Một số quy định khác liên quan đến hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 67 - 70)

VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHẦN CHUNG BLHS 1999 VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1.4. Một số quy định khác liên quan đến hình phạt tử hình

* Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có quy định hình phạt tử hình

Về nguyên tắc, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Nhưng trên thực tế, vẫn có những người phạm tội mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phát hiện, hoặc tuy phát hiện nhưng vì nhiều lý do khác nhau đã không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu qua một thời gian nhất định kể từ ngày phạm tội mà người này không phạm tội mới, không cố tình trốn tránh và không có lệnh truy nã thì không cần thiết xử lý đối

64

với những hành vi này. Bởi vì điều đó chứng tỏ sau khi phạm tội, người phạm tội đã tự cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Như vậy, không cần sự tác động của nhà nước (áp dụng hình phạt) đối với người phạm tội mà mục đích của hình phạt vẫn đạt được. Hơn nữa, dù có hoạt động hiệu quả đến đâu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể đảm bảo 100% các vụ phạm tội đều bị xử lý. Chính vì vậy, quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự này là cơ sở pháp lý để khuyến khích, tạo điều kiện cho những người đã phạm tội có điều kiện ăn năn, hối cải, tự giáo dục và rèn luyện mình trở thành người tốt sẽ không phải chịu hình phạt. Trên cơ sở này, Điều 23 BLHS: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Tử hình là hình phạt đặc biệt, chỉ áp dụng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định của BLHS, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện. Trong thời hạn trên, nếu người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới; Nếu người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ. Nếu thực hiện tội phạm được quy định trong Chương XI (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXIV (Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) của BLHS thì không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 24 BLHS).

* Thời hiệu thi hành bản án tử hình

Về nguyên tắc, mọi bản án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Toà án, Viện kiểm sát, Công an), trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, phải phối hợp thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Tuy nhiên, tương tự như thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, trong

65

thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có một số bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án không được thi hành. Nếu trong một thời hạn nhất định mà người bị kết án không phạm tội mới, không cố tình trốn tránh và không có lệnh truy nã, họ làm ăn lương thiện, tự hoàn thiện, giáo dục, cải tạo mình thì việc áp dụng bản án đối với họ là không cần thiết mà vẫn đảm bảo mục đích của hình phạt.

Vì vậy, Điều 55 BLHS quy định: “Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên”.

Đối với thời hiệu thi hành bản án tử hình, theo quy định tại khoản 4 Điều 55 BLHS: “Sau khi đã qua thời hạn 15 năm, do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân”. Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án (tử hình) đối với các tội quy định trong Chương XI (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXIV (Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) của BLHS (Điều 56 BLHS).

Như vậy, đối với người bị kết án tử hình phạm vào tội không thuộc Chương XI và Chương XXIV BLHS, việc áp dụng thời hiệu thi hành bản án chỉ mang tính chất tuỳ nghi, trong trường hợp Toà án nhân dân tối cao không áp dụng thời hiệu, thì bản án tử hình đó tuy không phải chấp hành, nhưng họ vẫn phải chấp hành hình phạt tù chung thân.

* Vấn đề ân giảm án tử hình

Điều 258 BLTTHS 2003 quy định: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước”. Đây là quy định đặc biệt đối với người bị kết án tử hình – xuất phát từ tính chất đặc biệt nghiêm khắc của loại hình phạt này và nếu xảy ra sai sót thì không thể khắc phục được. “Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân” - Điều 35 BLHS. Trên thực tế, có nhiều trường hợp phạm tội rất nguy hiểm nên Toà án đã áp dụng hình

66

phạt tử hình và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình chờ thi hành án tử hình, do sự chuyển biến của tình hình, do người phạm tội thể hiện thái độ thực sự ăn năn hối cải hoặc đã khắc phục được một phần hậu quả do hành vi phạm tội đã gây ra…, Chủ tịch nước có thể chấp nhận Đơn xin ân giảm án tử hình.

Đơn cử như: tháng 10.2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ra quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân đối với tử tù Lã Thị Kim Oanh - cựu Giám đốc Công ty Tiếp thị Nông nghiệp, bị buộc tội tham ô gần 4.7 triệu USD và gây thất thoát 2.2 triệu USD trong giai đoạn từ 1995 đến 2001, bị TAND Tp. Hà Nội tuyên phạt tử hình và Toà phúc thẩm TAND tối cao đã xử y án sơ thẩm.

Qua đó, chúng ta thấy thái độ thận trọng của nhà nước khi áp dụng và thi hành án tử hình, bởi đây là loại hình phạt đặc biệt nghiêm khắc, liên quan đến sự sống còn của con người. Quy định này thể hiện sự nhân đạo của nhà nước đối với người phạm tội, coi việc thi hành hình phạt tử hình là biện pháp cuối cùng và duy nhất, khi hình phạt tù chung thân không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)