Khái quát về chế định hình phạt tù có thời hạn trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 35 - 40)

Qua việc tham khảo và nghiên cứu một số chế định về loại hình phạt này, được quy định trong pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới, tác giả nhận thấy một điểm chung đây là loại hình phạt mang tính nghiêm khắc, có trong đa số Bộ luật hình sự của các nước. Nội hàm bản chất của HPTCTH trong các định nghĩa quy định trong pháp luật hình sự của các nước cũng khá tương đồng nhau, đều thể hiện đây là loại hình phạt tước tự do của người phạm tội trong một thời hạn nhất định.

1.5.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga

Liên bang Nga thuộc Liên Xô cũ – tiền thân của khối các nước XHCN, là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng như về mặt pháp luật. Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện pháp luật, đặc biệt sắp tới sẽ sửa đổi BLHS hiện hành, Việt Nam cần học hỏi những quy định trong pháp luật hình sự của quốc gia này.

Hệ thống hình phạt nước này được quy định tại Điều 44 BLHS hiện hành của Liên bang Nga, theo đó có 13 loại hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Có năm loại hình phạt mới được bổ sung vào hệ thống hình phạt: lao động bắt buộc (các hình thức cụ thể của dạng lao động này do các cơ quan tự quản địa phương quy định);

hạn chế phục vụ trong quân đội (áp dụng đối với quân nhân phục vụ theo hợp đồng

GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY lao động); hạn chế tự do (giữ tại một cơ sở riêng không cách ly khỏi xã hội và thực hiện sự giám sát); phạt giam (từ một đến sáu tháng); tù chung thân. Nội dung và điều kiện áp dụng các loại hình phạt trên được quy định từ các Điều 13, Điều 46 đến Điều 57, Điều 59 BLHS Nga. Trong đó, HPTCTH được quy định tại Điều 56 Bộ luật này:

“Điều 56. Tù có thời hạn

1. Hình phạt tù có thời hạn là việc đưa người phạm tội cách ly khỏi xã hội bằng cách chuyển họ đến những nơi giam giữ, các trại giáo dưỡng, cơ sở cải tạo chữa bệnh, trại cải tạo theo chế độ chung, trại cải tạo theo chế độ nghiêm ngặt và trại cải tạo theo chế độ đặc biệt trong nhà tù.

2. Hình phạt tù được quy định trong thời hạn từ hai tháng đến hai mươi năm.

3. Trong trường hợp tổng hợp từng phần hoặc tất cả các thời hạn tù khi áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì hình phạt tù tối đa không được vượt quá 25 năm, còn đối với trường hợp tổng hợp các bản án không quá 30 năm”.

Quy định của Bộ luật này khá chi tiết, thể hiện được những nội dung cơ bản của loại hình phạt này, người phạm tội bị cách ly khỏi xã hội trong các khu vực riêng biệt, được phân loại cụ thể theo tính chất của tội phạm và người phạm tội. Về thời hạn giam giữ cũng khá tương đồng với Việt Nam, mức tối thiểu là hai tháng, thấp hơn quy định của pháp luật hình sự Việt Nam là một tháng, mức tối đa là hai mươi năm, tương tự quy định của Việt Nam. Điểm khác trong điều luật trên đó là quy định về vấn đề tổng hợp hình phạt, theo pháp luật hình sự Việt Nam thì vấn đề này được quy định riêng tại một điều luật khác, cụ thể đó là Điều 50, Điều 51 BLHS. Về mặt nội dung, thời hạn tối đa trong tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội và tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đều không quá 30 năm, trong khi đó Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định tách biệt, trong trường hợp tổng hợp nhiều tội thì mức tối đa là 25 năm, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án mức tối đa là 30 năm.

Thiết nghĩ, đây là một quy định phù hợp, bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của người

GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY phạm tội. Trong lần soạn thảo dự thảo Bộ luật hình sự sắp tới, thiết nghĩ Việt Nam nên xem xét, học hỏi quy định này.

1.5.2. Bộ luật hình sự CHLB Đức

Đức là một quốc gia liên bang, nằm ở khu vực Trung Âu, là thành viên của một số tổ chức lớn trên thế giới như: Liên hợp quốc; WTO; OECD; G8; G20…, đây là một cường quốc phát triển về mặt kinh tế cũng như dẫn đầu về mặt khoa học kĩ thuật, cùng với đó hệ thống hình phạt trong pháp luật hình sự của quốc gia này cũng có những điểm đặc biệt, tác giả cho rằng Việt Nam có thể học tập những quy định của họ để hoàn thiện pháp luật quốc gia theo hướng tiến bộ hơn.

Theo luật hình sự CHLB Đức, hệ thống hình phạt không đa dạng và không phân chia thành hình phạt chính và hình phạt bổ sung như pháp luật hình sự Việt Nam, mà quy định thành bốn loại gồm: hình phạt tự do (tù), hình phạt tiền, hình phạt tài sản và hình phạt phụ, ngoài ra, luật còn quy định hậu quả phụ. Trong phần chung của BLHS nước này, hình phạt tự do (tù) bao gồm hình phạt tự do (tù) có thời hạn và hình phạt tự do suốt đời (tù chung thân) chứ không tách biệt rõ ràng giữa hai loại này vì hình phạt tù có thời hạn được áp dụng chủ yếu trong chế tài, còn tù chung thân được áp dụng hạn chế trong một số trường hợp đặc biệt. Theo đó, quy định tại khoản 1 Điều 38 BLHS nước này: “Hình phạt tù là hình phạt tù có thời hạn nếu luật không quy định cụ thể là tù chung thân”. Mức tối thiểu của HPTCTH là một tháng và mức tối đa là mười lăm năm, điều này khác với quy định của pháp luật hình sự nước ta, mức tối thiểu là 3 tháng, mức tối đa là hai mươi năm. Về cách tính thời hạn hình phạt này thì luật quy định, nếu hình phạt tù dưới một năm được tính theo tuần và tháng, hình phạt nặng hơn được tính theo tháng và năm. Điểm đặc biệt, theo luật hình sự CHLB Đức thì hình phạt tù có thể thay thế cho hình phạt tiền và hình phạt tài sản trong trường hợp không buộc được người bị kết án chấp hành hình phạt đó (Điều 43 và Điều 43a). Trường hợp hình phạt tự do thay thế hình phạt tiền thì mỗi đơn vị thu nhập ngày bằng một ngày hình phạt tự do, mức thấp nhất của

GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY hình phạt tự do thay thế là một ngày. Trường hợp hình phạt tự do thay thế hình phạt tài sản thì mức cao nhất của hình phạt tự do thay thế là hai năm, mức thấp nhất là một tháng. Trường hợp ngoại lệ, Tòa án tuyên hình phạt tù ngắn hạn dưới sáu tháng khi xét thấy những tình tiết đặc biệt thuộc về hành vi hoặc nhân thân người thực hiện tội phạm đủ tác động đến người phạm tội và bảo vệ trật tự pháp luật (Điều 47).

Nếu không đủ điều kiện thì Tòa án chuyển hình phạt tù ngắn hạn thành hình phạt tiền mặc dù luật không quy định hình phạt này.

1.5.3. Bộ luật hình sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Nhà nước và pháp luật Hoa Kỳ có điểm đặc trưng so với các quốc gia khác là tồn tại song song hai cấp độ: liên bang và tiểu bang. Mỗi tiểu bang tồn tại như một Nhà nước độc lập, có hệ thống chính quyền và pháp luật riêng. Tuy nhiên, giữa những tiểu bang này cũng có những điểm chung nhất định về mặt pháp luật do sự tác động từ chính quyền liên bang và tiểu bang. Trong đó, Nhà nước liên bang tạo ra các Bộ luật mẫu để cho các tiểu bang tham khảo, chúng không có giá trị áp dụng chính thức, trong đó có BLHS. Do quan điểm chính trị ở mỗi bang khác nhau, nên số lượng các tiểu bang tham khảo áp dụng BLHS mẫu là không nhiều. Do giới hạn phạm vi đề tài nên tác giả chỉ xin nghiên cứu pháp luật hình sự Hoa Kỳ ở cấp độ liên bang.

Trong hệ thống hình phạt, các loại hình phạt chính bao gồm: phạt tiền, thử thách (án treo), phạt tù (có thời hạn hoặc chung thân) và tử hình. Ngoài ra, các loại hình phạt bổ sung như: làm các công việc vì lợi ích công cộng, tịch thu tài sản, tước các quyền như giữ chức vụ nhất định, quyền bầu cử…

Hình phạt tù được quy định theo chín mức tương ứng với năm loại trọng tội (A, B, C, D và E), ba loại khinh tội (A, B, C) và vi cảnh, cụ thể như sau: a) năm mức đối với trọng tội – chung thân hoặc bất kì thời hạn nào (loại A), không quá hai mươi lăm năm (loại B), không quá mười hai năm (loại C), không quá sáu năm (loại D), không quá ba năm (loại E); b) ba mức đối với khinh tội – không quá một năm (loại

GVHD: Th.S MAI KHẮC PHÚC SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY A), không quá sáu tháng (loại B), không quá ba mươi ngày (loại C); c) một mức phạt vi cảnh – không quá năm ngày. Trong trường hợp phạm trọng tội loại A hoặc phạm nhiều tội, thì mức hình phạt tù có thể lên đến hàng trăm năm. Đồng thời, sau khi ra tù, phạm nhân còn chịu sự giám sát trong một thời hạn: a) đối với trọng tội loại A hoặc B – không quá năm năm; b) đối với trọng tội loại C hoặc D – không quá ba năm; c) đối với trọng tội loại E hoặc khinh tội (ngoài tội không đáng kể) – không quá một năm.

Với những quy định trên, sẽ tạo ra sự đa dạng trong việc lựa chọn chế tài áp dụng đối với người phạm tội cũng như sự phân hóa tội phạm với các mức phạt khác nhau. Thiết nghĩ, Việt Nam có thể xem xét những quy định trên để vận dụng linh hoạt vào pháp luật hình sự nước nhà sao cho phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)