1.4. Khái quát về hình phạt tù có thời hạn trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.4.1. Hình phạt tù có thời hạn trong pháp luật phong kiến
Trong thời kì phong kiến đã tồn tại những Bộ luật nổi tiếng, có giá trị lịch sử như: Triều đại nhà Lý (1010 – 1225) có Hình thư (ban hành năm Nhâm Ngọ - 1042) – đây được coi là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta; Triều đại nhà Trần (1225 – 1400) có 5 Bộ luật quan trọng là Quốc triều thường lễ (1230), Quốc triều thông chế (1230), Năm công văn cách thức (1290), Hình luật thư (1241), Hoàng triều đại điển (1241); Triều đại nhà Lê (1428 – 1788) nổi tiếng với Quốc triều hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức – 1483); Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) nổi tiếng với Bộ Hoàng Việt luật lệ (Còn gọi là Luật Gia Long – 1812), mỗi Bộ luật đều thể hiện được bản chất và ý chí của giai cấp thống trị của giai đoạn đó. Do tính chất là một luận văn tốt nghiệp ở tầm cử nhân, nên tác giả xin giới hạn không nghiên
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY cứu tất cả các bộ luật của từng giai đoạn, mà chỉ đi sâu nghiên cứu về các quy định liên quan đến hình phạt trong hai Bộ luật nổi tiếng thời phong kiến là : Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long).
Quốc triều hình luật
QTHL được xem là đỉnh cao của pháp luật thời kì phong kiến: sự tiến bộ về mặt kĩ thuật lập pháp so với các Bộ luật trước đó và cùng thời với nó, sự đa dạng, phong phú về mặt nội dung, mang đậm tính nhân văn cao, bao quát được hầu hết các quan hệ xã hội tồn tại trong thời kì đó. QTHL ra đời ở triều đại thời Hậu Lê (sơ kì) – thời kì đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền của nước ta. Sau khi lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi và lập ra nhà Hậu Lê (thời Lê sơ) – 1428, lấy hiệu là Lê Thái Tổ, Lê Lợi đã nhanh chóng tiến hành đẩy mạnh các hoạt động lập pháp như: bàn bạc với các đại thần trong triều về các luật lệ kiện tụng và phân chia ruộng đất thôn xã, định ra các hình phạt và những lễ ân giảm…. Tuy nhiên, ở giai đoạn này pháp luật vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, các đời vua sau tiếp tục hoàn thiện bộ luật này. Đặc biệt, năm 1483 vua Lê Thánh Tông đã cho pháp điển hóa và hoàn thiện Bộ QTHL, nội dung của nó là những chế định được ban hành trong suốt các triều vua thời Lê sơ. Hiện nay, được biết văn bản gốc của Bộ luật này không còn, theo các tài liệu thì QTHL có 13 chương với 722 điều, chia thành 6 quyển. Do giới hạn đề tài nghiên cứu nên tác giả chỉ nghiên cứu về chế định hình phạt trong QTHL:
Hệ thống hình phạt gồm 5 loại hình phạt chính:
- Loại hình phạt thứ nhất: Xuy hình (đánh roi) có 5 bậc: 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi. Người phạm tội có thể bị áp dụng kèm với phạt tiền, biếm chức.
- Loại hình phạt thứ hai: Trượng hình (đánh bằng trượng) – chỉ áp dụng với đàn ông có 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng. Người phạm tội có thể bị áp dụng kèm hình phạt này một số hình phạt bổ sung như đồ hình, lưu hình hoặc biếm chức.
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY - Loại hình phạt thứ ba: Đồ hình (bắt làm việc nặng nhọc) có ba bậc: Bậc
một: Đàn ông phải làm dịch đinh, nghĩa là làm các công việc nhẹ nhàng tại gia môn (thuộc đinh), trại lính (quân đinh), trong làng (xã đinh) hoặc khao đinh – công việc bếp núc trong quân đội. Đàn bà thì làm dịch phụ, tức là công việc làm vườn (viên phụ), công việc vặt (thứ phụ) hay chăn nuôi tằm (tang thất phụ); Bậc hai: Đàn ông phải làm tượng phường binh – lính quét dọn chuồng voi. Đàn bà phải làm xuy thất tì – phục dịch trong nhà bếp; Bậc ba: Đàn ông phải làm chủng điền binh – khai thác đồn điền ở biên giới. Đàn bà phải làm thung thất tì – phục dịch xay lúa, giã gạo.
- Loại hình phạt thứ tư là: Lưu hình (đi đày) có ba bậc: Bậc một là châu gần – người phạm tội nếu là đàn ông bị đánh 90 trượng, thích 6 chữ vào mặt, đeo xiềng, bị đày đi làm việc ở Nghệ An, Hà Hoa. Nếu là phụ nữ phạm tội thì đánh 50 roi, thích 6 chữ vào mặt, bắt phải làm việc nhưng không phải đeo xiềng; Bậc hai là châu ngoài – người phạm tội sẽ bị đánh 90 trượng, thích 8 chữ vào mặt, đày đi làm việc ở Quảng Bình và bị xiềng hai vòng; Bậc ba là châu xa – người phạm tội sẽ bị đánh 100 trượng, thích 10 chữ vào mặt, đi đày ở các xứ Cao Bằng và bị đeo xiềng ba vòng.
- Loại hình phạt thứ năm: Tử hình có ba bậc: Bậc một: Thắt cổ, chém;
Bậc hai: Chém bêu đầu; Bậc ba: Lăng trì.
Sau khi nghiên cứu, tác giả nhận thấy, mặc dù trong hệ thống hình phạt quy định trong QTHL không có HPTCTH, tuy nhiên xét về bản chất thì hai loại hình phạt là Đồ hình và Lưu hình có sự tương đồng với hình phạt này. Với Đồ hình, nội dung của nó là bắt làm việc ở những nơi nhất định: quân đội, nhà bếp…. Còn Lưu hình có tính chất nặng hơn Đồ hình, nội dung của nó là bắt người phạm tội đi đày ở nơi xa và phải làm việc. Với hai loại hình phạt này, người phạm tội cũng bị tước tự do, cách ly khỏi xã hội và phải tuân thủ các quy tắc ở những nơi đó, điều này cũng thể
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY hiện phần nào của nội dung HPTCTH quy định tại Điều 33 BLHS hiện hành. Mặc dù, hệ thống hình phạt khá khắc nghiệt, tuy nhiên QTHL là một bộ luật tiến bộ về mặt kĩ thuật lập pháp và nội dung cũng mang tính nhân đạo sâu sắc, điều này thể hiện ở việc phân hóa hình phạt đối với đàn ông và đàn bà khác nhau trong hình phạt Đồ hình và Lưu hình.
QTHL là Bộ luật mang phong kiến nên tất yếu nó sẽ mang bản chất phong kiến – là công cụ trong tay giai cấp địa chủ phong kiến thống trị, ý chí của họ sẽ nâng lên thành luật và mục đích trước tiên là bảo vệ giai cấp phong kiến thống trị. Với các quy định trong Bộ luật này, ta dễ dàng nhận thấy pháp luật hình sự chỉ có mục đích trừng trị, mà không có mục đích giáo dục, cải tạo, hoặc có mà rất mờ nhạt. Đây là một trong những điểm khác nổi bật mà ta phân biệt được so với pháp luật hình sự hiện hành. Tuy vậy, không thể phủ nhận những giá trị lịch sử của Bộ luật này trong nền pháp luật Việt Nam.
Hoàng Việt luật lệ
HVLL hay còn gọi là Luật Gia Long – đây được xem là bộ luật cuối cùng của thời kì phong kiến nước ta. Đây được coi là Bộ luật chính thức thời đầu nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã sai Tiền quân Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành biên soạn bộ HVLL và được ban hành năm 1815. Bộ luật này được áp dụng trong suốt thời kì nhà Nguyễn, các thời vua sau này chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số vấn đề, sau khi thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam thì Bộ luật này vẫn được áp dụng ở Trung kì.
Về mặt hình thức, HVLL có 398 điều và 30 điều tỷ dẫn, chia thành 22 cuốn.
Trong cuốn Cổ Luật Việt Nam và tư pháp sử, tác giả có nhận định như sau: “Về hình thức, Bộ Hoàng Việt luật lệ so với Bộ luật nhà Thanh chép gần đúng toàn thể nguyên văn…” [46 – tr.208], “Bộ Hoàng Việt luật lệ đã chép nguyên văn của bộ luật nhà Thanh nên đã mất hết cả tính đặc thù của nền pháp luật Việt Nam. Bao nhiêu sự tân kì mới lạ trong bộ luật triều Lê, không còn lưu lại một chút dấu tích
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY nào trong luật nhà Nguyễn” [46 – tr.214]. Tuy vậy, ta không thể phủ nhận những giá trị của Bộ luật này, trong bài tham luận “Hoàng Việt luật lệ và di sản văn hóa triều Nguyễn” tại cuộc Hội thảo khoa học về triều Nguyễn (thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ) được tổ chức bởi trường Đại học sư phạm Huế, tác giả Nguyễn Quang Thắng nhận định như sau: “Hoàng Việt luật lệ (Hay còn gọi là Luật Gia Long) là một bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói, đây là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền văn hóa cổ luật Việt Nam…”. Vì vậy, việc nghiên cứu Bộ luật này nói chung và về hệ thống hình phạt nói riêng trong Bộ luật là hoàn toàn cần thiết để giúp tác giả có một cái nhìn khách quan, toàn diện và đúng đắn về chế định HPTCTH mà mình đang nghiên cứu.
Theo đó, hệ thống hình phạt trong HVLL cũng khá tương đồng như QTHL, bao gồm năm loại hình phạt là: Xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Trong phần nghiên cứu về hình phạt của QTHL, tác giả đã nhận định có hai loại hình phạt khá tương đồng với chế định HPTCTH trong pháp luật hiện nay đó là Đồ hình và Lưu hình, cho nên trong phần này tác giả giới hạn chỉ đi sâu nghiên cứu về hai loại hình phạt này.
Với hình phạt Đồ hình – người phạm tội bị quản thúc tại trấn nơi họ ở và phải làm việc nặng nhọc ở đây. Loại hình phạt này có năm bậc, bị áp dụng thêm phụ hình là đánh trượng, mỗi bậc sẽ tăng thêm 10 trượng và nửa năm quản thúc, thể hiện như sau:
- Bậc 1: 1 năm quản thúc và đánh 60 trượng - Bậc 2: 1,5 năm quản thúc và đánh 70 trượng - Bậc 3: 2 năm quản thúc và đánh 80 trượng - Bậc 4: 2,5 năm quản thúc và đánh 90 trượng - Bậc 5: 3 năm quản thúc và đánh 100 trượng
Lưu hình là loại hình phạt buộc người phạm tội phải đi đày ở nơi xa – những nơi hoang vắng, dân cư thưa thớt và chưa được khai thác, họ có thể mang theo cả gia đình, đến đây họ được cấp trâu cày và công cụ để lao động sản xuất và cải tạo, hình phạt chia làm ba bậc như sau:
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY - Bậc 1: 2000 dặm và đánh 100 trượng
- Bậc 2: 2500 dặm và đánh 100 trượng - Bậc 3: 3000 dặm và đánh 100 trượng
Như vậy, so với QTHL, hai loại hình phạt trên cũng có cùng bản chất hạn chế tự do của người phạm tội, tuy nhiên, trong HVLL thì tính chất nghiêm khắc khá nhẹ hơn, thể hiện ở chỗ trong Đồ hình của QTHL buộc người phạm tội phải làm việc ở những nơi nhất định, còn trong HVLL thì buộc họ bị quản thúc tại trấn nơi họ ở.
Với Lưu hình của QTHL người phạm tội còn bị đeo xiềng, so với HVLL người phạm tội được tự do hơn rất nhiều vì họ được cấp trâu cày và công cụ để lao động, cải tạo, đây được xem là một điểm tiến bộ, nhân đạo của Bộ luật này.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu hai loại hình phạt này ở hai Bộ luật là QTHL và HVLL, mặc dù không có hình phạt nào mang tên tù có thời hạn nhưng xét về bản chất thì các nhà lập pháp thời xưa cũng đã áp dụng các hình phạt tương đồng với tù có thời hạn tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà người phạm tội đã phạm. Điều này, thể hiện được vai trò quan trọng của loại chế tài này trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật hình sự trong tất cả các giai đoạn phát triển của Nhà nước.