CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN
3.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong pháp luật hiện hành
3.1.2. Những vướng mắc, bất cập trong áp dụng HPTCTH trên thực tế
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Thứ nhất, với quy định mức HPTCTH tối thiểu là 3 tháng tù như hiện nay là không hiệu quả đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, với khoảng thời gian ngắn ngủi này khó có thể cải tạo, giáo dục một người phạm tội hoàn lương, nhận thức được sai lầm. Ngoài ra, nó còn gây khó khăn cho các cán bộ, giám thị trại giam trong công tác quản lí và việc áp dụng các chế độ đối với họ. Người phạm tội vừa kịp làm quen với môi trường mới thì họ lại hết thời gian chấp hành án, quy định này vừa gây tốn kém tiền của, công sức lại không thu được hiệu quả mong muốn, nhất là mục đích hình phạt đạt được là không cao.
Thứ hai, quy định mức TCTH tối đa đối với người chưa thành niên tại Điều 74 BLHS là 12 năm đối với đối tượng từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, 18 năm đối với đối tượng phạm tội từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi như hiện nay không còn phù hợp. Mặc dù việc xử lí đối với đối tượng này chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, tuy nhiên không thể vì thế mà trở thành lỗ hổng pháp luật để các đối tượng này lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Hiện nay, nền kinh tế nước nhà đã phát triển, đời sống con người cũng được nâng lên rõ rệt, trẻ em được tạo nhiều điều kiện để phát triển về thể chất và tinh thần, chúng cũng thường xuyên được giáo dục nhận thức về các vấn đề xã hội nhất là trong thời đại công nghệ thông tin. Khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của các đối tượng này ngày càng hoàn thiện, nhất là lứa tuổi từ 16 đến dưới 18, họ hoàn toàn có khả năng nhận thức đầy đủ như một người trưởng thành. Trong bối cảnh hiện nay, tình hình tội phạm đang diễn biến vô cùng phức tạp, nhất là ở các thành phố lớn, một trong những mối lo đáng báo động đó là tình hình phạm tội của các đối tượng là người chưa thành niên. Trong số đó, có vụ án Lê Văn Luyện còn gây hoang mang dư luận, ra tay sát hại gia đình tiệm vàng một cách dã man, tàn bạo, nhưng chỉ vì đối tượng này chưa đủ 18 tuổi nên y chỉ bị áp dụng HPTCTH với mức 18 năm 2, điều này gây bức xúc lớn trong dư luận, nếu chúng ta không có biện pháp mạnh tay thì sẽ còn nhiều vụ án tương tự xảy ra.
2 http://dantri.com.vn/su-kien/tuyen-phat-le-van-luyen-18-nam-tu-555943.htm
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Thứ ba, quy định khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa của HPTCTH ở một số khung hình phạt chưa hợp lí, gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Theo thống kê, số lượng các khung hình phạt có khoảng cách tối thiểu và tối đa trên 7 năm là 98 khung, trên 8 năm là 97 khung, trên 10 năm là 33 khung, đặc biệt có khung lên đến 15 năm. Các khung này, tác giả đã liệt kê ở phụ lục 3, trong số đó có khoản 2 Điều 119 khoảng cách là 15 năm, khoản 1 Điều 86 là 13 năm, hầu hết các khung ở các tội xâm phạm an ninh quốc gia có khoảng cách là 10 năm, như: khoản 2 Điều 79 đến Điều 85, khoản 1 Điều 87, 89, 90 BLHS…. Với khoảng cách như vậy, dễ dẫn đến nhiều tiêu cực phát sinh như hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống công quyền cũng như lòng tin của người dân vào những người “cầm cân nảy mực” bị suy giảm đáng kể. Thêm vào đó, với khoảng cách này dẫn đến việc áp dụng không thống nhất mức hình phạt cho những người phạm tội có các tình tiết tương tự nhau, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Hiện nay không có một hướng dẫn hay quy định cụ thể nào về việc lựa chọn mức hình phạt, mà tùy theo nhận định của từng HĐXX sẽ có các phán quyết khác nhau, có thể cùng một tội danh và tương đồng các tình tiết khác nhưng người phạm tội ở mỗi nơi lại bị áp dụng mức hình phạt cao thấp khác nhau.
Thứ tư, quy định về khung hình phạt chưa thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng Điều 47 BLHS – QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS, nội dung này đã được phân tích ở mục 2.2.2 theo đó khi có hai tình tiết giảm nhẹ ở Điều 46 thì họ có thể được áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật…. Tuy nhiên, có một số quy định mà nhà làm luật không sắp xếp theo trật tự từ khung cơ bản đến khung tăng nặng mà lại sắp xếp từ khung tăng nặng đến khung cơ bản dẫn đến việc không áp dụng được quy định này, gây thiệt thòi cho người phạm tội. Cụ thể, trong nhóm tội xâm phạm ANQG thì có đến 13 điều luật sắp xếp từ nặng đến nhẹ, trừ Điều 91 BLHS quy định từ nhẹ đến nặng; Điều 93 – tội giết người; Điều 111 khoản 3 nặng hơn khoản 4; Điều 113 khoản 3 nặng hơn khoản 4…
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY Thứ năm, HPTCTH là loại hình phạt được quy định trong tuyệt đại đa số phần chế tài của các tội phạm cụ thể, điều này sẽ tác động không nhỏ đến tâm lí áp dụng HPTCTH của Tòa án. Trong phần các tội phạm cụ thể, có 53/275 điều luật chỉ áp dụng hình phạt này, còn lại hầu hết HPTCTH được nhà làm luật quy định kèm với các loại hình phạt khác, mở rộng khả năng lựa chọn loại hình phạt áp dụng cho người phạm tội. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều yếu tố nên thực tế, khi QĐHP Tòa án thường áp dụng HPTCTH cho người phạm tội khi điều luật cho phép họ lựa chọn các loại hình phạt khác nhau, đặc biệt trong chế tài nhà làm luật thường cho phép lựa chọn HPTCTH với hình phạt KTTD như: cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG, việc làm này gây thiệt thòi, ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến người phạm tội cũng như gián tiếp tác động đến gia đình, người thân của họ. Mong muốn của Nhà nước là sau khi họ cải tạo tại trại giam sẽ trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội, tuy nhiên không ít những trường hợp phạm tội do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, lần đầu…. Sau khoảng thời gian chấp hành án, tiếp xúc với các phạm nhân khác, đặc biệt là những đối tượng nguy hiểm, phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc là những đại ca giang hồ thì họ lại học được những mánh khóe phạm tội, nhiễm những suy nghĩ không lương thiện để sau khi ra tù họ không hoàn lương, mà tiếp tục phạm tội nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thông thường người phạm tội là những trụ cột gia đình, vì hoàn cảnh kinh tế nên có những hành vi lệch lạc dẫn đến việc phải chịu TNHS. Nếu có sự lựa chọn HPTCTH và các hình phạt nhẹ hơn nhưng Tòa án chọn áp dụng HPTCTH thì ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình họ, ai sẽ làm việc để nuôi sống gia đình và dạy dỗ, giáo dục con cái. Từ đây, không những không đạt được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội mà còn có thể tạo mầm mống cho việc phạm tội của gia đình họ. Việt Nam là một quốc gia châu Á, người dân có tâm lí dè bửu, coi thường và lo sợ dẫn đến việc đề phòng người phạm tội và gia đình họ, một gia đình có người phạm tội bị kết án tù,… sẽ phải đối mặt với những định kiến xung quanh, những lời bàn ra tán vào của hàng xóm, rồi con cái
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY của họ ở trường bị bạn bè trêu chọc, nó sẽ bị tác động tâm lí không nhỏ và có thể có những hành động nông nổi, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Thứ sáu, một số điều luật quy định mức hình phạt tù chưa hợp lí, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Một số tội phạm quy định mức tù quá thấp, không đủ sức răn đe, một số tội thì quy định mức tù quá cao, ảnh hưởng đến cuộc sống của người phạm tội. Ví dụ Điều 103 – tội đe dọa giết người có mức phạt tù ở khung cơ bản từ 3 tháng đến 3 năm. Theo tác giả, mức tù này là quá nhẹ, hành vi này cũng nguy hiểm gần như giết người, Điều 93 tội giết người có cấu thành tội phạm hình thức, không đòi hỏi có hậu quả chết người xảy ra.
Nếu hành vi đe dọa giết người dẫn đến hậu quả nạn nhân bị khủng hoảng tinh thần, khiếp đảm không thể phục hồi như trước, ảnh hưởng đến công việc, học tập và cuộc sống thì điều này còn nguy hiểm hơn cả việc chết người xảy ra. Điều 110 – tội hành hạ người khác có mức tù từ ba tháng đến hai năm. Đây là một hành vi không chỉ vi phạm pháp luật hình sự, nó còn vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục từ đời xưa, hành vi này nếu kéo dài mới bị phát hiện thì sẽ gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho nạn nhân, sống mà như chết, bị xã hội lên án và đòi hỏi phải trừng trị nghiêm khắc, tuy nhiên với mức cao nhất ở khung cơ bản là hai năm liệu có đủ sức răn đe, giáo dục người phạm tội. Bên cạnh đó, một số tội phạm lại quy định mức phạt tù quá nặng, nhất là những tội phạm với lỗi vô ý, ví dụ: Tội vô ý làm chết người – Điều 98 BLHS quy định mức phạt cao nhất ở khung cơ bản là năm năm, hầu hết các tội phạm ở Chương XIX – các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được thực hiện với lỗi vô ý. Mức phạt tù như vậy là quá cao, ảnh hưởng đến người phạm tội cũng như gia đình của họ, hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội cũng không đạt được kết quả như mong muốn.
Thứ bảy, quy định HPTCTH trong một số nhóm tội không phát huy được hiệu quả trên thực tế, như: nhóm tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế quy định tại Chương XVI, nhóm tội về môi trường quy định tại Chương XVII của BLHS. Như ta đã biết, tính chất của hình phạt tù là tước tự do của người phạm tội trong một
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY khoảng thời gian ở trại giam, việc quy định loại hình phạt này ở các nhóm tội trên thì hiệu quả chung của nó sẽ không cao, gây áp lực về số lượng cũng như cơ sở vật chất từ phía trại giam và Nhà nước lại phải chịu thêm một khoản phí cho công tác này, trong khi đó mục đích của hình phạt lại không đạt được mà còn gây những hậu quả bất lợi về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, giáo dục…
Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế quy định tại Chương XVI thường có động cơ vì vụ lợi, nhằm mục đích kiếm tiền một cách bất hợp pháp, xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự quản lí kinh tế nước nhà. Vì vậy, Nhà nước xử lí nghiêm các hành vi này, 6 loại hình phạt chính được quy định cho nhóm này, trong đó quy định nhiều nhất là TCTH, CTKGG, phạt tiền. Tuy nhiên, việc quy định HPTCTH quá nhiều trong trường hợp này lại không cần thiết. Bởi lẽ, mục đích của người phạm tội là kiếm tiền bất hợp pháp, thì Nhà nước cần đánh mạnh vào túi tiền của họ vừa có tác dụng giáo dục người phạm tội vừa có thêm nguồn thu để phục vụ cho các công tác khác. HPTCTH trong nhóm tội này tương đối nặng nhưng hiệu quả thật sự của hình phạt lại tỉ lệ nghịch, đặc biệt trong những năm gần đây tội phạm về lĩnh vực này phát triển khá mạnh, trong khi đó việc buộc các đối tượng này chấp hành án tù có thực sự hiệu quả, không thể khẳng định sau khi ra tù họ không tiếp tục phạm tội, do vậy cần lựa chọn đúng loại hình phạt để nó thực sự phát huy được hiệu quả vốn có.
HPTCTH trong nhóm tội phạm về môi trường quy định tại Chương XVII của BLHS hiện nay cũng còn nhiều bất cập, tất cả tội phạm về môi trường đều có quy định chế tài là sự lựa chọn của ba loại hình phạt: CTKGG, phạt tiền, TCTH. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lí hình sự tội phạm môi trường đang rất hạn chế bởi chính những quy định của luật rất khó áp dụng. Một số tội phạm cần phải viện dẫn một số quy định pháp luật của lĩnh vực liên quan như khoản 1 Điều 182 BLHS phải viện dẫn luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia năm 2006; khoản 1 Điều 182a, 182b BLHS phải xem xét quy định về quản lí chất thải, phòng ngừa sự cố môi trường; khoản 1 Điều 191 BLHS phải xem xét đến các quy định về quản lí khu bảo
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY tồn thiên nhiên. Điều này đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, am hiểu những lĩnh vực này cũng như cơ sở vật chất đảm bảo để có những kết luận chính xác, phát hiện được những hành vi có dấu hiệu tội phạm để điều tra xử lí. Tuy nhiên, thực tế hiện nay Việt Nam đang vừa thiếu lại vừa yếu nguồn nhân lực và tài chính, cơ sở vật chất – kĩ thuật dẫn đến việc điều tra bị bế tắc hoặc có những kết luận trái chiều nhau, không thể kết luận tội phạm để xử lí, vô tình tạo ra lỗ hổng pháp lí, bỏ lọt tội phạm. Thêm vào đó, hiện nay pháp luật hình sự Việt Nam mới chỉ truy cứu TNHS đối với cá nhân, chứ không truy cứu đối với pháp nhân do vậy nhiều đối tượng đã lợi dụng quy định này để gây hại cho môi trường mà không bị truy cứu TNHS, trong đó điển hình có vụ Công ty Vedan xả thải ra sông Thị Vải gây thiệt hại lớn đến sản xuất của bà con nông dân ở một số địa phương thuộc Đồng Nai, Tp.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tuy nhiên trong vụ này không ai bị truy cứu TNHS mà chỉ bị xử lí vi phạm hành chính 3. Điều này, gây bức xúc không nhỏ cho dư luận xã hội, chính những quy định này đã bỏ lọt tội phạm, không triệt tiêu được những mầm mống phạm tội ở nhóm tội phạm về môi trường. Ngoài ra đối với hình phạt, việc quy định HPTCTH ở tất cả tội phạm môi trường như hiện nay là không cần thiết, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi ở một số tội thiết nghĩ có những tội phạm áp dụng HPTCTH sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn bằng việc áp dụng các hình phạt khác.
Thứ tám, đối với công tác THA phạt tù cũng gặp nhiều bất cập: đội ngũ cán bộ, nhân viên vừa thiếu vừa yếu, không có kiến thức nhiều về chuyên môn nghiệp vụ nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật và thực hiện công tác THA; cơ sở vật chất – kĩ thuật còn kém, không đáp ứng yêu cầu chung của trại giam dẫn đến nhiều khó khăn cho cả người phạm tội cũng như các cán bộ quản lí…
3
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_Vedan_x%E1%BA%A3_ch%E1%BA%A5t_th%E1%BA%A3 i_ra_s%C3%B4ng_Th%E1%BB%8B_V%E1%BA%A3i
GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY 3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp