CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỊNH HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN
2.2. Các quy định chung về hình phạt tù có thời hạn
2.2.4. Miễn, giảm thời hạn, hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thời hạn
Pháp luật ngoài tính nghiêm minh, còn thể hiện sự khoan hồng và nhân đạo của Nhà nước, bất kì hành vi phạm tội nào cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Nhà nước có những quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội, bởi lẽ khi rơi vào những trường hợp mà nhà làm luật đã dự liệu thì khả năng gây nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội không còn hoặc rất hạn chế, Nhà nước cho rằng không cần thiết buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt hoặc cho họ một khoảng thời gian trước khi buộc họ chấp hành hình phạt. Trong giới hạn phạm vi đề tài, tác giả xin đề cập đến một số quy định liên quan đến HPTCTH:
- Miễn chấp hành hình phạt tù có thời hạn
Đây là trường hợp người phạm tội khi đáp ứng các điều kiện luật định, thì Tòa án theo đề nghị của chủ thể có thẩm quyền hoặc tự mình quyết định miễn việc chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại trong trường
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY hợp người phạm tội đã chấp hành được một phần hình phạt. Điều 57 BLHS quy định các trường hợp miễn chấp hành HPTCTH như sau:
Trường hợp người phạm tội bị kết án tù có thời hạn nhưng chưa chấp hành, nếu họ lập được công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và xét thấy họ không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì Viện trưởng VKS sẽ đề nghị để Tòa án xem xét. Nếu xét thấy đủ điều kiện thì Tòa án quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt tù có thời hạn cho người phạm tội.
Theo hướng dẫn tại mục 2 Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “lập công lớn” là trường hợp người bị kết án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình trạng hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có những phát minh sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc khác được cơ quan có thẩm quyền khác xác nhận. Còn “mắc bệnh hiểm nghèo” là trường hợp theo kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên là người bị kết án đang bị căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị.
Ngoài ra, người bị kết án còn phải đáp ứng điều kiện tiếp theo là phải không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, theo hướng dẫn tại mục 2 Nghị quyết 01/NQ- HĐTP thì điều kiện này được chứng minh bằng việc người bị kết án đã hoàn lương, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động xã hội… hoặc do họ mắc bệnh hiểm nghèo không còn hoạt động được nữa. Quy định này cũng chỉ mang tính định tính, do vậy trên thực tế thường có sự áp dụng không thống nhất do cách đánh giá về tính nguy hiểm ở từng địa phương khác nhau.
Trường hợp người phạm tội bị kết án tù có thời hạn được miễn chấp hành hình phạt do chính sách đặc xá, đại xá của Nhà nước (khoản 2 Điều 57 BLHS)
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Khoản 1 Điều 3 Luật đặc xá có định nghĩa về đặc xá: “ là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt”. Còn đại xá được hiểu là văn bản quyết định của Quốc hội miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, thay đổi hình phạt đã tuyên bằng một hình phạt nhẹ hơn đối với những người phạm tội nhất định.
Trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù có thời hạn khi đã được hoãn chấp hành hình phạt
Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 BLHS, người bị kết án phải thỏa mãn các điều kiện sau: bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng; đã được hoãn chấp hành hình phạt theo Điều 61 BLHS; đã lập công trong thời gian hoãn chấp hành hình phạt; có sự đề nghị của Viện trưởng VKS . Theo đó, Tòa án sẽ xem xét để quyết định miễn chấp hành hình phạt cho người bị kết án.
Bản chất hành vi phạm tội của người bị kết án ngay từ đầu đã thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội là không lớn, khi đáp ứng các điều kiện để hoãn chấp hành hình phạt như: bị bệnh nặng, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi… thì tính chất nguy hiểm cho xã hội lại giảm đi đáng kể cho nên Nhà nước xét thấy không cần buộc người bị kết án phải chấp hành HPTCTH.
Trường hợp miễn chấp hành HPTCTH khi đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt
Giống với trường hợp tại khoản 3, trường hợp này được quy định tại khoản 4 Điều 57 BLHS, theo đó, người phạm tội cũng phải đáp ứng các điều kiện sau: bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng; đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo Điều 62 BLHS; đã lập công trong thời gian này; có sự đề nghị của Viện trưởng VKS. Tòa án sẽ xem xét căn cứ để quyết định miễn chấp hành hình phạt tù còn lại.
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Khác với trường hợp được miễn khi được hoãn chấp hành hình phạt, người bị kết án trong trường hợp này đã chấp hành được một phần HPTCTH, do vậy khi xét miễn chấp hành thì chỉ miễn phần hình phạt còn lại chưa được chấp hành.
- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có thời hạn (Điều 59 BLHS) Trong trường hợp đặc biệt khi người bị kết án có lí do như: đã lập công, quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Tòa án xem xét để quyết định giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quy định tại Điều 58 BLHS. Theo quy định tại Điều này, khi người bị kết án phạt tù đã chấp hành được 1/3 thời hạn tù dưới 30 năm, trong quá trình này có nhiều tiến bộ thì cơ quan thi hành án phạt tù để nghị Tòa án xem xét để giảm mức hình phạt đã tuyên. Nhà làm luật không giới hạn mức tối đa và tối thiểu được giảm, điều này sẽ tạo sự mềm dẻo, linh hoạt cho quá trình áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Do vậy, thời hạn giảm chấp hành hình phạt tù có thời hạn quy định tại Điều 59 BLHS cũng không bị giới hạn về thời gian, nếu họ đã đáp ứng các điều kiện trên.
- Hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thời hạn (Điều 61, 62 BLHS)
Hoãn chấp hành HPTCTH là “việc Tòa án cho người bị kết án hoãn chấp hành phạt tù trong một thời gian nhất định” [33-tr.471]. Thông thường, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án sẽ được chuyển giao cho cơ quan thi hành án để chấp hành hình phạt này. Tuy nhiên do rơi vào các trường hợp đặc biệt được nhà làm luật dự liệu tại khoản 1 Điều 61 BLHS như: bị bệnh nặng, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi… thì họ sẽ được hoãn chấp hành hình phạt trong một thời hạn nhất định như sau:
Người bị kết án bị bệnh nặng thì sẽ được hoãn cho đến khi sức khỏe hồi phục. Trường hợp này, do người bị kết án bị những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nếu buộc họ đi chấp hành án trong trại giam sẽ dẫn đến hậu quả
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY nghiêm trọng do trong trại giam không có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị y tế để chữa trị cho họ. Do vậy, họ sẽ được hoãn cho đến khi sức khỏe hồi phục.
Tuy nhiên, để tránh lạm dụng quy định này, nhà làm luật yêu cầu họ phải có giấy xác nhận về tình trạng bệnh của bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên.
Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn cho đến khi con được 36 tháng tuổi. Quy định này hoàn toàn hợp lý, đảm bảo điều kiện tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho mẹ và con. Giai đoạn mang thai và khi con dưới 36 tháng tuổi là giai đoạn cần được cung cấp đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần cho cả mẹ và con được an toàn. Nếu không có thể cả mẹ và con đều gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu họ chấp hành án tù thì gia đình sẽ gặp phải khó khăn đặc biệt, trường hợp này họ sẽ được hoãn chấp hành án một năm. Với khoảng thời gian này, người bị kết án có thể lao động tạo ra thu nhập để ổn định đời sống gia đình, giúp họ yên tâm lao động, cải tạo trong quá trình chấp hành án tù giam. Điều này thể hiện tính chất nhân đạo của Nhà nước, không chỉ quan tâm đến người phạm tội mà còn chú ý đến gia đình của họ. Tuy nhiên, trường hợp không được áp dụng quy định này, đó là khi người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc các tội khác có tính chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trong.
Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ thì người phạm tội được hoãn chấp hành hình phạt tù một năm. Xuất phát từ công việc mà người phạm tội đảm nhiệm, có thể vị trí này chưa có ai có thể thay thế hoặc vai trò cực kì quan trọng của người phạm tội trong công việc đó mà không ai thay thế được, nên họ sẽ được hoãn một năm, để thu xếp công việc, hoặc ít nhất thời gian đó sẽ đào tạo được người thay thế.
Trong thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Nếu họ phạm tội mới trong thời gian này
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY thì Tòa án sẽ buộc họ phải chấp hành HPTCTH và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo Điều 51 BLHS.
Tạm đình chỉ chấp hành HPTCTH được quy định tại Điều 62 BLHS, theo đó các trường hợp được xét tạm đình chỉ chấp hành hình phạt giống với trường hợp hoãn chấp hành quy định tại Điều 61 BLHS. Điểm khác trong trường hợp này là về đối tượng áp dụng, người phạm tội bị kết án phạt tù giam hiện đang chấp hành hình phạt mà rơi vào các trường hợp ở khoản 1 Điều 61 BLHS thì có thể được xét tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Theo đó, thời gian tạm đình chỉ sẽ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.