Hoàn thiện các quy định của của Phần chung BLHS về hình phạt

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 85 - 97)

VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH

2.3.1. Hoàn thiện các quy định của của Phần chung BLHS về hình phạt

* Hoàn thiện quy định về điều kiện áp dụng hình phạt tử hình

Theo quy định hiện nay, “tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”, chúng ta chưa thể thấy được bản chất và sự

“đặc biệt” của hình phạt tử hình. Trong Luật hình sự, không chỉ hình phạt tử hình mới áp dụng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng mà hình phạt tù chung thân cũng chỉ được áp dụng đối với loại tội này. Trong tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tội có mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) có nhiều mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với những trường hợp phạm tội có mức độ nguy hiểm cao nhất, khi hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội – đó là “trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”. Đây không phải là một khái niệm mới trong luật hình sự. Điều 27 BLHS 1985 đã quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”; hay trong Điều 52 BLHS 1999 cũng quy định:

“Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”.

Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, BLHS cần quy định rõ hơn về hình phạt tử hình như sau: “Tử hình là hình phạt đặc biệt, tước đi quyền sống của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”41.

BLHS 1999 đã quy định rõ ràng, cụ thể các đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình: người chưa thành niên phạm tội; phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. Quy định này đã mở rộng đáng kể các đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình so với BLHS 1985. Tuy

41 Trong Mục 2.1.1, tác giả đã giải thích “trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”. Khi BLHS bổ sung dấu hiệu này vào quy định về hình phạt tử hình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể hơn về

“trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” để có sự áp dụng thống nhất.

82

nhiên, theo quan điểm của tác giả, trong xu thế chung của thế giới và trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước ta là “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình” [4], BLHS nên bổ sung một số đối tượng sau không áp dụng hình phạt tử hình:

- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già

“Người già”, theo hướng dẫn trong Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, là người “từ 70 tuổi trở lên”. Ở độ tuổi này, sức khoẻ của con người giảm sút, khả năng tư duy không còn nhạy bén và minh mẫn; khả năng gây thiệt hại cho xã hội hạn chế; họ đã có một quá trình lao động, đóng góp cho xã hội, xứng đáng được nghỉ ngơi… Việc phụng dưỡng, chăm sóc người già không chỉ là đạo lý mà còn là trách nhiệm pháp lý của mỗi người.

Pháp lệnh Người cao tuổi42 năm 2000 quy định: “Người cao tuổi được gia đình, Nhà nước và xã hội phụng dưỡng, chăm sóc... Mọi công dân phải kính trọng và có trách nhiệm giúp đỡ người cao tuổi” - (Điều 2); “Nhà nước có chính sách phù hợp về chăm sóc sức khoẻ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để người cao tuổi sống khoẻ, sống vui, sống có ích” - (Điều 4). Điều 46 BLHS 1999 cũng quy định “người phạm tội là người già” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trong những năm qua, ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức bao nhiêu người già bị áp dụng và thi hành hình phạt tử hình. Với đặc điểm tâm – sinh lý như trên, tỷ lệ người già phạm tội đặc biệt nghiêm trọng không nhiều nên số người già bị kết án tử hình, nếu có, không đáng kể.

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già đã được quy định trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ phong kiến cũng như trong luật hình sự thế giới. Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với người già phạm tội.

Điều 16 Bộ luật này quy định: những người từ 70 tuổi trở lên phạm tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền; phạm tội thập ác thì không theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu để vua xét định. Từ 90 tuổi trở lên, dầu có bị tội chết cũng không hành hình. Điều

42 Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên (Điều 1).

83

17 Bộ luật này quy định: Khi phạm tội chưa già cả, đến khi già cả mới bị phát giác, thì xử tội theo luật già cả.

Pháp luật hình sự một số nước trên thế giới cũng quy định không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với người già. Ở Sudan, người trên 70 tuổi; Estonia, Latvia, Lithuania và Liên bang Nga, người trên 65 tuổi; Mông Cổ, Guatemala, Mêhicô, người trên 60 tuổi… thì không bị áp dụng và thi hành hình phạt tử hình [82; tr.91].

Theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả đối với 348 người, trong số 317 người ủng hộ việc duy trì án tử hình có 210 (66%) người đề nghị không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già.

Vì vậy, sửa đổi BLHS theo hướng: không áp dụng và không thi hành hình phạt tử hình đối với người già là sự kế thừa truyền thống lập pháp, đạo lý của Dân tộc, phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật hình sự thế giới; được dư luận xã hội đồng tình, phù hợp với Pháp lệnh người cao tuổi và thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, khoan dung của Đảng và Nhà nước ta.

- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người người thiểu năng tâm thần Thiểu năng tâm thần (hay còn gọi là tâm thần trì độn, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển tâm thần), có tên khoa học là oligophrenia là một nhóm trạng thái bệnh lý có bệnh cảnh lâm sàng giống nhau: sự mất trí bẩm sinh hoặc mắc phải trong những năm đầu thơ ấu. Biểu hiện rõ rệt của trạng thái này là sự kém phát triển về trí tuệ, bên cạnh đó có những rối loạn khác về khả năng thích ứng (khả năng tự lập và làm tròn trách nhiệm xã hội ứng với tuổi), cảm xúc, ý chí, thể chất, nội tiết, vận động.

Người được chẩn đoán là thiểu năng tâm thần phải dựa trên 3 tiêu chí: 1.

Hoạt động trí tuệ tổng quát dưới mức trung bình một cách rõ rệt (thường chỉ số thông minh IQ ≤ 70, đây là giới hạn cao nhất của chậm phát triển tâm thần, vì người có chỉ số IQ < 70 thường bị hạn chế khả năng thích ứng đến độ cần đến sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt); 2. Có thể đưa đến hoặc phối hợp với các thiếu sót về khả năng thích ứng; 3. Khởi đầu trước 18 tuổi [73; tr.247-255].

84

Tuỳ vào mức độ kém phát triển tâm thần ở những người thiểu năng tâm thần, người ta chia ra làm ba nhóm: Ngu - có mức độ trì trệ về phát triển tâm thần nặng nhất; Đần – chứng trì độn tâm thần ở mức độ trung bình; Thộn – chứng thiếu phát triển tâm thần ở mức độ nhẹ nhất. Đối với người ngu và người đần, nếu có giám định thường được xác định là mất năng lực trách nhiệm. Những người này được coi là rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và không bị coi là phạm tội (Điều 13 BLHS). Các hành động phạm pháp thường gặp nhiều nhất ở người thộn. Tuỳ thuộc vào mức độ trì độn cũng như tính chất hành vi, tác phong và khả năng lao động của họ để kết luận có năng lực trách nhiệm hình sự hay không [38; tr.390-409]. Nếu người thiểu năng tâm thần được giám định pháp y kết luận là có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội mà BLHS Việt Nam quy định hình phạt tử hình, họ vẫn có thể bị áp dụng hình phạt này.

Trong cổ luật Việt Nam, Điều 16 Bộ luật Hồng Đức đã quy định: “người bị ác tật phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu vua để xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì không bắt tội”. Như vậy, từ xưa, cha ông ta đã có đường lối xử lý riêng đối với người bị ác tật (trong đó có người thiểu năng trí tuệ), thể hiện thái độ khoan dung đối với những người này.

Trên thế giới hiện nay, một số quốc gia đã quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người thiểu năng trí tuệ như: Sri Lanka, Thái Lan, Ai Cập, Guinea, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine [82; tr.100] và gần đây là Mỹ.

Người thiểu năng trí tuệ, nếu còn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì ở mức độ rất hạn chế: người thiểu năng trí tuệ có chỉ số thông minh IQ từ 59 đến dưới 70, mức độ nhận thức của họ chỉ tương đương trẻ từ 7 đến 10 tuổi;

người có chỉ số thông minh IQ là 76, mức độ nhận thức của họ tương đương với người 13 tuổi 6 tháng [82; tr.101]. Trong khi đó, theo quy định của BLHS Việt Nam, người từ đủ 14 tuổi trở lên mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, người chưa đủ 14 tuổi được coi là chưa có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nên không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Chúng ta thấy có sự không công

85

bằng khi hai người có khả năng nhận thức tương đương nhau, chỉ khác nhau về độ tuổi, một người (chưa đủ 14 tuổi) không phạm tội; một người (đủ 18 tuổi trở lên) bị coi là phạm tội và có thể phải chịu mức án tử hình. Điều đó trái với tuyên bố về nhân quyền của người tàn tật về tâm thần năm 1971 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc: người tàn tật về tâm thần, nếu bị truy tố về bất kỳ tội gì thì họ đều “có quyền được pháp luật xét xử công minh, có xem xét đầy đủ đến mức độ ảnh hưởng về tâm thần của họ” (điểm 6).

Trên thực tế, ở Việt Nam, chưa có thống kê nào cho thấy người thiểu năng tâm thần bị kết án tử hình43. Theo quy định hiện hành trong BLHS, người thiểu năng tâm thần, nếu không rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 35 BLHS, khi quy định về các đối tượng “không áp dụng hình phạt tử hình” không có người thiểu năng tâm thần.

Như vậy, về nguyên tắc, những người này vẫn có thể phải chịu mức án tử hình và tình trạng thiểu năng tâm thần chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS: “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.

Một kết quả điều tra xã hội học tại Mỹ cho thấy: 71% số người được hỏi trả lời không nên thi hành án tử hình đối với người thiểu năng tâm thần [82; tr.101].

Tại Việt Nam, theo điều tra của tác giả đối với 348 người, trong số 317 người ủng hộ việc duy trì án tử hình, có 246/317 (78%) người đề nghị không áp dụng hình phạt tử hình đối với người thiểu năng tâm thần. Đây là đối tượng được dư luận xã hội đồng tình xoá bỏ án tử hình cao nhất, cùng với ý kiến không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai (cả hai đối tượng này đều có 246 người ủng hộ không áp dụng hình phạt tử hình, tỷ lệ 78%)44.

Vì vậy, tác giả đề nghị, cần sửa đổi Điều 35 BLHS, trong đó bổ sung quy định: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người thiểu năng tâm thần”.

- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người tàn tật về thể chất

43 Năm 2002, ước đoán ở Mỹ có khoảng 10% trong số 800 người đang “xếp hàng dưới giá treo cổ” bị thiểu năng tâm thần (Quyết đinh của Tối cao Pháp viện Mỹ hủy bỏ án tử hình đối với phạm nhân thiểu trí được Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tán thưởng, www.catholic.org.tw/vntaiwan/02news/tin413.htm).

44 Xem Phụ lục 2, Bảng 2.

86

Theo Tuyên bố về quyền của người tàn tật được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 09.12.1975: “Thuật ngữ “người tàn tật”có nghĩa là bất cứ người nào không có khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng phần, những sự cần thiết của một số cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt (bẩm sinh hay không bẩm sinh) về những khả năng về thể chất hay tâm thần của họ” 45.

Đối với người tàn tật về thể chất, họ không có khả năng tự đảm bảo các nhu cầu, sinh hoạt tối thiểu cho bản thân, khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội (học tập, lao động, các sinh hoạt cộng đồng khác…) hạn chế; họ thường có mặc cảm tự ti, thua thiệt, tâm lý không vững vàng, khả năng tiếp tục thực hiện hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội không cao. Tình trạng “tàn tật” cũng phần nào ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của họ. Họ là người cần được sự quan tâm, giúp đỡ đặc biệt của cộng đồng và xã hội. Vì vậy, trong Tuyên bố về quyền của người tàn tật đã quy định: “Nếu có các biện pháp tố tụng chống lại họ thì thủ tục pháp lý được áp dụng phải xem xét đầy đủ đến các điều kiện về thể chất và tâm thần của họ”.

Bộ luật Hồng Đức khi quy định về mức độ trách nhiệm hình sự của người tàn tật đã thể hiện đường lối xử lý khoan dung: người phế tật phạm tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền, phạm tội thập ác thì không theo luật này. Người bị ác tật phạm tội phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng phải tâu để vua xét định, ăn trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc, còn ngoài ra thì không bắt tội. Khi phạm tội chưa tàn tật, đến khi tàn tật mới bị phát giác, thì xử tội theo luật tàn tật.

Trong khảo sát của tác giả đối với 348 người, trong số 317 người ủng hộ việc duy trì án tử hình có 149 người đề nghị xoá bỏ án tử hình đối với người tàn tật về thể chất (tỷ lệ 47%), cao hơn số người đề nghị xoá bỏ án tử hình đối với người phạm tội chưa đạt (tỷ lệ 32%). Điều đó thể hiện sự ủng hộ của dư luận xã hội về việc xoá bỏ án tử hình đối với người bị tàn tật về thể chất tương đối cao.

45 Đối với “người tàn tật về tâm thần” chúng ta đã nghiên cứu trong phần “người thiểu năng tâm thần”.

Trong phần này, chúng ta chỉ đề cập đến người tàn tật về thể chất.

87

Theo quan điểm của tác giả, người tàn tật về thể chất, do hạn chế về đặc điểm sinh học của cơ thể họ nên khả năng tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm cho xã hội không cao. Đối với những người này, chúng ta chỉ cần cách ly họ ra khỏi cuộc sống xã hội, có sự giám sát chặt chẽ là đã đảm bảo được mục đích “ngăn ngừa người bị kết án phạm tội mới”, giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, giáo dục người khác ý thức tôn trọng pháp luật… Vì vậy, chúng ta nên quy định: không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với người bị tàn tật về thể chất.

Tuy nhiên, cần tránh trường hợp một người đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc đã bị kết án tử hình, có hành vi tự huỷ hoại bản thân để trốn tránh việc thi hành án tử hình, chúng ta nên quy định tình trạng tàn tật này là do bẩm sinh hoặc do nguyên nhân khách quan (không phải do người phạm tội tự gây ra để lẩn tránh án tử hình).

- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội chưa đạt

Điều 18 BLHS quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.

Ở giai đoạn này, người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi được mô tả trong mặt khách quan của tội phạm (đối với cấu thành tội phạm hình thức), hoặc đã thực hiện hết các hành vi khách quan của tội phạm, nhưng hậu quả luật định chưa xảy ra, hoặc hậu quả xảy ra không có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội (đối với tội phạm có cấu thành vật chất). Vì vậy, hành vi phạm tội chưa đạt chưa thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm định thực hiện. So với giai đoạn tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt có mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn nên mức độ trách nhiệm hình sự nhẹ hơn. Điều 52 BLHS quy định:

nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. Tuy nhiên, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Quy

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 85 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)