51]. Ngoài ra, nhà nước phong kiến Trung Quốc còn áp dụng các hình phạt như tru di tam tộc, tru di cửu
40
tộc. Các hình phạt này chủ yếu áp dụng cho tội phản nghịch, mang tính ác nghiệt, man rợ và tàn khốc.
Ở Phương Tây, thời kỳ này, luật hình sự vẫn cho phép duy trì tục “trả nợ máu”. Theo Bộ luật Xalic: khi phạm tội giết người, nếu người phạm tội là kẻ nghèo hèn đến mức không đủ tiền nộp phạt và không có họ hàng thì “phải lấy đầu mình ra để thay thế”. Còn theo Bộ luật Xắc-xông thì đối tượng của việc trả nợ máu là “kẻ giết người và các con trai của người ấy”. Pháp luật còn quy định cụ thể thời gian chờ trả thù (ở mỗi nước khác nhau, nhưng nhìn chung nó kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích làm giảm bớt tính hung hãn của người trả thù và tạo điều kiện cho kẻ giết người chuộc tội) và những người được trả thù (cha, con trai, anh em trai ruột thịt mới được trả thù cho người bị hại). Ngoài ra, pháp luật hình sự cũng quy định việc bảo vệ nghiêm ngặt chế độ phong kiến: Nếu giết người thân thích của nhà vua thì kẻ giết người bị tước đoạt toàn bộ tài sản và phải chịu hình phạt tử hình (trong khi đó nếu giết thường dân có thể được nộp phạt bằng tiền); tội phản quốc hoặc trộm cắp tài sản nhà nước là trọng tội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng bảo vệ nghiêm ngặt sự thống trị về mặt tư tưởng của Giáo hội hay luật lệ tôn giáo: coi hành vi chống lại nhà thờ, luật lệ tôn giáo, trộm cắp tài sản của nhà thờ là trọng tội (nhà bác học Brunô và Neôna đờ Vanhxi đã bị toà án giáo hội kết án tử hình bằng cách hoả thiêu do có quan điểm khoa học chống lại nhà thờ).
Thường thì Toà án áp dụng hình phạt tử hình đối với những người phạm trọng tội bằng cách gây đau đớn kéo dài, mà hình phạt này thì lại không được quy định trong luật [26; tr.133-136].
* Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới thời kỳ cận đại
Năm 1789, sau cuộc cách mạng tư sản Pháp, luật hình sự Pháp bắt đầu thay đổi cơ bản mới mục đích đòi hỏi quyền bình đẳng trước luật hình sự, giảm nhẹ hình phạt, không xử phạt người thân thích của người phạm tội, không xử phạt các tội phạm tín ngưỡng và tội vi phạm đạo đức… Sau 2 năm soạn thảo, Bộ luật hình sự 1791 của Pháp ra đời với những nội dung tiến bộ: giảm thiểu sự khắc nghiệt của hình phạt, thiết lập sự bình đẳng của công dân trước pháp luật, quy định nguyên tắc pháp căn (có luật có tội). Các quan điểm này đã đi ngược lại lợi ích của chế độ
41
phong kiến nên năm 1808, Napoleon đã phê chuẩn uỷ ban pháp điển luật hình sự và đến năm 1810, Bộ luật hình sự Pháp được ban hành. Bộ luật này đã kế thừa nguyên tắc của luật hình sự, dấu hiệu của hành vi phạm tội trong BLHS 1791, nhưng lại quy định án tử hình đối với rất nhiều tội danh (36 trường hợp), trong đó có cả án chính trị, bảo lưu các hình phạt làm nhục dưới dạng đóng dấu, bêu cột, chặt tay…
Hiến pháp năm 1848 đã xoá bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm về chính trị, nhưng đến năm 1960 hình phạt tử hình lại được thiết lập lại đối với tất cả các tội xâm phạm an ninh nhà nước [60; tr.94].
Ở Anh, vào đầu thế kỷ XIX, các đạo luật quy định hình phạt tử hình gần như cho mọi tội danh [60; tr.71]. Hình phạt tử hình không chỉ quy định đối với tội giết người, cướp của mà cả đối với các tội xâm phạm súc vật, đe dọa bằng văn bản, chặt gỗ rừng, thậm chí là ăn cắp vặt vài xu… Việc thi hành án tử hình được thực hiện hết sức man rợ như cho xe cán, chặt tứ chi và đầu, mổ bụng moi lục phủ ngũ tạng… Đến năm 1841, luật hình sự Anh bắt đầu quy định giảm hình phạt tử hình.
Nhìn chung, ở các nước phương Tây, vào thế kỷ XVIII đã có những cố gắng đầu tiên áp dụng hình phạt nhằm cải tạo tù nhân. Tuy chúng không đem lại những kết quả mong muốn song đã dẫn tới ý tưởng quan trọng: buộc tù nhân phải cải tạo lao động với một chế độ nhà tù nghiêm khắc có thể đem lại thu nhập, thay vì áp dụng hình phạt tử hình. Sau đó, các cường quốc châu Âu đã thay thế việc giam giữ bằng việc đày phạm nhân đến các nước thuộc địa nhằm giảm bớt gánh nặng cho các nhà tù và giải quyết một phần nhu cầu về sức lao động nặng nhọc ở các nước thuộc địa. Bằng việc biến sự cầm tù thành hình phạt chủ yếu và đưa phạm nhân đi đày ở các nước thuộc địa đã hạn chế hình phạt tử hình trong luật hình sự các nước Tây Âu. Hơn nữa, dưới áp lực của xã hội, chính phủ một loạt các nước chỉ còn quy định hình phạt tử hình cho một số lượng nhỏ tội danh – đó là vấn đề mà các nhà dân chủ, các phần tử khai sáng và tự do châu Âu từ lâu đòi hỏi [26; tr.317-321]. Từ đó, xu hướng giảm dần tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình ở các nước Tây Âu ngày càng phát triển và mở rộng cho tới ngày nay14.
14 Cuối thế kỷ XVIII, một số chính trị gia đã lên tiếng phản đối hình phạt tử hình, tiêu biểu như:
Montesquieu (Pháp), Beccaria (Ý), Voltair, Jeremy Bentham (Anh)… Hưởng ứng trào lưu này, một số quốc
42
* Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới hiện đại
Hiện nay, việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt tử hình vẫn còn là một vấn đề được pháp luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế – chính trị – xã hội và quan điểm của nhà làm luật, ở mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về vấn đề này.
Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International), tính đến ngày 06.8.2006, trên thế giới có 88/197 (45%) quốc gia và vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là các quốc gia) đã xoá bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm;
11/197 (6%) quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường, chỉ quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm chiến tranh; 30/197 (15%) quốc gia tuy vẫn quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự nhưng từ năm 1999 đến nay không áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế; 68/197 (34%) quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình trong luật và áp dụng trên thực tế15.
Như vậy, hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới, đã có 88 quốc gia không quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự đối với tất cả các tội phạm. Con số này có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh. Nếu tình từ thời điểm quốc gia đầu tiên xoá bỏ hình phạt tử hình vào năm 1863 (Venezuela) đến năm 1969 (Vatican xoá bỏ hình phạt tử hình), trải qua 106 năm, chỉ có khoảng 21 quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình16. Nhưng kể từ đầu những năm 1970 trở lại đây, xu hướng xoá bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự ngày càng gia tăng rõ nét. Trong thập niên 1970, trên thế giới có 7 quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình, thập niên 1980 có 11 quốc gia; đến thập niên 1990, con số này tăng lên là 34 quốc gia (riêng năm 1990 có 9 quốc gia) và từ năm 2000 đến tháng 8.2006, có 15 quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình17. Sở dĩ từ năm 1990 có sự gia tăng số lượng các quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình, một phần vì năm 1989 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị định thư không
gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong BLHS như: Venezuela (1863), San Marino (1865), Costa Rica
(1877)… [2; tr.25].
15 Phụ lục 3.
16 Số liệu này chỉ mang tính chất tương đối, vì trong 21 quốc gia và vũng lãnh thổ này, theo Tổ chức ân xá quốc tế, có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ không quy định và thi hành hình phạt tử hình từ ngày độc lập, nhưng tác giả không tìm được tài liệu chính thức nói về ngày độc lập của các quốc gia này (Xem Phụ lục 3, Bảng 1).
17 Xem Phụ lục 3.