CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỊNH HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN
2.3. Hiệu quả hình phạt tù có thời hạn trong BLHS hiện hành
2.3.4. Các yếu tố đảm bảo hiệu quả hình phạt tù có thời hạn
Để đảm bảo hiệu quả của HPTCTH được phát huy trên thực tế, đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho sự vận hành của nó, do phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy một số yếu tố dưới đây có ảnh hưởng đến hiệu quả HPTCTH, cần nghiên cứu các yếu tố này trong mối quan hệ biện chứng với nhau để có thể đánh giá hiệu quả HPTCTH hợp lí.
- Thứ nhất, các yếu tố về mặt lập pháp: tức là những điều kiện tác động ở giai đoạn xây dựng hệ thống hình phạt và từng loại hình phạt cũng nhƣ việc quy định các chế tài
Đây là yếu tố tiên quyết nhất, có vai trò tác động, chi phối đến hiệu quả HPTCTH quan trọng nhất, vì nó là tiền đề, cơ sở cho các quyết định sau này đối với người bị kết án. Muốn nói đến hiệu quả, trước tiên pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng phải phù hợp với các thiết chế còn lại của xã hội, cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, nếu không nó sẽ sớm bộc lộ những yếu kém, phản tác dụng. Về các yếu tố tác động đến giai đoạn xây dựng HPTCTH trong hệ thống hình phạt, ta cần chú ý những vấn đề sau:
Xây dựng chế định HPTCTH phải dựa trên chính sách hình sự của Nhà nước trong từng giai đoạn, từ đó mới có thể thiết lập nội dung hình phạt phù hợp trên cơ sở yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm chung và riêng. Hiện nay, Điều 3 BLHS hiện hành đã thể hiện rõ chính sách hình sự của Nhà nước “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”, để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, phù hợp với nguyên tắc cá thể hóa TNHS thì một yêu cầu đặt ra đối với HPTCTH phải có tính chất và mức độ nghiêm khắc đủ mạnh để phân hóa TNHS riêng cho
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY từng đối tượng, cũng như việc quy định về nội dung, điều kiện và căn cứ áp dụng loại hình phạt này.
Xây dựng HTHP và các hình phạt cụ thể, trong đó có hình phạt tù phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự - là những tư tưởng, phương hướng chỉ đạo, tạo ra khuôn khổ khi xây dựng HTHP thống nhất, cân đối đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Xuyên suốt HTHP hiện hành luôn phải đảm bảo được các nguyên tắc đặc trưng cũng như những nguyên tắc chung: nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc phải chịu hình phạt, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân…
Có như vậy, HPTCTH mới thực sự phát huy được hiệu quả trong tổng thể hình phạt nói chung.
Đối với các tội phạm cụ thể trong phần chế tài, cần xem xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong mối tương quan với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm để quy định loại hình phạt phù hợp.
Không phải cứ áp dụng HPTCTH thì sẽ phát huy được hiệu quả của nó, trong một số trường hợp, khi áp dụng có thể gây tác dụng ngược, vì vậy cần chú ý đến các điều kiện phạm tội, mức độ lỗi, khách thể được luật hình sự bảo vệ… để quy định một hình phạt phù hợp.
Quy định HPTCTH phải cân nhắc giữa cưỡng chế và thuyết phục, giữa trừng trị và giáo dục người phạm tội. Đây là hai mặt của một vấn đề, không được chỉ coi trọng trừng trị mà coi nhẹ giáo dục, chỉ có cưỡng chế mà không có thuyết phục và ngược lại, mà cần phải hài hòa, cân đối cả hai mặt, có như vậy hiệu quả HPTCTH mới thực sự được phát huy.
Một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo hiệu quả HPTCTH đó là việc quy định các vấn đề liên quan như miễn, giảm hình phạt và chấp hành HPTCTH, quyết định HPTCTH… đúng đắn, hợp lí. Điều này, thể hiện chính sách nhân đạo và khoan hồng của Nhà nước, đảm bảo được mục đích của hình phạt nói chung thông qua phát huy hiệu quả HPTCTH.
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY - Thứ hai, các yếu tố tác động khi quyết định hình phạt
Một trong những cơ sở, tiền đề để hiệu quả HPTCTH được phát huy là quyết định hình phạt - một hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế. Trong quá trình áp dụng pháp luật để quyết định hình phạt thì đòi hỏi Tòa án phải dựa trên những căn cứ, nguyên tắc của luật hình sự, bao gồm: nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt. Trong đó, nguyên tắc pháp chế được coi là “kim chỉ nam” định hướng cho QĐHP được đúng đắn. Tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS và các quy định liên quan đến hình phạt tù có thời hạn để có một phán quyết công minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thấu tình đạt lí. Bên cạnh đó, QĐHP còn phải đảm bảo nguyên tắc nhân đạo – nên áp dụng loại hình phạt này khi nào để đảm bảo mục đích hình phạt được phát huy, vừa trừng trị nhưng cũng nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội và mục đích phòng ngừa chung, thể hiện thái độ khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội biết ăn năn, hối cải, tạo cơ hội cho họ làm lại cuộc đời. Khi QĐHP là loại hình phạt này, Tòa án phải xem xét đầy đủ các góc độ về nhân thân, hoàn cảnh phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ khác để lựa chọn đúng loại hình phạt. Ngoài ra, nguyên tắc cá thể hóa TNHS cũng cần phải đảm bảo – đòi hỏi Tòa án QĐHP là HPTCTH phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
BLHS hiện hành đã cụ thể hóa những nguyên tắc trên thông qua việc quy định các căn cứ cụ thể để QĐHP là HPTCTH tại Điều 45 BLHS, bao gồm: Các quy định của BLHS; Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; Nhân thân người phạm tội; Những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS. Khi QĐHP đòi hỏi Tòa án phải vận dụng các căn cứ trên trong mối quan hệ biện chứng với nhau, không xem nhẹ căn cứ nào cũng như hiểu biết đúng đắn về nội dung và ý nghĩa của từng căn cứ, từ đó có thể QĐHP một cách công bằng, hợp lí, đảm bảo việc thi hành trên thực tế.
- Thứ ba, các yếu tố trong quá trình chấp hành hình phạt
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Trong khoảng thời gian nhất định, người bị kết án sẽ bị cách li khỏi xã hội, chịu sự giám sát, quản lí của chủ thể có thẩm quyền, bên cạnh mục đích trừng trị hành vi họ đã gây ra là mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân tốt cho xã hội.
Muốn đạt được mục đích đó, trước hết cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh quy định về cơ cấu, tổ chức, hoạt động của trại giam, cũng như những quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân một cách cụ thể.
Theo đó, để công tác THA phạt tù đạt được hiệu quả chung, đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc THA phạt tù như: nguyên tắc pháp chế, dân chủ, nhân đạo, cá thể hóa chấp hành hình phạt…. Ngoài ra, Nhà nước phải đảm bảo kinh phí, phương tiện và cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho công tác thi hành án, bên cạnh đó phải chú ý đào tạo nguồn nhân lực, trang bị cho cán bộ nguồn kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Một nội dung không thể thiếu để công tác THA đạt hiệu quả là việc phân loại trại giam, phân loại phạm nhân tạo điều kiện để có những phương thức giáo dục, cải tạo phù hợp với từng đối tượng.
- Cuối cùng, các yếu tố thuộc về xã hội trực tiếp liên quan đến hình phạt Điều kiện kinh tế - xã hội tác động không nhỏ đến hiệu quả hình phạt nói chung và hình phạt tù có thời hạn nói riêng, trong đó chúng ta cần chú ý hai nhóm điều kiện quan trọng sau:
Thứ nhất, những điều kiện tác động đến ý thức pháp luật của công dân
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm không thể đạt hiệu quả nếu như không có sự tham gia của quần chúng nhân dân – một nhân tố tích cực trong hoạt động này. Muốn hiệu quả HPTCTH được phát huy thì đòi hỏi Nhà nước cần chú ý giáo dục ý thức pháp luật của công dân, cũng như công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về tác dụng, ý nghĩa của HPTCTH cũng như các quy định liên quan để họ có thể tham gia ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật hiệu quả, hợp lòng dân.
Thứ hai, những biện pháp củng cố kết quả đạt được sau khi chấp hành hình phạt
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Sau khi chấp hành án tù trong một khoảng thời gian, người bị kết án trở về với gia đình – xã hội. Cần phải tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng bằng những hành động như tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, hạn chế tối đa sự kì thị của những người xung quanh, sự quan tâm giúp đỡ của người thân, bạn bè và chính quyền địa phương… triệt tiêu những yếu tố có thể dẫn đến con đường phạm tội mới của họ. Thực tế hiện nay, công tác này chưa được chú trọng nhiều, dẫn đến khả năng tái phạm ở người phạm tội là rất cao, mà như trên đã phân tích tỷ lệ tái phạm là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả HPTCTH. Xuất phát từ những đòi hỏi trên, Nhà nước cần có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội trở về với cuộc sống bình thường, trở thành những công dân có ích cho xã hội.